Cần kiểm soát rủi ro thanh khoản khi lùi lộ trình siết vốn cho vay trung, dài hạn
Đây là nhận định của chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu trước quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc lùi thời hạn áp dụng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn.
Theo Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thời hạn áp dụng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn sẽ lùi lại 1 năm so với lộ trình đã đưa ra trước đó.
Tức là lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ mức 40% xuống còn 37% sẽ áp dụng từ ngày 1/10/2021 thay vì ngày 1/10/2020 tới đây.
Ông Hiếu nhận định: "Xét về tỷ lệ, 3% không phải là con số quá lớn, nhưng tính ra số lượng tiền thì lại không hề nhỏ. Bởi hiện tại, tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng vào khoảng 8,5 triệu tỷ đồng; trong đó, có khoảng một nửa là có vốn ngắn hạn và một nửa là vốn trung dài hạn".
Do đó, theo chuyên gia này, khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn kéo xuống như thế, bắt buộc các ngân hàng phải có 2 động thái là tăng huy động vốn trung, dài hạn, đồng thời giảm những món nợ trung, dài hạn xuống. Cả 2 điều này đều rất khó thực hiện.
"Việc lùi thời hạn siết tỷ lệ vốn cho vay của Ngân hàng Nhà nước giúp giảm áp lực huy động vốn trung dài hạn cho các ngân hàng, tránh nguy cơ chạy đua lãi suất để tăng hấp thụ nguồn vốn trung, dài hạn, đảm bảo quy định an toàn vốn. Từ đó giúp duy trì mặt bằng lãi suất ở mức thấp thậm chí có thể tiếp tục giảm", ông Hiếu đánh giá.
Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng, hiện nay nhu cầu vay vốn trung, dài hạn của doanh nghiệp nhiều hơn nhằm tận dụng những ưu đãi hấp dẫn về lãi suất. Thực tế chứng minh 6 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng trung, dài hạn cao hơn tín dụng ngắn hạn. Do đó, việc lùi lộ trình sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng có thể đẩy mạnh cho vay trung, dài hạn nhiều hơn.
Như vậy, việc lùi lộ trình trên tạo thuận lợi cho các ngân hàng tăng hỗ trợ về tín dụng cho doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi trong bối cảnh hiện nay. Song, không phải không có những rủi ro tiềm ẩn.
"Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 40% vẫn là khá cao so với thông lệ quốc tế nên tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh khoản cũng như nguy cơ nợ xấu, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng", TS. Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.
Lý giải điều này, ông Hiếu cho biết, với nguồn vốn dồi dào, các ngân hàng có khả năng sẽ đầu tư vào những hạng mục rủi ro hơn, tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống. Mặt khác, khi ngân hàng dùng quá nhiều tiền để cho vay trung, dài hạn thì khi có biến động đặc biệt, người dân, doanh nghiệp rút tiền có thể khiến ngân hàng rơi vào khó khăn, không xoay xở kịp, thậm chí vỡ nợ.
Do đó, chuyên gia khuyến cáo ngân hàng cần nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro thanh khoản khi thực hiện quy định mới này. Nhiều ngân hàng thời gian qua đã nỗ lực kéo giảm tỷ lệ này xuống dưới mức 40%. Do vậy, nếu có thể đáp ứng được theo lộ trình cũ, tức là giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống mức 37% từ ngày 1/10/2020, thì vẫn nên thực hiện, vừa nhằm đảm bảo an toàn hoạt động theo thông lệ quốc tế, vừa là bàn đạp để phát triển lành mạnh hơn.
Theo báo cáo tài chính nửa đầu năm 2020, tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trong tổng dư nợ tại một số ngân hàng duy trì ổn định so với cuối năm 2019 nhưng xét về giá trị tuyệt đối của dư nợ trung, dài hạn thì con số không hề nhỏ.
Như tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), tỷ trọng này tại thời điểm cuối tháng 6/2020 vẫn duy trì ở mức 47,7% như cuối năm 2019, nhưng số dư tuyệt đối đã tăng thêm 17.548 tỷ đồng, lên 367.899 tỷ đồng. Hay tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), tỷ trọng tăng 0,1%, lên 65,2% nhưng dư nợ tăng đến 8.248 tỷ đồng, lên 176.197 tỷ đồng.
Thậm chí, tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), tín dụng trung dài hạn tăng nhanh cả về tỷ trọng lẫn giá trị tuyệt đối. Theo đó, tỷ trọng tăng 2,9%, lên mức 63,1%, dư nợ tăng 21.639 tỷ đồng, lên 181.365 tỷ đồng.
Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho biết, COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, dẫn đến khả năng trả nợ ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Nợ cũ chưa thu hồi xong, nợ mới tiếp tục tăng khiến dư nợ trung, dài hạn tại các ngân hàng tăng cao./.
>>>Vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh - Bài 1: Không được phá vỡ các tiêu chí về an toàn
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Bên bảo lãnh cho vay có quyền gì?
07:42' - 13/09/2020
Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
-
Ngân hàng
Dịch COVID-19: Ngân hàng Bản Việt tung gói vay ưu đãi 3.500 tỷ dành cho khách hàng cá nhân
15:20' - 11/09/2020
Khách hàng có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng Bản Việt để sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, sửa chữa nhà cửa, mua ô tô, mua bất động sản,… sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7.99%/năm.
-
Tài chính
Bộ Tài chính Đức: Có thể vay thêm khoản nợ mới để thúc đẩy kinh tế
08:36' - 08/09/2020
Theo Bộ trưởng Tài chính Đức, kinh tế nước này đang có những dấu hiệu dần phục hồi và có thể trở lại quy mô trước khủng hoảng thậm chí vào trước năm 2022, nếu sự phục hồi được hỗ trợ đúng hướng.
-
Ngân hàng
Bản Việt "bắt tay" Payoo: Thêm kênh thanh toán khoản vay cho khách hàng cá nhân
08:47' - 05/09/2020
Bên cạnh cách thức chi trả các khoản vay truyền thống tại các điểm giao dịch của Ngân hàng Bản Việt, khách hàng từ nay có thể thanh toán trực tiếp tại các điểm thuộc hệ thống thu hộ của Payoo.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Pháp thảo luận với S&P về xếp hạng tín nhiệm
09:19'
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đã đưa ra giải thích chi tiết với S&P về các biện pháp chính phủ nước này đang làm để kiểm soát tình hình tài chính công.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sau thỏa thuận sơ bộ về trần nợ Mỹ, nỗi lo chưa dứt
16:29' - 28/05/2023
Theo một số chuyên gia, thông tin tích cực về một thỏa thuận dự kiến để tháo gỡ thế bế tắc về trần nợ công của Mỹ có thể nhanh chóng trở thành nhân tố tiêu cực đối với thị trường tài chính.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ đạt thỏa thuận sơ bộ về nâng trần nợ công
10:26' - 28/05/2023
Ngày 27/5, truyền thông Mỹ đưa tin Tổng thống Joe Biden và các nhà lập pháp phe Cộng hòa đã đạt thỏa thuận sơ bộ về nâng trần nợ công.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà Trắng có thêm thời gian đàm phán để nâng trần nợ liên bang
10:32' - 27/05/2023
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 26/5 đã gia hạn thời hạn chót để nâng giới hạn nợ liên bang, nói rằng chính phủ có thể vỡ nợ sớm nhất là vào ngày 5/6 tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thổ Nhĩ Kỳ cạn kiệt dự trữ ngoại hối
10:30' - 27/05/2023
Dự trữ ngoại hối ròng của nước này đã lần đầu tiên rơi xuống mức âm kể từ năm 2002.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nợ hộ gia đình tại Canada tăng cao nhất trong các nước G7
09:50' - 27/05/2023
Trong khi các hộ gia đình Mỹ giảm nợ, thì người Canada lại tăng nợ và điều này có thể sẽ tiếp tục tăng trừ khi giải quyết khả năng chi trả trong thị trường nhà đất.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vụ "siêu sáp nhập" UBS -Credit Suisse nhận được sự chấp thuận từ EC
17:00' - 26/05/2023
Ngày 25/5, ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ UBS đã nhận được sự chấp thuận từ Ủy ban châu Âu (EC) về việc mua lại ngân hàng Credit Suisse.
-
Tài chính & Ngân hàng
“Làm sạch” hơn 25 triệu thông tin tín dụng khách hàng vay
14:50' - 26/05/2023
Việc "làm sạch" dữ liệu người dùng được xem là giải pháp quan trọng thúc đẩy dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong bối cảnh các dịch vụ tài chính ngày càng phát triển.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giá USD hôm nay 26/5
09:22' - 26/05/2023
Tại ngân hàng thương mại sáng nay, giá đồng USD và đồng Nhân dân tệ (NDT) điều chỉnh nhẹ.