Vốn hỗ trợ sản xuất, kinh doanh - Bài 1: Không được phá vỡ các tiêu chí về an toàn
Những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 từ đầu năm đến nay đã tác động rất mạnh đến hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Với “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, tại Chỉ thị 11/CT-Ttg ngày 4/3/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh
Bên cạnh đó, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay, áp dụng các biện pháp hỗ trợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch.
Để tiếp sức kịp thời cho nền kinh tế, Thống đốc Lê Minh Hưng đã khẳng định, trong bất cứ tình huống nào, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành hoạt động ngân hàng để đảm bảo cung ứng đầy đủ vốn cho nền kinh tế, kể cả trong giai đoạn phòng chống dịch cũng như phục hồi sau dịch với mức lãi suất cho vay thấp hơn.
Thông tấn xã Việt Nam xin giới thiệu chùm bài viết Vốn hỗ trợ sản xuất kinh doanh: Không được phá vỡ các tiêu chí về an toàn phản ánh sự đồng hành của hệ thống ngân hàng cùng cộng đồng doanh nghiệp, những thuận lợi, khó khăn từ hai phía và giải pháp nhằm sử dụng nguồn vốn hỗ trợ đúng mục đích, hiệu quả.
Bài 1: Không được phá vỡ các tiêu chí về an toàn Chỉ sau chưa đầy 10 ngày được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19. Nhận thức rõ khó khăn của người dân và doanh nghiệp, ngành ngân hàng đã chủ động nắm bắt, dự báo tình hình, xây dựng kịch bản, chương trình hành động triển khai các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ khách hàng vay vốn. *"Xắn tay" vào cuộcTrong những ngày này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang tổ chức các đoàn công tác do lãnh đạo NHNN đại diện đi làm việc tại 14 tỉnh, thành phố để nắm bắt tình hình triển khai các chính sách hỗ trợ của ngành ngân hàng tại địa phương để kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa các chính sách hỗ trợ khắc phục khó khăn và phục hồi kinh tế sau dịch.
Theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 (Thông tư 01), các đối tượng khách hàng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ; trong đó không giới hạn ngành nghề và loại hình doanh nghiệp, áp dụng cả cho khách hàng vay bằng VND và ngoại tệ; không phân biệt nhóm nợ tại thời điểm cơ cấu lại, miễn giảm lãi cũng như số lần khách được cơ cấu lại... Tiếp theo 2 đợt điều chỉnh giảm mặt bằng lãi suất từ cuối năm 2019, từ đầu năm đến nay, NHNN điều chỉnh giảm liên tiếp 2 lần các mức lãi suất nhằm ổn định và giảm lãi suất cho vay. Hiện các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất cho vay tối đa đối với khách hàng thuộc các lĩnh vực ưu tiên ở mức 5%/năm. Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội đánh giá, Thông tư 01 là giải pháp hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp. Vì khi bị nhảy nhóm nợ, doanh nghiệp có thể không được tiếp cận gói vay mới và quan trọng nhất là độ tín nhiệm các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi và tiết giảm tối đa chi phí lãi vay giúp doanh nghiệp tập trung thúc đẩy hoạt động sản xuất. Theo ông Mạc Quốc Anh, kế hoạch tái khởi động lại các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang có những thuận lợi. Hiện tại gần như doanh nghiệp đang được hưởng 2 gói hỗ trợ cùng lúc là giảm lãi suất các khoản vay cũ và các gói tín dụng mới với lãi suất ưu đãi. Tổng giám đốc Vicem Hạ Long Hoàng Anh Đức chia sẻ, Vicem Hạ Long tiếp cận chính sách hỗ trợ tín dụng khá thuận lợi, giúp giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.Hiện Vicem Hạ Long được giãn thời hạn nộp thuế khoảng hơn 3 tháng. Theo kỳ, tháng 5 công ty phải nộp nhưng nay đến tháng 9 mới phải nộp khoản tiền này. Cùng đó,
Vicem Hạ Long cũng được cơ cấu lại lãi suất và giảm lãi vay ngân hàng khoảng 25%. Với khoản nợ cũ, phần nợ dài hạn của ngân hàng đồng tài trợ cho vay cũng được giãn khoảng 4-5 tháng, lùi đến tháng 10 mới phải trả.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, số lượng khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cần được hỗ trợ cơ cấu nợ theo Thông tư 01 rất lớn, kèm theo việc phải xử lý, thu thập hồ sơ để đánh giá, thẩm định khi thực hiện cơ cấu nợ, bảo đảm tuân thủ quy định tạo nên những áp lực, gánh nặng rất lớn đối với các tổ chức tín dụng. Đặc biệt là đối với các ngân hàng tập trung vào phân khúc bán lẻ, các khoản vay nhỏ của khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ...
Tuy nhiên, cùng với việc hướng dẫn cụ thể Thông tư 01 tới toàn bộ tổ chức tín dụng và khi nhận được một số kiến nghị, phản ánh về việc khó khăn tiếp cận các chính sách trên, NHNN đã tổ chức khảo sát thực tế trên nhiều tỉnh, thành phố, đồng thời làm việc trực tiếp với một số chi nhánh ngân hàng thương mại để có giải pháp xử lý, gỡ khó cho các ngân hàng.NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố thiết lập ngay đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý kịp thời, triệt để từng trường hợp doanh nghiệp gặp vướng mắc. Mặt khác, yêu cầu Chủ tịch hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, tổng giám đốc các tổ chức tín dụng trực tiếp chỉ đạo triển khai nghiêm túc từ Hội sở đến các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng và xử lý nghiêm các trường hợp thiếu trách nhiệm, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá, trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, NHNN và ngành ngân hàng đã xử lý cụ thể, thống nhất, nhanh chóng bằng những biện pháp mạnh mẽ để hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp gặp khó. Việc thực hiện tốt Thông tư 01 của Thống đốc NHNN đến các chi nhánh như kiểm soát nợ, hạ lãi suất, tạo điều kiện vay vốn, cơ cấu lại nợ là vô cùng quan trọng. Thuộc nhóm “big 4”, ông Nguyễn Đình Vinh, Phó Tổng giám đốc VietinBank cho biết, năm 2020 nhà băng này sẽ tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận ngân hàng từ 3.000 - 4.000 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Hiện nay, VietinBank vẫn giải ngân cho các nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp trên cơ sở tạo điều kiện ứng dụng và các phương án vay mới. Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN), cho biết, với việc giảm lãi suất điều hành cùng với việc quyết liệt chỉ đạo tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay một cách bền vững trong thời gian tới, góp phần tích cực giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế. Điều này cho thấy ngân hàng đang sẵn sàng cung ứng một lượng vốn giá rẻ cho nền kinh tế. *"Cung" và "cầu" tín dụng chưa gặp được nhau Tính đến ngày 20/5, tín dụng tăng trưởng 1,32% so với cuối năm 2019. Con số này cho thấy khoảng cách khá xa mục tiêu tăng trưởng tín dụng Ngân hàng Nhà nước đề ra trong năm nay, ước khoảng 14%. Đại diện Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết, mức giảm này cho thấy, mặc dù dịch bệnh trong nước đã được kiểm soát, nhưng nhiều doanh nghiệp chưa vay vốn vì vẫn khó khăn về nguồn nguyên liệu và thị trường do nền kinh tế thế giới chưa trở lại bình thường.
Tuy nhiên, dưới góc độ chuyên gia, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, tín dụng đang bị thu hẹp do ngân hàng lo ngại rủi ro nợ xấu khiến doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn trong tiếp cận vốn.
Theo Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai, Chính phủ đã có chủ trương giao ngân hàng sắp xếp gói tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhưng để tiếp cận nguồn vốn này các doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo về điều kiện vay tín dụng (có tài sản thế chấp) điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp. Hay một số doanh nghiệp phản ánh việc chứng minh trên báo cáo kế toán các ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm suy giảm khả năng trả nợ là không cần thiết vì những tác động của dịch đối với doanh nghiệp là thực tế hiện hữu. Chính mâu thuẫn này đã khiến cho nhu cầu giữa cung và cầu tín dụng chưa gặp được nhau. Phó Thống đốc NNHN Nguyễn Thị Hồng cho biết, bài toán đặt ra là làm thế nào để NHNN thực hiện các giải pháp để hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp và người dân nhưng vẫn phải đảm bảo hoạt động của các tổ chức tín dụng là không được phá vỡ các tiêu chí về an toàn. Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) Nguyễn Đình Vinh cũng nêu rõ VietinBank phải đảm bảo an toàn nguồn vốn do đó, việc không hạ chuẩn tín dụng cũng là tinh thần xuyên suốt trong quá trình cho vay doanh nghiệp. “Nếu như hạ chuẩn cho vay hoặc phá vỡ các tiêu chí về đảm bảo an toàn thì hệ thống các tổ chức tín dụng sẽ đối mặt với nguy cơ bất ổn trở lại như đã từng xảy ra trong giai đoạn trước đây, gây hệ lụy rất lớn đối với nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô”, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói. Dịch COVID-19 đã dẫn đến khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng đúng hạn, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng dao động khoảng 1,8 đến 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, tập trung vào các ngành như công nghiệp chế biến-chế tạo, vận tải, dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch, giáo dục và đào tạo..., tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng. Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) Nghiêm Xuân Thành cho biết, các ngân hàng đang phải thực hiện mục tiêu kép vừa giữ hoạt động ổn định, vừa hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế. Việc giảm lãi suất, mỗi ngân hàng có năng lực tài chính khác nhau. Vietcombank sẽ giảm 2.240 tỷ đồng lợi nhuận để chia sẻ với doanh nghiệp. Tuy nhiên, lãnh đạo Vietcombank cũng lo lắng bởi ngân hàng đi huy động vốn rồi cho vay lại, trong khi vẫn phải nỗ lực cắt giảm chi phí, giữ hoạt động an toàn. “Điều này lý giải vì sao có một số doanh nghiệp phương án kinh doanh chưa đảm bảo, không có vốn tự có..., chưa tiếp cận được vốn. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận, tăng số hóa để phục vụ nhanh hơn, chứ không thể giảm chuẩn tín dụng, vì trong môi trường này sẽ để lại rất nhiều rủi ro”, ông Thành bày tỏ. Chia sẻ trước khó khăn của các tổ chức tín dụng, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa bày tỏ: “Nguồn lực của chúng ta là không nhiều nên trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay rất cần sự hỗ trợ, tương tác 2 chiều. Khi doanh nghiệp đưa ra những khó khăn của mình phải đúng và minh bạch để ngân hàng trực tiếp cho vay nhìn thấy. Còn những doanh nghiệp nào có ý định ỷ lại, trục lợi và thụ động thì không nên”. Ông Thân cũng đề nghị: Các chủ doanh nghiệp cần chủ động "thích ứng" với hoàn cảnh và tìm lối đi phù hợp cho mình; trong đó đặc biệt lưu ý cần nắm bắt các chính sách của Nhà nước để được tiếp cận; chủ động tìm kiếm thị trường đầu ra và đầu vào mới; phối hợp với các doanh nghiệp cùng ngành để tạo ra chuỗi giá trị tương hỗ và chủ động áp dụng công nghệ thông tin để tăng năng suất và giảm chi phí. "Đây là thời gian quý giá để tư duy nên làm cái gì có lợi cho cả bản thân và cho cộng đồng doanh nghiệp, cũng như cho toàn xã hội. Một doanh nghiệp thành công thì phải đảm bảo cả lợi ích cho toàn xã hội", ông Thân nói. Để tiếp tục tạo thuận lợi, hỗ trợ kịp thời nguồn vốn đến doanh nghiệp, về phía NHNN, Phó Thống đốc Đào Minh Tú yêu cầu các chi nhánh, phòng giao dịch các tổ chức tín dụng cần xử lý nghiêm các lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ triển khai chậm, cố tình gây khó khăn, phiền hà, thiếu trách nhiệm. Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cũng khẳng định: "NHNN sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn toàn quốc để trực tiếp xử lý và tháo gỡ những kiến nghị của doanh nghiệp. Nhưng những doanh nghiệp với phương án phải đảm bảo khả thi, có khả năng sử dụng vốn đúng mục đích, có khả năng trả được nợ thì mới được các tổ chức tín dụng xem xét”./. Bài 2: Tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ 300.000 tỷ đồng vẫn khóTin liên quan
-
Ngân hàng
Tiếp cận vốn ngân hàng cần nhìn từ hai phía
20:14' - 08/05/2020
Một số doanh nghiệp cho biết vẫn khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng dù Ngân hàng Nhà nước liên tục có các chỉ đạo để tháo gỡ khó khăn…
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 22/11: Giá bán USD và NDT tăng nhẹ
08:43' - 22/11/2024
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD hôm nay ở mức 25.205 - 25.509 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 5 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra.
-
Ngân hàng
Agribank xây dựng sản phẩm tín dụng chuyên biệt phục vụ phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao
08:30' - 22/11/2024
Các sản phẩm về cho vay sẽ được tối ưu hóa về lãi suất, giảm bớt thủ tục trên cơ sở quản lý được dòng tiền trong liên kết, từ đó góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu hecta lúa.
-
Ngân hàng
Agribank thúc đẩy tín dụng cho nông sản chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long
15:31' - 21/11/2024
Dư nợ của khu vực ĐBSCL đạt 262 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 22% thị phần tín dụng toàn ngành ngân hàng trong khu vực và chiếm 20,8% dư nợ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của Agribank.
-
Ngân hàng
Giới chức Fed đánh giá về khả năng cắt giảm thêm lãi suất
13:39' - 21/11/2024
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết, lạm phát của nước này tiếp tục giảm, với tiền lương và thị trường việc làm "hạ nhiệt", giá cả tăng cao chủ yếu thiên về lĩnh vực nhà ở.
-
Ngân hàng
Chuyên gia: BoE có thể cắt giảm lãi suất nhanh hơn dự đoán của thị trường
09:04' - 21/11/2024
Nhà hoạch định chính sách Alan Taylor của Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cho biết, BoE có thể cắt giảm lãi suất nhanh hơn so với dự đoán của thị trường nếu nền kinh tế suy giảm.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 21/11: Các ngân hàng điều chỉnh nhẹ giá USD và NDT
08:48' - 21/11/2024
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD hôm nay 21/11 ở mức 25.200 - 25.504 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 5 đồng chiều bán ra so với sáng hôm qua.
-
Ngân hàng
Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với NHCSXH
17:52' - 20/11/2024
Sáng 20/11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại NHCSXH.
-
Ngân hàng
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản
12:13' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương) quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản khi Trung Quốc đang xem xét tác động từ những biện pháp kích thích kinh tế mới.
-
Ngân hàng
Agribank với hành trình gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục
11:02' - 20/11/2024
Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục – những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.