Cần nâng cao tiêu chuẩn về môi trường cho đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam
Để sản phẩm đồ gỗ Việt Nam có thể xâm nhập vào các thị trường quốc tế khó tính như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản... việc tuân thủ những quy định khắt khe về chất lượng sản phẩm là yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo Tiêu chuẩn khí thải độc hại trong sản phẩm đồ gỗ nội thất và vật liệu xây dựng, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh (VCCI – HCM) phối hợp với tổ chức Underwriters Laboratories Hoa kỳ (UL) tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 7/3.
Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết, Việt Nam đã xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, tuy nhiên rất ít người, kể cả các doanh nghiệp hiểu biết đầy đủ các chuẩn mực về an toàn cơ học và các hóa chất độc hại tiềm ẩn trong sản phẩm.
Theo đó, chất lượng đồ gỗ hiện nay không chỉ được đánh giá trong phần cứng của sản phẩm mà bao gồm toàn bộ quy trình sản xuất ra sản phẩm, từ nguồn gốc gỗ, các loại hóa chất sử dụng trong quá trình chế tác, sự an toàn cho người lao động, trách nhiệm về xã hội và môi trường của nhà sản xuất.
Khí thải độc hại có trong keo, dầu, sơn trang trí được xem là tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tiêu chí an toàn về mặt môi trường của sản phẩm đồ gỗ. Tại các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản… đều có tiêu chuẩn cụ thể cho hàm lượng khí thải độc hại, buộc nhà sản xuất phải tuân thủ, có sự đánh giá, chứng nhận của bên thứ ba và lưu giữ hồ sơ.
Tại Việt Nam, hàm lượng phát thải khí độc hại đã được quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BXD ngày 15/09/2014 của Bộ Xây dựng Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, tuy nhiên quy định về hàm lượng phát thải khí độc hại của Việt Nam cần phù hợp hơn với tiêu chuẩn của các thị trường đòi hỏi cao về tiêu chí môi trường.
Ông Derek Massaa, chuyên gia của UL cho biết, ngày càng có nhiều chất phát thải độc hại xuất phát từ vật dụng gia đình, vì vậy người tiêu dùng đặc biệt quan tâm tới yếu tố an toàn của các vật dụng, đặc biệt là vật dụng được trang trí bởi chất phủ sơn, dầu như đồ gỗ.
Tại Hoa Kỳ, các nhà nhập khẩu, phân phối và bán lẻ đồ gỗ phải chịu trách nhiệm truy xuất nguồn gốc trước khách hàng, đó là lí do các sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải có hồ sơ đảm bảo sản phẩm tuân thủ các điều kiện của chuỗi cung ứng.
Đánh giá về các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam, ông Lê Tân, đại diện Công ty Nam Trân cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ chú ý đến chất lượng cơ học và mẫu mã của sản phẩm mà chưa quan tâm nhiều tới tiêu chuẩn về môi trường.
Mặt khác, chi phí để kiểm tra hàm lượng khí thải độc hại của các sản phẩm đồ gỗ quá cao cũng khiến doanh nghiệp không mặn mà. Đó là lý do vì sao sản phẩm gỗ Việt Nam mới chỉ cạnh tranh về giá cả mà chưa thể cạnh tranh về giá trị gia tăng.
Các chuyên gia cho rằng, đồ gỗ Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội mở rộng thị trường và giá trị xuất khẩu khi hàng loạt Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Để chủ động vượt qua các hàng kỹ thuật và nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam phải kịp thời cập nhật các tiêu chuẩn về chất lượng và tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu của chuỗi cung ứng sản phảm toàn cầu.
Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam đạt 7,3 tỷ USD, trong đó thị trường Hoa Kỳ chiếm hơn 40% tổng kim ngạch./.
- Từ khóa :
- xuất khẩu gỗ
- đồ gỗ xuất khẩu
- hawa
- môi trường
- đồ gỗ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt mức kỷ lục trong năm 2016
15:43' - 03/02/2017
Trong 15 năm qua, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đã có sự tăng trưởng rất nhanh chóng. Năm 2016, tiếp tục đạt mức cao nhất từ trước đến nay, xấp xỉ 7,2 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành gỗ Việt Nam: Chỉ 7% doanh nghiệp tiếp cận đơn hàng lớn của Mỹ, Nhật Bản
16:03' - 23/01/2017
Hiện nay Việt Nam có hơn 4.000 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ ra thị trường thế giới, nhưng chỉ có 7% doanh nghiệp lớn, dễ tiếp cận đơn hàng lớn của các khách hàng Mỹ, Nhật Bản, châu Âu...
-
Kinh tế Việt Nam
Nguy cơ thiếu gỗ nguyên liệu
20:01' - 14/12/2016
Vấn đề cạnh tranh khống chế thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu đang tạo sức ép rất lớn, thậm chí là nguy cơ khủng hoảng gỗ nguyên liệu tại các DN trong nước ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bình Định.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam ứng phó ra sao?
16:22'
Những nỗ lực ngoại giao kinh tế của lãnh đạo Chính phủ những ngày qua, cùng sự sẵn sàng chung tay từ phía các hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng và AmCham, USABC cho chúng ta niềm tin lạc quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm bán lẻ, dịch vụ đón lượt khách tăng “khủng” dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
15:25'
Sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, địa phương và phong phú điểm đến đã góp phần tạo nên một không gian du lịch sống động, mang đậm bản sắc của thị trường du lịch Việt.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu khả quan, doanh nghiệp hồ tiêu vẫn lo ứng phó thuế của Hoa Kỳ
13:48'
Giá xuất khẩu tăng cao giúp kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục khả quan trong quý I/2025 dù lượng xuất khẩu giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Động lực cho không gian phát triển mới
13:47'
Hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ sẽ góp phần giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa; mở ra cơ hội, không gian phát triển rộng lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội xuất khẩu mới của ngành dệt may
12:43'
Sau một năm đi vào sản xuất, vải và trang phục chống cháy của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) là mặt hàng đang mở ra cơ hội xuất khẩu mới cho ngành dệt may.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.