Cần mạnh tay xử lý những cán bộ thuế, hải quan có hành vi nhũng nhiễu doanh nghiệp
Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ thành phố Hà Nội (HASMEA). Ảnh: Văn Giáp/BNEWS/TTXVN
Sau khi một loạt tiêu cực liên quan tới cán bộ ngành thuế, hải quan bị phát giác, phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ thành phố Hà Nội (HASMEA) về những nội dung liên quan.
Phóng viên: Xin ông cho biết cảm nghĩ trước việc một số cán bộ thuế thuộc Cục thuế Quảng Ninh, và cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đình Vũ (Hải Phòng) vừa bị phát hiện có hành vi nhũng nhiễu doanh nghiệp?
Ông Mạc Quốc Anh: Sau khi Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính Phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và Nghị quyết 19/NQ- CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các các Bộ, ngành đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Vừa rồi, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố báo cáo về chỉ số cạnh tranh năng lực cấp tỉnh; trong đó tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng đang ở Top cao trong bảng xếp hạng.
Bên cạnh đó, năm trước, chúng ta đã tổ chức thành công Hội nghị APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương và ký kết Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Những nỗ lực của Chính phủ và địa phương trong cải thiện môi trường kinh doanh cùng những bước tăng trưởng kinh tế giúp lòng tin của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý nhà nước tăng cao.
Tuy nhiên, trong một thời gian ngắn, một số cán bộ thuế và hải quan bị phát giác có hành vi nhũng nhiễu doanh nghiệp thì cơ quan quản lý phải hết sức mạnh tay xử lý, kỷ luật nghiêm khắc những cá nhân làm ảnh hưởng đến cả bộ máy.
Theo quan điểm của tôi, cần đuổi việc những cá nhân sai phạm, chứ không phải là chỉ thuyên chuyển công tác, xong lại bố trí việc khác thì sẽ không đủ sức răn đe.
Nếu chúng ta không mạnh tay kỷ luật cán bộ sai phạm sẽ dẫn đến việc những cán bộ khác thắc mắc tại sao những cán bộ sai phạm đến như vậy mà chỉ là thuyên chuyển công tác. Chúng ta phải làm mạnh tay vì đây là những trường hợp vi phạm hết sức cụ thể.
Sự việc này, theo tôi, sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Việt Nam. Doanh nghiệp sẽ có những lo ngại nhất định. Có thể họ sẽ thắc mắc là địa phương này xảy ra những bất cập như vậy thì địa phương khác sẽ như thế nào?.
Vì sự việc này có thể tạo thành tính lan tỏa cao, nên cần phải mạnh tay chấn chỉnh.
Phóng viên:Để hạn chế tiêu cực trong công tác thuế, hải quan, theo ông cần thực hiện giải pháp gì?
Ông Mạc Quốc Anh: Để hạn chế về việc cán bộ hải quan và thuế nhũng nhiễu doanh nghiệp, theo tôi cần phải đẩy nhanh Chính phủ điện tử, có nghĩa là tránh sự giao dịch trực tiếp giữa cá nhân, tổ chức với các cơ quan công quyền, đặc biệt là các chuyên viên. Khi thực hiện theo Chính phủ điện tử, các hoạt động liên quan đến giải quyết công việc sẽ không phải gặp trực tiếp, từ đó không xảy ra vấn đề phải có chi phí không chính thức.
Bên cạnh đó, cần tăng cường khâu kiểm tra, đánh giá, giám sát chặt chẽ, không chỉ doanh nghiêp giám sát, kiểm tra mà quan trọng nhất là lực lượng báo chí, truyền thông. Khi họ phát hiện yếu tố vi phạm là phải đưa ngay ra pháp luật.
Đặc biệt là người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Ví dụ như anh chuyên viên ở chi cục thuế, hải quan vi phạm thì thủ trưởng cơ quan đó cũng cần phải bị kỷ luật. Như vậy, sẽ tăng cường khâu chịu trách nhiệm chính.
Đôi khi là chuyên viên vi phạm, nhưng bản thân thủ trưởng cơ quan đơn vị đó không phải chịu trách nhiệm, trong khi rõ ràng là để nhân viên vi phạm thì khâu quản lý, kiểm tra, giám sát tại đơn vị đó có vấn đề.
Phóng viên: Doanh nghiệp phàn nàn về các chi phí không chính thức nhưng vẫn có doanh nghiệp sẵn sàng chi các loại phí bôi trơn đó. Như vậy có phải doanh nghiệp cũng chịu một phần trách nhiệm trong các tiêu cực của ngành thuế, hải quan?
Ông Mạc Quốc Anh: Ở đây cũng phải phân tích 2 chủ thể giữa người đưa và người nhận phí “bôi trơn”. Bản thân người đưa phải có cái gì đó có lợi cho mình và quan trọng nhất là phải có lợi nhuận. Bởi vì nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực thì phải làm cái việc đó.
Có một thực tế là điểm yếu của người này sẽ là thế mạnh của người khác. Ví dụ như là trong vấn đề cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ mà không đủ khả năng để cạnh tranh một cách công bằng, minh bạch thì doanh nghiệp đó phải dành ra những chi phí ngoài, gọi là chi phí “bôi trơn”. Khi mất chi phí đó thì doanh nghiệp có thông tin, được giải quyết sự việc nhanh hơn, sản phẩm sớm đưa ra thị trường hơn. Qua đó cho thấy, điều quan trọng nhất vẫn là phải tạo ra sự minh bạch trong môi trường kinh doanh.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Tuyên phạt 12 năm tù đối với cán bộ hải quan nhận hối lộ
07:11' - 11/04/2018
Chiều 10/4, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Trường Duy 12 năm tù về tội “Nhận hối lộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Đình chỉ 3 công chức tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đình Vũ
16:59' - 10/04/2018
Ngày 10/4, Tổng cục Hải quan đã có văn bản gửi Bộ Tài chính báo cáo về nội dung báo chí phản ánh về sai phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ của công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Đình Vũ.
-
Đời sống
Có hay không việc cán bộ hải quan có thái độ chưa đúng mực tại Sân bay Nội Bài?
16:25' - 19/12/2017
Bước đầu cơ quan hải quan xác định, nhân viên hải quan trong clip có một số thiếu sót như việc xử lý tình huống trong giao tiếp với hành khách tại Sân bay quốc tế Nội Bài chưa chuẩn...
-
Kinh tế và pháp luật
Bắt tạm giam hai cán bộ hải quan cảng Sài Gòn khu vực IV có hành vi buôn lậu
11:14' - 11/10/2017
Chiều tối 10/10 Công an Tp Hồ Chí Minh quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với hai cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn Khu vực IV để điều tra về hành vi buôn lậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ có thể dỡ bỏ thuế quan khi USMCA được đàm phán lại
09:45' - 23/05/2025
Theo ông Rob Wildeboer, người đứng đầu công ty sản xuất phụ tùng ô tô Martinrea International Inc, Mỹ sẽ dỡ bỏ thuế quan ô tô khi Hiệp định Thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) được đàm phán lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhiều nước kêu gọi Mỹ cân nhắc việc áp thuế mới đối với chip bán dẫn
08:40' - 23/05/2025
Bộ Thương mại Mỹ đã tiếp nhận 206 đơn kiến nghị liên quan đến cuộc điều tra đối với chip bán dẫn, thiết bị sản xuất chip bán dẫn.
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Cải cách và xanh hóa sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao
16:53' - 22/05/2025
Theo WB, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế và thúc đẩy mô hình phát triển xanh để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Ý kiến và Bình luận
Các Bộ trưởng thương mại BRICS tái khẳng định cam kết với chủ nghĩa đa phương
08:52' - 22/05/2025
BRICS sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác nội khối về thương mại số, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo về an toàn lao động khi thi công các công trình thủy điện
13:14' - 21/05/2025
PGS.TS Vũ Thanh Ca, Nguyên Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chia sẻ với phóng viên TTXVN xoay quanh vấn đề xây dựng thủy điện và đảm bảo an toàn trong thi công.
-
Ý kiến và Bình luận
“Bộ tứ trụ cột” để Việt Nam cất cánh: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
10:59' - 21/05/2025
Trong điều kiện đặc thù của Việt Nam hai khái niệm “kinh tế tư nhân” và “định hướng xã hội chủ nghĩa” không hề đối chọi nhau, không cản trở nhau mà cùng song hành.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo áp lực giá
10:09' - 21/05/2025
Ngày 20/5, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo ra áp lực tăng giá và kêu gọi thận trọng trước khi điều chỉnh lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam mong muốn hợp tác hiệu quả với WHO
08:38' - 21/05/2025
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đã có bài phát biểu, tập trung vào quan hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
-
Ý kiến và Bình luận
Các nước thành viên WHO ủng hộ thỏa thuận toàn cầu chống đại dịch
11:18' - 20/05/2025
Các nước thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ủng hộ một thỏa thuận toàn cầu có tính đột phá nhằm cải thiện công tác ứng phó với đại dịch trong tương lai.