Canada cam kết chấm dứt tài trợ cho các dự án nhiên liệu hóa thạch ở nước ngoài
Quyết định trên dự kiến sẽ được công bố ngày 4/11 tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đang diễn ra ở Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh.
Đây là nỗ lực mới nhất của Ottawa nhằm cải thiện hình ảnh Canada vốn từ lâu được xem là một nước ủng hộ mạnh mẽ ngành công nghiệp dầu khí.
Cam kết này sẽ gây áp lực lớn lên Cơ quan phát triển xuất khẩu Canada (EDC) - nơi cung cấp các khoản cho vay, bảo hiểm và các hình thức hỗ trợ tài chính khác cho các công ty dầu khí kinh doanh ở nước ngoài.
Bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên Jonathan Wilkinson ước tính rằng nguồn tài trợ của Canada cho các dự án dầu mỏ và khí đốt ở nước ngoài là “khoảng 1 tỷ CAD” (806 triệu USD) hằng năm. Tuy nhiên, các nhà hoạt động trong lĩnh vực môi trường khẳng định con số này cao hơn.
Trước đó, chính phủ của Thủ tướng Trudeau đã phát đi tín hiệu về ý định chấm dứt hỗ trợ nhiên liệu hóa thạch ở nước ngoài thông qua các thỏa thuận với Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), nhưng chưa công bố mốc thời gian cụ thể.
Cách đây vài ngày, thông báo của Thủ tướng Trudeau ở COP26 về việc Ottawa đang khởi động quy trình áp đặt giới hạn khí thải đối với hoạt động sản xuất dầu khí trong nước, đã vấp phải sự chỉ trích của Thủ hiến tỉnh Alberta, ông Jason Kenney.
Khí đốt tự nhiên và dầu mỏ là những sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Canada và là trụ cột mang tính nền móng của nền kinh tế quốc gia, hỗ trợ khoảng 500.000 việc làm và chiếm khoảng 30 tỷ CAD đầu tư kinh tế hàng năm.
Tại COP 26, Thủ tướng Trudeau đã khẳng định quyết tâm sẵn sàng hạn chế sức tăng trưởng của một trong những ngành công nghiệp lớn nhất đất nước để giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu không quá 1,5 độ C.
Trong một diễn biến có liên quan, theo thông báo của giới chức Anh, 190 quốc gia, trong đó có Canada đã nhất trí loại bỏ dần điện than và chấm dứt hỗ trợ cho các nhà máy điện than mới trên thế giới. Các nền kinh tế lớn dự kiến sẽ cam kết loại bỏ dần điện than vào những năm 2030, trong khi đối với các quốc gia đang phát triển, mốc này sẽ kéo dài đến những năm 2040./.
>>>Lượng phát thải CO2 đang tăng trở lại gần mức kỷ lục trước đại dịch
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng năng lượng - Hồi chuông cảnh tỉnh về nhiên liệu hóa thạch
10:30' - 16/10/2021
Nguy cơ một cuộc khủng hoảng năng lượng vào đúng thời điểm nhạy cảm khi mùa Đông lạnh giá tới gần và các nền kinh tế đang mở cửa trở lại, kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng nhiều hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch dồi dào đã kết thúc?
08:30' - 07/10/2021
Nếu muốn tìm một tính từ phù hợp nhất để mô tả nguồn cung trong lĩnh vực năng lượng thời gian qua thì đó là “dồi dào”, và giờ đây nhiều nước đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023
07:15'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 223/2025/QH15 bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023.
-
Tài chính
Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư
21:35' - 11/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 11/7/2025 về việc thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư.
-
Tài chính
TP. Hồ Chí Minh công bố danh sách 100 doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm
14:25' - 11/07/2025
Ngày 11/7, Bảo hiểm xã hội Khu vực XXVII (TP. Hồ Chí Minh) công bố danh sách 100 doanh nghiệp trên địa bàn chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kéo dài từ 6 tháng trở lên với số tiền lớn.
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục đà tăng tốc
12:49' - 11/07/2025
Giá bitcoin đã vọt lên mức cao kỷ lục mới, phá vỡ mốc 113.000 USD trong phiên ngày 10/7, trong bối cảnh làn sóng lạc quan lan rộng trên các thị trường tài sản rủi ro.
-
Tài chính
Các nhà đầu tư Nhật Bản đẩy hoạt động M&A lên mức cao kỷ lục
08:39' - 11/07/2025
Tổng giá trị các thương vụ của Nhật Bản, bao gồm cả giao dịch trong nước và quốc tế, đã tăng hơn gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước, lên 214,8 tỷ USD – mức cao nhất cho nửa năm.
-
Tài chính
Nợ của Hàn Quốc lần đầu tiên vượt mốc 1.200.000 tỷ won
21:29' - 10/07/2025
Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc cho biết vào ngày 10/7, tổng nợ công tính đến tháng 5 là 1.217.800 tỷ won, tăng 19.900 tỷ won so với tháng 4 và 61.700 tỷ won so với tháng 1.
-
Tài chính
Sửa Luật Quản lý thuế, tinh gọn bộ máy, thúc đẩy chuyển đổi số
21:13' - 10/07/2025
Luật Quản lý thuế hiện hành được ban hành từ năm 2006, triển khai từ ngày 1/7/2007 đến nay đã gần 20 năm, nên cần sửa đổi toàn diện.
-
Tài chính
Thu ngân sách nhà nước tăng hơn 28%
18:28' - 10/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Tài chính cho biết, thu ngân sách nhà nước 6 tháng đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán, tăng 28,3% so cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính
Lỗ hổng thuế khiến Nhật Bản thất thu gần 100 tỷ yen
09:40' - 10/07/2025
Cơ quan thuế Nhật Bản đã xác nhận thông qua các cuộc kiểm toán rằng khoảng 640 tỷ yen tiền cổ tức đã được phân phối từ các TMK cho Singapore trong giai đoạn 2020 và 2022.