Đối thoại chính sách nông nghiệp cao cấp Việt Nam – Australia
Ngày 22/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh và ông David Parker, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia đồng chủ trì hội đàm cấp cao giữa Việt Nam và Australia.
Đây là cuộc đối thoại chính sách nông nghiệp cao cấp đầu tiên giữa hai Bộ nhằm xây dựng các mối quan hệ hợp tác về sản xuất, thương mại nông sản, hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh, nông nghiệp có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và môi trường ở Việt Nam.
Việt Nam và Australia đều là quốc gia sản xuất và xuất khẩu lớn các sản phẩm nông nghiệp.
Australia luôn là đối tác quan trọng trong phát triển nông nghiệp của Việt Nam.
Nhiều chương trình hợp tác lớn đã và đang được thực hiện như: nước sạch nông thôn, hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu, đặc biệt là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và vùng ven biển.
“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mong muốn Australia tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng chính sách và thị trường nông sản để cùng tháo gỡ những khó khăn vướng mắc thúc đẩy quan hệ thương mại nông sản giữa hai bên”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nói.
Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia, ông David Parker cho biết, thông qua đối thoại các lĩnh vực hợp tác giữa Australia và Việt Nam được nâng lên tầm cao mới, qua đó chuyển từ hỗ trợ sang cơ chế đối thoại nhằm tháo gỡ những vướng mắc về chính sách, thị trường nông sản xuất khẩu góp phần nâng cao quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai bên.
Ông David Parker cho rằng, hai quốc gia có sự khác biệt nhiều về vị trí địa lý cho nên cần tìm ra những khác biệt để đi đến đồng thuận.
Đây là diễn đàn để 2 bên kết nối sự hợp tác toàn diện, tăng cường năng lực tiếp cận thị trường nông sản của 2 quốc gia.
Đồng thời thảo luận những cách thức để nâng cao chất lượng hàng nông sản đáp ứng yêu cầu xuất nhập khẩu của hai bên.
Đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng thể chế kinh tế qua đó giúp tăng cường khả năng tiếp cận thị trường của nông sản nói riêng và phát triển nông nghiệp nói chung.
Tại hội đàm, đại diện tham tán thương mại nông sản Australia tại Việt Nam cho biết, trong những năm qua Australia xuất khẩu nhiều đại gia súc sang Việt Nam, tiếp đến là sản phẩm sữa. Về hoa quả, Australia xuất khẩu sang Việt Nam nho, cam quýt.
Phía Australia đang xem xét hỗ trợ người dân các tỉnh phía Bắc về sản xuất, tham gia thị trường nông sản, nhất là việc khởi nghiệp với các nữ doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân.
Về hợp tác kinh doanh nông nghiệp, phía Australia đã có nhiều chương trình hợp tác về lâm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi...
Trong 20 năm qua, Australia đã tham gia nghiên cứu giống bạch đàn, keo để phát triển rừng trồng và hiện đang phát huy kết quả tốt, đóng góp rất lớn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam.
Hiện Australia đang thúc đẩy đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, bò sữa với Việt Nam.
Ngược lại, trong tháng 10/2016, Tập đoàn An Vinh của Việt Nam cũng sang Australia để đầu tư chăn nuôi đại gia súc.
Thảo luận với phía bạn, ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật nhận định, trong 2 năm 2015-2016 thương mại nông sản Việt Nam và Australia tăng trưởng khá tốt.
Sau khi Việt Nam mở cửa lại cho cam quýt và nho của Australia vào thị trường Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này đã tăng mạnh.
Trong 9 tháng năm 2016, Việt Nam nhập khẩu rau quả đạt giá trị 35 triệu USD, bên cạnh các sản phẩm như: bông, lúa mì... từ Australia.
Trong khi đó, xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Australia đạt gần 17 triệu USD.
Đặc biệt, trong vụ vải năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu sang Australia 30 tấn vải thiều và từ tháng 7/2016 đến nay hơn 10 tấn xoài, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại nông sản giữa hai nước.
Về sản phẩm chăn nuôi, bà Nguyễn Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Thú y nhận định, cán cân thương mại đang lệch về phía Australia.
Việt Nam nhập khẩu nhiều bò từ Australia nhưng chưa xuất khẩu được sản phẩm động vật nào sang Australia.
Trong khi đó, ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng, Việt Nam có thế mạnh về nuôi trồng và khai thác thủy sản.
Việt Nam mong muốn có thể xuất khẩu tôm nguyên con sang Australai; đồng thời hai bên sẽ có nhiều chương trình hợp tác về tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất tôm sú giống; công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản... nhằm phát triển các đối tượng nuôi đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn về môi trường, dịch bệnh và an sinh xã hội.
Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Australia đạt khoảng 500 triệu USD và ngược lại Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản, vật tư nông nghiệp từ Australia với trị giá tương đương gần 500 triệu USD./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng với biển đổi khí hậu
18:08' - 15/11/2016
Chiều 15/11 tại Hà Nội, Báo Nông thôn ngày nay phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo “Tái cơ cấu nông nghiệp, thích ứng với biển đổi khí hậu”.
-
Kinh tế Việt Nam
Ký kết đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp
14:59' - 12/11/2016
Việc xây dựng hợp tác xã gắn với tái cơ cấu nông nghiệp là vấn đề lớn, cấp bách và là chiến lược lâu dài, trọng tâm của cả hệ thống chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Vẫn thiếu chính sách tài chính tín dụng nông nghiệp nông thôn
15:28' - 29/09/2016
Việc tiếp cận tín dụng chính thức không hề dễ dàng bởi các điều kiện phía ngân hàng đặt ra khiến người dân phải tìm đến tín dụng đen với khoản vay nặng lãi để đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Bình Định cần chú trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược
17:16'
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Định chú trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược gồm thể chế, hạ tầng chiến lược và đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng và Phu nhân sẽ thăm Cộng hòa Singapore và Brunei Darussalam từ ngày 8-11/2
17:06'
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức nước Cộng hòa Singapore và Brunei Darrussalam từ ngày 08 đến 11 tháng 02 năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Trên 87% diện tích ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đủ nước gieo cấy
17:03'
Đến 16 giờ ngày 5/2, diện tích có nước để gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2022-2023 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là 435.369 ha, đạt 87,4% (tăng 1,7% so với ngày 4/2).
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành hải quan sẽ giảm 10% thời gian thông quan trong năm 2023
16:28'
Tổng cục Hải quan vừa ban hành Quyết định số 123/QĐ-TCHQ ngày 31/1/2023 về việc giao chỉ tiêu cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi thương mại năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xâm nhập mặn bắt đầu ảnh hưởng đến lấy nước ở Đồng bằng song Cửu Long
15:43'
Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, trong tuần tới, xâm nhập mặn có xu thế tiếp tục tăng theo kỳ triều cường rằm tháng riêng âm lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ: Khơi thông điểm nghẽn để phát triển
14:00'
Sáng 5/2, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế tuần hoàn:* Bài 2: Hướng đi mới cho nền kinh tế
11:31'
Việt Nam sẽ triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên ba trụ cột: thiết kế, kéo dài vòng đời vật liệu; giảm rác thải, phát thải; khôi phục hệ sinh thái.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển kinh tế tuần hoàn: * Bài 1: Giảm tác động môi trường
11:12'
Phát triển kinh tế tuần hoàn đang là một xu hướng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi chính những lợi ích về cả kinh tế, môi trường và xã hội mà nó được kỳ vọng mang lại.
-
Kinh tế Việt Nam
8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
11:06'
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết chính phủ đã đề ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.