Cần thiết nâng cao hiểu biết về công cụ phòng vệ thương mại
Thời gian qua, Việt Nam liên tiếp phải đối phó với sự "bùng nổ" các vụ kiện phòng vệ thương mại trong khi năng lực tài chính và khả năng ứng phó của một số ngành hàng, doanh nghiệp trong nước còn yếu. Điều này đã tạo nên nhiều khó khăn trong việc xác định chiến lược, định hướng, quyết tâm khi vướng phải các vụ kiện.
Với dự báo, việc gia tăng các rào cản về thương mại sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu, nhiều ý kiến cho rằng doanh nghiệp trong nước cần nâng cao hiểu biết về công cụ phòng vệ thương mại cũng như tăng hiệu quả kháng kiện, đảm bảo thị trường và giá trị thặng dư cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
*Xu hướng bảo hộ
Theo ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), trước tiến trình tự do hoá thương mại toàn cầu ngày càng sâu rộng, các hàng rào thương mại truyền thống như thuế quan dần dần được dỡ bỏ, các cam kết mở cửa thị trường được đẩy mạnh cùng với sự gia tăng của các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương là nguyên nhân dẫn đến các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng được các nước sử dụng nhiều như một công cụ hợp pháp để tăng thuế nhập khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước.
Ông Chu Thắng Trung cho biết thêm, đến nay, đã có 132 vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Thị trường điều tra nhiều nhất đối với Việt Nam là Hoa Kỳ (25 vụ), Thổ Nhĩ Kỳ (20 vụ) và Ấn Độ (15 vụ). Cùng đó, số vụ việc bị điều tra nhiều nhất là chống bán phá giá với 78 vụ; chống trợ cấp 12 vụ; chống lẩn tránh thuế 17 vụ; tự vệ 25 vụ.
Hơn nữa, xu hướng các vụ kiện phòng vệ thương mại trên thế giới đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung vào kiện chùm, kiện chống lẩn tránh thuế, kiện domino, kiện kép (kiện đồng thời chống bán phá giá và chống trợ cấp).
Mặt hàng bị kiện nhiều nhất phải kể đến là sắt thép (chiếm gần 50% số vụ chống bán phá giá và 75% vụ chống trợ cấp); tiếp theo là sợi dệt và nông, thủy sản.
Thống kê từ Cục Phòng vệ thương mại cho thấy, tính đến tháng 5/2018, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã có hơn 400 lệnh chống bán phá giá và chống trợ cấp hiệu lực; trong đó có 10 lệnh liên quan đến Việt Nam.
Không những thế, các nước còn có xu hướng điều tra chống lẩn tránh thuế. Vì vậy, Việt Nam đang phải chịu 17 vụ điều tra chống lẩn tránh thuế; trong đó có 16 vụ do nghi ngờ sản phẩm nguồn gốc từ Trung Quốc.
Gần đây nhất, DOC kết luận 2 sản phẩm thép chống ăn mòn (CORE) và thép cán nguội (CRS) của Việt Nam có sự lẩn tránh thuế từ Trung Quốc.
Tiếp đó, ngày 12/6 vừa qua, Hoa Kỳ đã nhận đơn đề nghị điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp với 2 mặt hàng của Việt Nam là thép CORE do nghi ngờ lẩn tránh thuế từ lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và thép CRS do nghi ngờ lẩn tránh thuế từ Hàn Quốc.
Còn Australia thì điều tra chống bán phá giá với dây thép, thậm chí còn áp dụng điều kiện thị trường đặc biệt - một điều khoản tương đương với việc xác định nền kinh tế phi thị trường.
Lý giải thực tế này, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho biết, việc chậm công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường là nguyên nhân chính khiến cho doanh nghiệp nội có nguy cơ đối mặt với các rào cản thương mại.
Hiện chỉ có 69 nước công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam, trong khi đó các thị trường nhập khẩu lớn hàng hóa của Việt Nam là Hoa Kỳ, châu Âu, Canada, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ… lại không công nhận dẫn đến phương pháp tính biên độ bán phá giá gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Chia sẻ từ các Hiệp hội ngành hàng cũng cho thấy, mặc dù thông tin hàng hóa của Việt Nam đến thị trường nước ngoài còn nhiều hạn chế nhưng giới truyền thông lại liên tục phản ánh hàng hóa Việt Nam có gian lận xuất xứ.
Do đó, các nước đã đặt nghi vấn về việc một lượng lớn hàng hóa của các nước khác di chuyển sang Việt Nam để gian lận xuất xứ, nhằm tận dụng tối đa ưu đãi thuế xuất khẩu.
*Tạo thế vững chãi
Ông James Maeder - quyền Vụ phó phụ trách các hoạt động thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng, Vụ Thực thi và Tuân thủ (DOC) khẳng định: Tất cả các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại hoàn toàn do các doanh nghiệp nội địa trong nước yêu cầu, không phải do các cơ quan điều tra khởi xướng.
Tuy nhiên, nhiều vụ việc doanh nghiệp xuất khẩu đã hoàn toàn chứng minh được sự "trong sạch" và không phải chịu mức thuế phòng vệ thương mại.
Vì vậy, ông James Maeder cho rằng, trước các vụ việc xảy ra, doanh nghiệp xuất khẩu liên quan phải nắm chắc luật pháp quy định của nước điều tra, chủ động nắm bắt tình hình và thực hiện đúng theo yêu cầu thủ tục mà nước sở tại đưa ra.
Theo ông Trần Thanh Hải, phải sau ngày 3/12/2018, theo cam kết WTO, các nước sẽ không còn được mặc nhiên coi Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường.
Tuy nhiên, trong thời gian này, Bộ Công Thương sẽ chủ động thu thập thông tin liên quan và cùng với tham tán thương mại của Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ doanh nghiệp làm việc trực tiếp với các tổ chức, các bên liên quan đến điều tra phòng vệ thương mại. Trên cơ sở đó, xây dựng phương án ứng phó để đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ sẽ tham mưu để Chính phủ ban hành quy định pháp lý về việc chế tài đối với những doanh nghiệp không phối hợp đầy đủ vào quá trình kháng kiện vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại.
Bởi, việc một quốc gia tiến hành điều tra và áp thuế phòng vệ thương mại đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ có nguy cơ dẫn tới các quốc gia khác cũng tiến hành điều tra với sản phẩm tương tự nhập khẩu từ Việt Nam.
Để hạn chế thấp nhất việc bị khởi kiện phòng vệ thương mại, đồng thời gia tăng khả năng thành công khi tham gia vào các vụ kiện, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh các doanh nghiệp nên tự bảo vệ bằng cách trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại.
Đồng thời, thường xuyên có hoạt động trao đổi thông tin với hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước để nắm bắt được những thông tin cảnh báo sớm về khả năng bị khởi kiện tại thị trường xuất khẩu, từ đó lên phương án điều chỉnh hoạt động kinh doanh để tránh bị khởi kiện.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam nên củng cố quan hệ với các bạn hàng, đối tác bên phía nước ngoài vì nhóm những đối tác này cũng là một bên có lợi ích bị ảnh hưởng bởi vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.
Một yếu tố góp phần không nhỏ là các doanh nghiệp cần đa dạng hoá thị trường, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, đa dạng hoá sản phẩm, tránh tăng trưởng xuất khẩu quá nóng vào một thị trường, chuyển dần từ chiến lược cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng chất lượng và thương hiệu.
Đặc biệt, khi vụ việc đã được khởi xướng điều tra, doanh nghiệp xuất khẩu cần tích cực tham gia vào kháng kiện, hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra để tránh trường hợp cơ quan điều tra sử dụng dữ liệu sẵn có bất lợi để tính toán biên độ phá giá, trợ cấp.
Không dừng lại ở đó, doanh nghiệp phải cùng hợp tác nhằm xác định chiến lược, lên phương án đối phó cho việc kháng kiện cũng như vận động hành lang để đạt được kết quả tốt nhất./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Chiến tranh thương mại: Phải tìm ra lợi thế để vượt qua
08:29' - 14/07/2018
Dự báo, những xung đột thương mại có thể châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại toàn cầu và sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh: Lấy sức ép cạnh tranh là động lực phát triển
08:16' - 14/07/2018
Trước những diễn biến khó lường của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã đưa ra những nhận định xung quanh vấn đề này.
-
Ý kiến và Bình luận
Thêm lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
08:23' - 26/03/2018
Khu vực Mỹ Latinh lo ngại về sự leo thang của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sau khi Washington quyết định áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ hai châu Á.
-
Kinh tế Thế giới
Chiến tranh thương mại - nguy cơ nổ ra một sớm một chiều
20:55' - 23/03/2018
Các biện pháp trả đũa giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này đang báo hiệu cho một cuộc chiến thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ chiến tranh thương mại - "rủi ro đáng chú ý" đối với triển vọng kinh tế Mỹ
14:14' - 22/03/2018
Nguy cơ của một cuộc chiến thương mại được đánh giá là rủi ro đáng chú ý đối với triển vọng tăng trưởng và lạm phát của Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06' - 26/11/2024
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.