Hà Nội là "vùng trũng" về cơ giới hóa trong nông nghiệp
Hà Nội là "vùng trũng" về cơ giới hoá trong nông nghiệp là nhận xét của Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, ông Ngô Đại Ngọc tại hội nghị "Tổng kết đề án phát triển cơ giới hóa nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2016 và định hướng đến năm 2020", tổ chức ngày 28/11.
Theo ông Ngọc, hạn chế trên là do địa phương chưa hoàn thành dồn điển đổi thửa, dẫn đến sản xuất manh mún nhỏ lẻ, thiếu tính tập trung…
Những năm trước đây, cụ thể là năm 2013, Hà Nội đã phê duyệt Đề án phát triển cơ giới hóa nông nghiệp thành phố đến năm 2016 và định hướng đến năm 2020. Đề án này cũng phần nào làm thay đổi thói quen sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của người dân, giảm chi phí và tăng năng suất lao động. Tuy nhiên còn ở mức nhỏ lẻ. Ông Vũ Đình Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất cho biết: “Qua hai vụ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp tại xã Hương Ngải đạt hiệu quả kinh tế cao.Nhờ ứng dụng máy móc vào sản xuất từ khâu làm đất, gieo mạ, cấy đến thu hoạch đã giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân. Chỉ tính riêng chi phí cho các khâu dịch vụ, người nông dân giảm được 28%, tiết kiệm 180.000 đồng/sào so với thực hiện dịch vụ kiểu truyền thống”.
Theo đánh giá của Trung tâm khuyến nông Hà Nội, trung bình 1 ngày, 1 máy cấy 4 hàng cấy được 1ha, tương đương 30 người cấy lúa theo truyền thống. Việc sử dụng máy cấy giúp cấy thưa nên lúa đẻ sớm, đẻ khỏe, tập trung, bông lúa to, dài. Năng suất cao hơn lúa cấy theo truyền thống từ 10 – 15%, lợi nhuận trên 2 triệu đồng/ha, giảm chi phí sản xuất từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/ha. Mặt khác, cấy thưa tạo điều kiện để ruộng lúa thông thoáng, giảm sâu bệnh cũng như ô nhiễm môi trường.
Theo mục tiêu đặt ra, đến năm 2016, thành phố nâng tỷ lệ cơ giới hóa khâu gieo, cấy lên 20%. Tuy nhiên, toàn thành phố mới có 272 máy cấy, tỷ lệ là 2,55%, chỉ bằng 12,7% so với kế hoạch. Đánh giá về vấn đề này, nhiều đại biểu cho rằng, mức độ cơ giới hóa nông nghiệp ở Hà Nội còn thấp so với cả nước và một số tỉnh lân cận; chưa mang tính đồng bộ; rời rạc từng khâu: làm đất, gieo cấy, phun thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch.
Đặc biệt, trong khâu gieo cấy, tỷ lệ ứng dụng khoa học kỹ thuật còn thấp; nông dân không nắm rõ phương pháp vận hành máy. Thậm chí, khi gieo mạ bằng máy, nhiều nơi không có đủ diện tích đặt khay mạ, phải hợp tác, liên kết với các hộ khác. Hơn nữa, cách canh tác nông hộ theo quy mô nhỏ khiến việc đầu tư, sử dụng loại máy có công suất lớn cũng như vấn đề hợp tác về sản xuất, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ cơ sở còn thiếu và yếu về chuyên môn, hầu hết chưa được đào tạo trong việc sử dụng máy, thiết bị. Cơ sở dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị nông nghiệp chưa được hình thành tại các địa phương. Nói về vấn đề này, ông Ngô Đại Ngọc cho biết, khoảng 1 năm trở lại đây, việc cơ giới hóa bị chững lại, diễn ra cầm chừng. Cơ giới hóa mới chỉ tập trung vào các loại máy móc trồng trồng trọt. Thời gian tới, địa phương cần quan tâm hơn nữa đến mô hình chăn nuôi tập trung, đồng thời phát triển dịch vụ phục vụ cơ giới hóa.Để làm được điều này phải thay đổi quan hệ sản xuất theo hướng tập trung và liên kết chuỗi, đặc biệt vấn đề là dồn điền đổi thửa cần được ưu tiên. Khi thay đổi quan hệ sản xuất thì cơ giới hóa sẽ tự động tiến vào nông nghiệp.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Hà Nội cơ giới hóa trong nông nghiệp còn thấp
08:24' - 05/11/2016
Ông Ngô Đại Ngọc, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, cho biết mặc dù mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp của thành phố đã có chuyển biến nhưng vẫn còn thấp so với cả nước.
-
Chuyển động DN
TKV áp dụng cơ giới hóa cho các mỏ than
08:28' - 19/07/2016
TKV sẽ xác định theo hướng áp dụng những công nghệ tiên tiến, ưu tiên cơ giới hóa đồng bộ cho công suất lớn đối với các mỏ xây dựng mới như Núi Béo, Khe Chàm II-IV ở Quảng Ninh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48' - 12/07/2025
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46' - 12/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.