Cần công cụ kiểm soát kinh doanh công nghệ
Ngày 17/2, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) phối hợp Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông, Liên minh Internet châu Á (AIC) tổ chức Tọa đàm “Xây dựng chính sách quản lý dịch vụ trên internet thúc đẩy sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam”.
Tọa đàm nhằm thu nhận ý kiến đóng góp của các chuyên gia đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013/NĐ-CP (Nghị định 72) về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng để phù hợp với sự phát triển của internet và kinh tế số trong giai đoạn tới.
Ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam cho biết, đại dịch COVID-19 đã thay đổi đáng kể cuộc sống của con người, đặc biệt là cách con người tương tác với thế giới. Ngày nay, các cuộc đàm phán, hoạt động giải trí với các trò chơi điện tử, giao dịch vật phẩm là tài sản số (NFT) được thực hiện xuyên biên giới. Cùng với đó, việc phổ biến và tiếp cận thông tin trong mọi lĩnh vực đời sống đều được thực hiện thông qua các dòng dữ liệu lưu chuyển trên những thiết bị công nghệ kết nối internet.Ông Hồng nhận định: “Đây là một phần của bức tranh kinh tế số thế giới nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng. Điều này chứng minh rằng, công nghệ số gắn với các hoạt động kinh tế là phương thức quan trọng trong phục hồi, duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau đại dịch COVID-19”.
Với kỳ vọng, đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số chiếm 20% GDP, bên cạnh việc thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật số, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện chính sách liên quan đến công nghệ số; trong đó có liên quan đến việc điều chỉnh chính sách pháp luật đối với các dịch vụ trên internet như: Dịch vụ cung cấp thông tin xuyên biên giới, điện toán đám mây, trung tâm lưu trữ dữ liệu, dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, dịch vụ mạng xã hội. Điều này cũng được thể hiện trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP. Một số ý kiến tại tọa đàm cho rằng, hiện còn tồn tại nhiều bất cập về điều kiện cấp phép cho công tác tổ chức, nhân sự, kỹ thuật của doanh nghiệp cung cấp dịch trò chơi điện tử trên mạng, phát triển dịch vụ trung tâm lưu trữ dữ liệu… Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi nội dung Nghị định 72 với mục đích tạo hành lang pháp lý khắc phục những bất cập phát sinh từ môi trường mạng và bắt kịp xu thế phát triển internet, cải cách và số hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.Việc điều chỉnh này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việc sửa đổi Nghị định hiện hành cũng góp phần khuyến khích các hoạt động đăng tải thông tin chính xác và lành mạnh trên internet, ngăn chặn các thông tin tiêu cực và hành vi lạm dụng internet gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn, trái ngược với đạo đức xã hội.
Theo ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông, Việt Nam cần có những biện pháp và công cụ kiểm soát ở một số ngành kinh doanh công nghệ như: Giải trí số (nhạc, phim, video); trò chơi trên mạng (game); dịch vụ mạng xã hội, dịch vụ thông tin, xuất bản phẩm…; trong đó, cần có công cụ để xử lý tập trung những vấn đề trên mạng xã hội như tin giả, thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc, lệch chuẩn, thông tin tác động xấu đến cá nhân và chống phá Nhà nước. Ông Nguyễn Quang Đồng khuyến nghị, cần tập trung xây dựng kỹ năng số cho người dùng internet và đào tạo kỹ năng số cho học sinh trong các chương trình phổ thông; kết hợp các giải pháp pháp lý và công nghệ để khắc phục những bất cập trong quá trình thực thi như: Phân loại nội dung theo độ tuổi, theo tiêu chuẩn cộng đồng, xây dựng cơ chế hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề trong khuôn khổ liên quốc gia bởi mạng internet là không gian không biên giới. Các đại biểu tham dự tọa đàm cũng đóng góp ý kiến liên quan đến việc bảo đảm an toàn thông tin trên internet song song với thúc đẩy phát triển kinh tế số; giải quyết tranh chấp trên môi tường mạng về vấn đề bản quyền, tin giả, tên miền, các quy định về cung cấp thông tin xuyên biên giới, cấp phép mạng xã hội, trò chơi điện tử trên mạng… Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông sẽ mở trang thông tin trao đổi trực tuyến để tiếp tục thu nhận ý kiến đóng góp về việc sửa đổi Nghị định 72. Hội Truyền thông số sẽ tổng hợp, gửi đến Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan để góp phần hoàn thiện khung chính sách quản lý dịch vụ internet tại Việt Nam./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị SCG Thái Lan và Amata Việt Nam dùng công nghệ xanh cho dự án lọc hóa dầu
21:02' - 16/02/2022
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị hai Tập đoàn dùng công nghệ tiên tiến nhất cho dự án lọc hóa dầu hơn 5 tỷ USD tại Việt Nam.
-
Công nghệ
Đà Nẵng: Ra mắt Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
14:57' - 15/02/2022
Sáng 15/2, Công an thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Lễ công bố quyết định và ra mắt Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05).
-
Thị trường
Nông dân Việt Nam trên hành trình công nghệ số
10:04' - 02/02/2022
Kinh tế số đang là xu thế tất yếu của thời đại, được nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu, ứng dụng và phát triển.
-
Phân tích - Dự báo
IDC: 10 xu hướng công nghệ thông tin và truyền thông hàng đầu của ASEAN
06:30' - 01/02/2022
Các nền kinh tế thúc đẩy ứng dụng kỹ thuật số với doanh nghiệp ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới sẽ ngày càng gia tăng theo thời gian.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và quản lý giáo dục
15:13' - 30/11/2024
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và trí tuệ nhân tạo (AI) đang tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục.
-
Công nghệ
Ra mắt nền tảng sách, báo điện tử phục vụ mục tiêu giảm nghèo thông tin
10:15' - 30/11/2024
Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng các hoạt động truyền thông về giảm nghèo thông tin, trong đó có việc xây dựng Nền tảng cung cấp sách, báo điện tử thiết yếu.
-
Công nghệ
Sản xuất âm nhạc với mô hình AI của Nvidia
09:47' - 30/11/2024
"Ông lớn" sản xuất chip phát triển mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) Fugatto nhằm hỗ trợ sáng tạo nội dung âm thanh một cách dễ dàng hơn.
-
Công nghệ
Tính năng mới nhưng không lạ của trình duyệt Chrome
09:13' - 30/11/2024
Theo trang web về lĩnh vực công nghệ HowToGeek, "gã khổng lồ" công nghệ Google (Mỹ) sắp triển khai một tính năng cơ bản còn thiếu trên trình duyệt Chrome.
-
Công nghệ
Triển lãm 3D trực tuyến giới thiệu lịch sử địa giới hành chính Kiên Giang
19:24' - 29/11/2024
Đây là triển lãm ứng dụng công nghệ 3D đầu tiên ở Kiên Giang, là không gian trải nghiệm hấp dẫn, một địa chỉ văn hóa, giáo dục kỳ vọng được lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.
-
Công nghệ
Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng AI trong giảng dạy và nghiên cứu
14:08' - 29/11/2024
Trong tương lai, trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục giúp tối ưu hóa các quy trình khoa học; Vật lý sẽ đóng vai trò làm nền tảng để phát triển những ứng dụng AI thông minh.
-
Công nghệ
Ứng dụng công nghệ viễn thám trong bảo vệ tài nguyên rừng
08:34' - 29/11/2024
Qua một năm triển khai, việc ứng dụng công nghệ viễn thám, sử dụng ảnh vệ tinh phục vụ công tác quản lý, giám sát tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã phát huy hiệu quả.
-
Công nghệ
Nhu cầu đối với máy chơi game có dấu hiệu chững lại
22:00' - 28/11/2024
Nhu cầu đối với máy chơi game có dấu hiệu chững lại và cạnh tranh ngày càng quyết liệt khiến nhiều doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
-
Công nghệ
Giới thiệu các giải pháp công nghệ tiên tiến tại Techfest Vietnam 2024
09:35' - 28/11/2024
CMC vừa giới thiệu các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất tại Ngày hội Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia 2024 (Techfest Việt Nam 2024).