Cần xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm mặt nước cảng Sa Kỳ, Quảng Ngãi
Cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) là đầu mối giao thông quan trọng và duy nhất để kết nối huyện đảo Lý Sơn với đất liền và phục vụ phát triển du lịch. Từ nhiều năm qua, tình trạng lấn chiếm kè bảo vệ bờ, lòng sông thuộc khu vực cảng để neo đậu tàu thuyền, kinh doanh thủy sản đã không được xử lý dứt điểm đang làm mất mỹ quan, gây nguy cơ mất an toàn cho tàu thuyền chở khách ra vào khu vực cảng.
Ghi nhận của phóng viên, khu vực kè bảo vệ bờ sông cách cầu cảng Sa Kỳ khoảng 20m đang bị nhiều hộ dân lấn chiếm xây dựng nhà, làm cầu cảng nhỏ kiên cố nhô ra mặt sông để thu mua hải sản. Cùng với đó, hàng chục tàu cá sau khi vươn khơi trở về không cập cảng cá theo quy định mà tập trung về khu vực này để bốc dỡ hải sản bán cho thương lái. Khu vực dọc bờ sông này còn hình thành một số cơ sở xay đá, một cây xăng...
Khu vực luồng lạch vào cảng và mặt nước trước cảng Sa Kỳ đang bị các tàu cá lấn chiếm làm nơi neo đậu, lòng sông khu vực cảng nhiều nơi đang bị thu hẹp hàng chục mét khiến cho các tàu chở khách ra vào cảng gặp nhiều khó khăn, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Thuyền trưởng tàu khách An Vĩnh QNg 0369 tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn Lê Văn Thành, cho biết, trước đây lưu lượng tàu ra vào cảng ít, không gian lòng sông trước cầu cảng rộng tàu chở khách ra vào thuận lợi, bây giờ số lượng tàu nhiều lên, nhu cầu hành khách ngày một tăng, trong khi cầu cảng ngắn, lòng sông lại bị thu hẹp tàu khách ra vào rất khó khăn. Cơ quan chức năng cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời kiểm tra khắc phục những tồn tại lấn chiếm mặt nước ở cảng Sa Kỳ để đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hành khách và phát triển du lịch. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Sơn Ngô Văn Dụng cho biết, huyện đã chỉ đạo xã Bình Châu phối hợp với các đơn vị liên quan quyết liệt ngăn chặn lấn chiếm lòng lề đường Quốc lộ 24 B, tạo cảnh quan thông thoáng khu vực đường ra vào cảng. Đối với khu vực bờ sông, lòng sông huyện Bình Sơn đã đề nghị lực lượng Cảnh sát đường thủy, Ban Quản lý cảng phối hợp địa phương thường xuyên kiểm tra xử lý nghiêm các tình trạng lấn chiếm mặt nước thuộc khu vực cảng để neo đậu tàu cá, buôn bán hải sản.Tuy nhiên, tình trạng lấn chiếm bờ sông khu vực cảng Sa Kỳ đã xảy ra một thời gian dài, có hộ đã được cấp sổ đỏ trên đất lấn chiếm. Giải pháp trước mắt là tăng cường quản lý hiện trạng việc lấn chiếm bờ sông để sớm có biện pháp xử lý trả lại nguyên trạng khu vực này như ban đầu.
Theo Ban Quản lý Cảng và Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ngãi, Cảng Sa Kỳ là cảng liền bờ được Cục Hàng hải Việt Nam đưa vào khai thác năm 2016 với năng lực tiếp nhận tàu khách và tàu chở hàng tổng hợp có trọng tải đến 1.000DWT. Ngoài việc bị lấn chiếm khu vực mặt nước, hạ tầng cảng Sa Kỳ đang bộc lộ nhiều hạn chế chưa theo kịp sự phát triển. Mỗi ngày, trung bình có 25 chuyến tàu hàng, khách cập cảng, tuy nhiên cầu cảng Sa Kỳ năng lực tiếp nhận tối đa chỉ 4 tàu cùng một lúc.
Đồng thời, với xu hướng đi lại của người dân và du khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn đang tăng cao, một số tàu chở khách có chiều dài lớn như Phú Quốc Express 35m, Phú Qúy ISLAND 47m được đưa vào vận hành phục vụ du khách, trong khi chiều dài cầu cảng chỉ 106m khiến cho cảng thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải, đặc biệt vào dịp lễ, tết và mùa du lịch.
Giám đốc Ban Quản lý Cảng và Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ngãi Nguyễn Hữu Đoan cho rằng, tình trạng người dân lấn chiếm kè bảo vệ bờ, khu mặt nước cảng mới dừng lại ở mức ngăn chặn, còn việc xử lý vi phạm trả lại hiện trạng kè bảo vệ bờ, lòng sông khu vực cảng chưa được xử lý một cách dứt điểm. Theo quy hoạch đến năm 2030 cảng Sa Kỳ được nâng cấp tiếp nhận tàu 1.000-2.000 tấn, năng lực từ 0,2-0,4 triệu tấn/năm, chiều dài cầu cảng đạt 200m.Ban Quản lý cảng và Cảng vụ đường thủy nội địa tỉnh đã có văn bản kiến nghị Sở Giao thông vận tải trình Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi bố trí nguồn vốn đầu tư nối dài cầu cảng giải quyết tình trạng quá tải tại cảng Sa Kỳ cũng như xử lý dứt điểm tình trạng người dân lấn chiếm khu vực cảng như hiện nay, ông Nguyễn Hữu Đoan nhấn mạnh.
Để phát triển du lịch Quảng Ngãi nói chung và đưa Lý Sơn trở thành trung tâm du lịch biển đảo Quốc gia theo Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đầu mối giao thông Cảng Sa Kỳ là vô cùng quan trọng.Tỉnh Quảng Ngãi cần chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm vùng nước cảng biển cảng Sa Kỳ, thu hồi lại đất công để thực hiện tốt công tác quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng dịch vụ du lịch theo đúng quy hoạch của cấp thẩm quyền và đáp ứng tốt nhu cầu đi lại an toàn của người dân và du khách./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm đưa vào khai thác bến 3 và 4 cảng quốc tế Hải Phòng
16:11' - 16/09/2023
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đang yêu cầu chủ đầu tư thúc đẩy nhà thầu đẩy nhanh tiến độ trên công trường sớm đưa dự án xây dựng bến 3 và 4 cảng quốc tế Hải Phòng vào khai thác.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác lợi thế cảng nước sâu Dung Quất
08:18' - 15/09/2023
Quảng Ngãi tiếp tục kêu gọi đầu tư hạ tầng nhằm khai thác, phát huy lợi thế cảng nước sâu Dung Quất phục vụ hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế Khu kinh tế Dung Quất và khu vực.
-
Chuyển động DN
Công ty Quặng boxit Lào sẽ xuất khẩu 20.000 tấn mỗi tháng qua cảng Chu Lai
12:01' - 10/09/2023
Sau khi chọn cảng Chu Lai, tỉnh Quảng Nam là đối tác phục vụ vận chuyển, Công ty Quặng boxit Lào (Sekong, Lào) dự kiến sẽ xuất khẩu 20.000 tấn quặng mỗi tháng qua cảng này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).