Lượng phát thải CO2 đang tăng trở lại gần mức kỷ lục trước đại dịch
Theo đánh giá trong báo cáo thường niên của hiệp hội Dự án Carbon toàn cầu (GCP) đăng tải trên tạp chí Earth System Science Data ngày 4/11, lượng khí thải CO2 toàn cầu đang tăng trở lại gần các mức trước khi bùng phát đại dịch COVID-19, chủ yếu do các hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch.
Báo cáo được công bố trong bối cảnh đang diễn ra Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh. Theo báo cáo, lượng khí thải CO2 trong năm nay sẽ chỉ thấp hơn mức kỷ lục ghi nhận vào năm 2019. Cụ thể, tổng lượng khí thải CO2 toàn cầu trong năm 2021 dự báo sẽ tăng 4,9% lên 36,4 tỷ tấn. Trước đó vào năm 2020, lượng phát thải CO2 toàn cầu ghi nhận mức giảm kỷ lục 1,9 tỷ tấn do đại dịch bùng phát khiến các nước phải thực hiện các biện pháp phong tỏa và kinh tế đình trệ. Báo cáo chỉ ra rằng lượng khí thải từ hoạt động đốt các loại nhiên liệu hóa thạch như khí đốt, than đá gây ô nhiễm cao sẽ gia tăng trong năm nay. Đồng tác giả báo cáo trên, Giáo sư về biến đổi khí hậu Corrine Le Querre tại Đại học East Anglia (UEA) của Vương quốc Anh nhấn mạnh những đánh giá kiểm chứng trên thực tế trong báo cáo, giữa lúc các quan chức cũng như giới khoa học và chuyên gia trên thế giới đang nhóm họp tại Glasgow để tìm cách giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu. Báo cáo dự báo lượng khí thải của Trung Quốc năm nay sẽ tăng 5,5% so với năm 2019, chiếm 31% tổng lượng khí thải toàn cầu sau khi nền kinh tế này phục hồi trước các quốc gia khác.Lượng khí thải của Ấn Độ cũng sẽ tăng và chiếm khoảng 7% tổng lượng khí thải toàn cầu năm nay. Trong khi đó, lượng khí thải tại Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm lần lượt 3,7% và 4,2%, theo đó lần lượt chiếm 14% và 7% tổng lượng khí thải toàn cầu.
Theo đánh giá của bản báo cáo, ô nhiễm carbon liên quan dầu mỏ hiện vẫn ở dưới mức năm 2019. Song loại khí thải này có thể tăng vượt mức 40 tỷ tấn ghi nhận vào giai đoạn tiền đại dịch, khi ngành vận tải và hàng không phục hồi. Nhiều người dự đoán và hy vọng đó đã là mức đỉnh. Tuy nhiên, Giáo sư Le Querre không loại trừ khả năng lượng khí thải CO2 sẽ tăng hơn nữa vào năm 2022, khi ngành vận tải tiếp tục phục hồi. Các số liệu nói trên phù hợp với dự báo gần đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng lượng khí thải toàn cầu sẽ tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay vào năm 2023. Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu khí hậu quốc tế ở Oslo (Na Uy) và cũng là đồng tác giả báo cáo trên, ông Glen Peters cho rằng lượng khí thải CO2 sẽ tăng lên mức đỉnh vào năm 2023 hoặc năm 2024. Theo báo cáo, yếu tố quan trọng có thể giúp thế giới nhanh chóng giảm lượng khí thải CO2 là giảm sử dụng than đá. Giáo sư Le Querre nhấn mạnh trong hàng nghìn tỷ USD được đầu tư để phục hồi sau đại dịch, con số dành cho hoạt động phát triển "xanh" rất ít./.>>>Indonesia ban hành quy định về định giá carbon
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Toyota đứng trong nhóm cuối bảng xếp hạng giảm phát thải của Greenpeace
11:43' - 04/11/2021
Nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới Toyota đã đứng nhóm cuối trong bảng xếp hạng của tổ chức bảo vệ môi trường Hòa bình Xanh (Greenpeace) về các nỗ lực giảm phát thải carbon.
-
Tài chính
Anh sẽ hỗ trợ tài chính các nước đang phát triển để đạt mục tiêu về khí thải
08:00' - 04/11/2021
Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh Rishi Sunak ngày 3/11 khẳng định Anh sẽ cam kết 100 triệu bảng Anh (136,19 triệu USD) để giúp các nước đang phát triển tiếp cận với các nguồn tài chính dễ dàng hơn.
-
Kinh tế tổng hợp
Trung Quốc dự kiến đạt mức phát thải CO2 đỉnh điểm trước năm 2023
15:26' - 29/10/2021
Ngày 28/10, Trung Quốc đã đệ trình một kế hoạch cắt giảm khí thải mới, với dự kiến sẽ đạt đến mức phát thải CO2 đỉnh điểm trước năm 2030.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45'
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23'
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.