Cần giải pháp căn cơ và hiệu quả hơn nữa để thu hút đầu tư vào nông nghiệp
Tại diễn đàn “Đối thoại với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 3/12, nhiều đại biểu có mặt tại diễn đàn đều có chung nhận định rằng, nông nghiệp là ngành kinh tế còn nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh hội nhập.
Nhà nước cần nghiên cứu và sớm ban hành những giải pháp mang tính căn cơ và hiệu quả hơn nữa, để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; cũng như tạo hành lang pháp lý và môi trường cạnh tranh thuận lợi hơn để tạo đòn bảy và bệ đỡ cho ngành nông nghiệp phát triển.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, nhận định, mặc dù ngành nông nghiệp Việt Nam có lợi thế trong hội nhập, với nhiều mặt hàng nông sản đem lại kim ngạch xuất khẩu cao như gạo, cà phê, hạt tiêu, thủy sản, gỗ và các sản phẩm lâm sản…
Song, số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện chưa nhiều; nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp và về nông thôn còn ít, ước tính chỉ chiếm khoảng 6% trên tổng vốn đầu tư của cả nền kinh tế.
Trong suốt 3 thập kỷ qua, dù đã có khá nhiều chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nêu cao vai trò của doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp.
Tuy nhiên, kết quả triển khai nhiều chương trình, dự án nông nghiệp còn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng. Đó chính là lý do vì sao cần phải tạo nên những đột phá, những chính sách mang tính thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để tăng thu hút vào đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn.
Cụ thể, như chính sách về đất đai, về ứng dụng khoa học công nghệ, về tín dụng hay về đầu tư trong nông nghiệp, để đáp ứng yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp xanh và bền vững ở Việt Nam, ông Lộc nhấn mạnh.
Đánh giá thực trạng của ngành nông nghiệp, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhận định, ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với ba thách thức cực kỳ lớn nếu không giải quyết được sẽ thụt lùi.
Đó là thực trạng sản xuất nhỏ lẻ dựa trên 12 triệu hộ nông dân với mỗi hộ chỉ có 0,3ha đất canh tác. Thêm nữa lại phải đối mặt với biến đối khí hậu toàn cầu, với diễn biến thời tiết cực đoan ngày càng khó lường và căng thẳng, dẫn tới làm đảo lộn toàn bộ cấu trúc của sản xuất truyền thống.
Trong khi đó, hội nhập kinh tế thế giới thì ngày càng diễn ra sâu rộng, với 7 hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các quốc gia, tổ chức trong khu vực và trên thế giới đã được ký kết và đang thực thi, còn chưa kể tới 6 FTA khác sắp tới. Điều đó, có nghĩa, Việt Nam đã là thị trường mở của thế giới.
Để giải quyết những thách thức nêu trên, ông Cường cho rằng, cần phải tìm ra hướng đi và lời giải cho việc cấu trúc lại nền sản xuất nông nghiệp?
Đồng thời, phải làm sao tăng hàm lượng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và chú trọng khâu nào đem lại giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi sản xuất mà Việt Nam có thế mạnh.
Phân tích những vấn đề mang tính rào cảo đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà và lý giải nguyên nhân vì sao doanh nghiệp không mặn nà đầu tư vào nông nghiệp, Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng, Viện chiến lược Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, chỉ rõ, có đến 63% doanh nghiệp kêu khó khăn về đất đai và 46% doanh nghiệp còn lại kêu là rất khó khăn; 70% doanh nghiệp kêu khó khăn về tiếp cận tín dụng; 82,5% doanh nghiệp chưa tiếp cận được bảo hiểm trong nông nghiệp và 77% doanh nghiệp kêu là khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách về khoa học công nghệ…
Một đại diện thuộc Tập đoàn GFS có mặt tại diễn đàn chia sẻ: “Thực tế, đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, nông dân không có quyền bán mà chỉ cho thuê hoặc liên kết. Như vậy, điều kiện để tích tụ ruộng đất là rất khó.
Trong khi đó, chính sách khuyến khích chuyển đổi, tích tụ ruộng đất nông nghiệp dưới hình thức trang trại, cánh đồng lớn tuy đã được thực hiện, nhưng chỉ ở quy mô nhỏ với mô hình điểm là chủ yếu, nên chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho doanh nghiệp, cũng như thúc đẩy người dân thực hiện.
Muốn khuyến khích doanh nghiệp đầu tư làm nông nghiệp, Nhà nước cần có thêm nhiều cơ chế chính sách đủ mạnh và tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển vì lĩnh vực này”.
Bà Trần Thanh Hà, đại diện Công ty TNHH thương mại dịch vụ Great Vietnam, cho biết, ngành rau quả hiện đang tồn tại một nghịch lý là ai cũng muốn làm chủ chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán lẻ, trong khi bản thân chỉ có thế mạnh ở từng khâu và lại không đủ tiềm lực.
Nếu các bên tham gia gồm người bán hàng, người sản xuất và nhà khoa học cùng bắt tay nhau để tạo nên “tam giác đồng đẳng” cùng có lợi thì tốt biết mấy. Và với sự hợp tác 3 bên, sẽ không cần quá lo lắng về việc “bẻ kèo”.
Nhân diễn đàn, đại diện VCCI, ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch cũng đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, định vị vai trò của nông nghiệp là ngành kinh tế ưu tiên có sức cạnh tranh cao ở thị trường trong nước và quốc tế, nhằm đảm bảo sự tăng trưởng và tạo công ăn việc làm cho xã hội; đồng thời, cần xác định rõ lĩnh vực, nghề nghiệp, sản phẩm và phân khúc sản phẩm cốt lõi có khả năng liên kết và cạnh tranh, để từ đó có các chính sách hỗ trợ, đàm phán phát triển thị trường; cũng như tăng cường nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học để phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao.
Cùng với đó là xây dựng các cơ sở hạ tầng cứng và hạ tầng mềm về thể chế, chính sách, giáo dục đào tạo, nghiên cứu… nhằm tăng cường sự liên kết giữa sản phẩm nông nghiệp, công tác tín dụng và hoạt động logistics để đảm bảo sức cạnh tranh cốt lõi của ngành nông nghiệp.
Cùng ngày, chiều nay, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký kết thỏa thuận hợp tác về việc cùng thúc đẩy hoạt động đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của các doanh nghiệp Việt Nam Theo đó, sắp tới sẽ sớm thành lập Câu lạc bộ doanh nghiệp nông nghiệp hoặc Nhóm công tác các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Ngoài ra, xây dựng Chương trình liên kết đầu tư xây dựng chuỗi giá trị cho từng nhóm sản phẩm cụ thể và sẽ cùng phối hợp bình xét trao giải thưởng dành cho các doanh nghiệp tiêu biểu đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dành 1.750 tỷ đồng đào tạo nghề nông nghiệp giai đoạn 2017-2020
16:11' - 29/11/2016
Dự thảo Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020 với mục tiêu là đào tạo nghề nông nghiệp cho trên 900.000 lao động nông thôn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội là "vùng trũng" về cơ giới hóa trong nông nghiệp
19:08' - 28/11/2016
Có hạn chế này là do địa phương chưa hoàn thành dồn điển đổi thửa, dẫn đến sản xuất manh mún nhỏ lẻ, thiếu tính tập trung…
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư khoảng 1.300 tỷ đồng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
14:36' - 26/11/2016
Từ năm 2016 đến năm 2020, tỉnh Long An quyết định đầu tư khoảng 1.300 tỷ đồng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Đối thoại chính sách nông nghiệp cao cấp Việt Nam – Australia
17:11' - 22/11/2016
Đây là cuộc đối thoại chính sách nông nghiệp cao cấp đầu tiên giữa hai Bộ nhằm xây dựng các mối quan hệ hợp tác về sản xuất, thương mại nông sản, hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
18:42' - 21/11/2016
Ngày 21/11, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân
11:41'
TTXVN xin giới thiệu bài viết: "Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân" của PGS, T.S Nguyễn Văn Bích, nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý đất đai khi hợp nhất và sắp xếp đơn vị hành chính
10:46'
Nam Định đang siết chặt quản lý đất đai nhằm tránh tình trạng lợi dụng thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Malaysia: Thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện và đi vào chiều sâu
10:14'
Chuyến thăm chính thức Malaysia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tiếp thêm động lực thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và đi vào chiều sâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nhựa chuyển đổi xanh - Bài cuối: Giải pháp phù hợp với khả năng người Việt
09:58'
Để chuyển đổi xanh, ngành nhựa Việt Nam cần quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng với hệ thống các chính sách hỗ trợ kịp thời.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nhựa chuyển đổi xanh - Bài 1: Khó khăn phân loại rác thải nhựa tại nguồn
09:57'
Trong tiến trình chuyển đổi xanh, ngành nhựa Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có khó khăn phân loại rác thải nhựa tại nguồn.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Ban chỉ đạo thực hiện sáp nhập Lâm Đồng – Bình Thuận - Đắk Nông
09:20'
Ngày 24/5, Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết, để phục vụ cho việc sáp nhập, Tỉnh ủy các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo hợp thực hiện nhất 3 tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
08:43'
Sáng 24/5, Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước theo nghi thức Quốc tang đã được tổ chức trọng thể tại Nhà Tang lễ Quốc gia (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội mới trong họp tác dệt may Việt Nam - Ấn Độ
08:02'
Ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ đang đứng trước cơ hội hợp tác chiến lược mới khi hai bên có thể bổ trợ cho nhau trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay (24/5) Quốc hội thảo luận về cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội
07:59'
Ngày 24/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.