Khủng hoảng năng lượng - Hồi chuông cảnh tỉnh về nhiên liệu hóa thạch
Nguy cơ một cuộc khủng hoảng năng lượng vào đúng thời điểm nhạy cảm khi mùa Đông lạnh giá tới gần và các nền kinh tế đang mở cửa trở lại, kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng nhiều hơn, đang là mối lo chung của nhiều chính phủ, doanh nghiệp và người dân, đặc biệt ở châu Âu và châu Á.
Hệ quả từ nhiều yếu tố
Tại châu Âu, cuộc khủng hoảng năng lượng manh nha từ mùa Đông năm ngoái, khi thời tiết giá lạnh bất thường khiến nhu cầu sưởi ấm tăng vọt, làm giảm nghiêm trọng lượng khí đốt dự trữ xuống mức đáng lo ngại là 30% vào tháng Ba.
Đến mùa Xuân, nhờ chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19, hoạt động kinh doanh và tiêu dùng tại châu Âu tăng trở lại, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Nhu cầu tiếp tục gia tăng trong mùa Hè vừa qua khi thời tiết nóng bức khiến người dân sử dụng điều hòa và các hệ thống làm mát nhiều hơn.Trong khi đó, nhu cầu tăng không đi kèm với sự gia tăng dòng khí đốt của Nga, Na Uy và Algeria cung cấp cho châu Âu.
Một lý do nội tại nữa là Liên minh châu Âu (EU) thu hẹp sản xuất điện từ than, do đó các nhà máy điện buộc phải tăng dùng khí đốt, trong khi nguồn điện từ năng lượng tái tạo như điện gió vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu.Thuế bảo vệ môi trường áp lên các nguồn năng lượng hóa thạch cũng làm tăng giá khí và điện bán ra ở châu Âu.
Châu Á cũng đã tái khởi động nền kinh tế, song các nguồn cung năng lượng đều không đáp ứng được nhu cầu. Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất châu lục đang trải qua giai đoạn thiếu điện trầm trọng do áp lực từ mục tiêu giảm phát thải và giá than tăng mạnh.Trong giai đoạn từ tháng 1-8 năm nay, tiêu thụ điện năng ở Trung Quốc đã tăng vọt 13% so với cùng kỳ năm 2020. Đợt nắng nóng ở những tỉnh sản xuất công nghiệp lớn nhất của Trung Quốc hồi mùa Hè đã đẩy lượng điện tiêu thụ điện tại các địa phương này tăng lên mức cao chưa từng có trong lịch sử.
Trong khi đó, sản lượng điện giảm, một phần vì các nhà máy điện than, vốn chiếm khoảng 60% lượng điện tiêu thụ của Trung Quốc năm ngoái, giảm hoạt động sản xuất.Ngoài việc giá than tăng vọt khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm khai thác các mỏ than đá mới và đóng cửa 1.000 mỏ than trên toàn quốc, yêu cầu phải đáp ứng các tiêu chuẩn giảm khí thải trong sản xuất và tiêu thụ điện năng cũng là yếu tố khiến sản lượng điện than giảm mạnh.
Có thể thấy, cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu hay châu Á là hệ quả của nhiều yếu tố, từ nhu cầu tăng cao, nguồn cung hạn chế và bị phụ thuộc cho tới các chính sách năng lượng của chính phủ.Một nguyên nhân nữa, theo tạp chí The Economist của Anh, là sự sụt giảm đầu tư vào các giếng dầu, mỏ khí đốt tự nhiên và mỏ than. Đây một phần là “tàn tích” của thời kỳ dồi dào nguồn cung năng lượng, với nhiều năm đầu tư quá mức dẫn đến xu hướng kiểm soát nguồn vốn chặt chẽ hơn.
Ngoài ra, việc thiếu các kho vận chuyển khí hóa lỏng LNG từ nơi sẵn có (Mỹ) đến nơi đang thiếu hụt (châu Á và châu Âu) cũng là một vấn đề. Do sẽ mất nhiều thời gian để xây dựng cơ sở vật chất cho quá trình này, sự thiếu hụt năng lực dự phòng của các kho ở Mỹ dự kiến sẽ kéo dài ít nhất cho đến năm 2025.Giải pháp cho bài toán an ninh năng lượng
Nhằm giải quyết "cơn khát" năng lượng trước mắt, Trung Quốc đang hướng tới cho phép các nhà máy nhiệt điện than tăng giá bán điện, buộc các công ty điện lực quốc doanh tiếp tục cung cấp điện kể cả khi thua lỗ, tăng sản lượng than trong nước và cuối cùng là nhập khẩu nhiều than hơn.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định việc Trung Quốc tăng cường sử dụng than có thể coi là một điều chỉnh mang tính tình thế, còn trong dài hạn, nước này vẫn sẽ tiếp tục giữ vững các cam kết về khí hậu đã đặt ra. Vừa kiềm chế giá điện, vừa đảm bảo cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng đang là bài toán với châu Âu, bởi "lục địa Già" vẫn phải dựa vào khí đốt để phát điện, dù tỷ trọng năng lượng tái tạo đã cao hơn.Bà Elena Anankina, chuyên gia phân tích tín dụng của tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (Mỹ), nhận định với tình trạng chênh lệch cung cầu hiện tại, châu Âu không hy vọng sẽ sớm tìm được một giải pháp lâu dài, bởi sự phụ thuộc của “lục địa già” vào nhập khẩu là một trong những nguyên nhân gây nên áp lực nguồn cung. Hiện EU phải nhập khẩu đến 90% lượng khí đốt tiêu thụ.
Trước mắt, Ủy ban châu Âu (EC) đã nhóm họp nhằm xác định mức giảm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt áp cho điện năng, cũng như xác định mức độ trợ cấp cho doanh nghiệp và hộ gia đình chịu ảnh hưởng do việc tăng giá khí đốt và điện. EU cũng đang lên kế hoạch lập kho dự trữ khí đốt chiến lược của khối. Về dài hạn, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho rằng EU cần đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo, qua đó có thể giúp liên minh này không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung nhập khẩu, đồng thời có thể bình ổn giá năng lượng. Xu hướng chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch trên toàn cầu cũng góp phần giúp giảm áp lực từ việc giá dầu tăng cao đối với các nước. Năm 2019. khoảng gần 20% nhu cầu tiêu thụ năng lượng của châu Âu đến từ các nguồn tái tạo như năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời, tăng so với mức 9,6% trong năm 2004. Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), đến năm 2050, các nguồn năng lượng tái tạo (bao gồm thủy điện) sẽ tăng tỷ trọng và chiếm tới 49% sản lượng điện toàn cầu.Trong số các nguồn năng lượng tái tạo, sản lượng điện Mặt Trời sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, trong khi thủy điện có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.
Chuyển đổi mô hình cung cấp năng lượng, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và mục tiêu chống biến đổi khí hậu đang trở thành "phép thử" đối với các nước, song đây có lẽ là lựa chọn tối ưu khi tìm kiếm đáp án cho bài toán bảo đảm an ninh năng lượng./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Thị trường năng lượng dự kiến đi xuống từ đầu năm 2022
09:12' - 16/10/2021
Mặc dù giá năng lượng sẽ còn tăng trong vài tháng tới, song sẽ giảm xuống từ cuối quý I/2022 và tiếp tục kéo dài sang quý II/2022.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp sẽ có biện pháp bổ sung để ứng phó với tăng giá năng lượng
12:23' - 15/10/2021
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây cho biết chính phủ nước này sẽ đưa ra các biện pháp bổ sung để ứng phó với tình trạng giá năng lượng tăng cao.
-
Phân tích - Dự báo
"Sức nóng" của cuộc khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc
06:30' - 15/10/2021
Cuộc khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc đang lan sang toàn thế giới và gây nhiều trở ngại cho các "tế bào" kinh tế trên quy mô toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban châu Âu công bố các biện pháp hạ nhiệt giá năng lượng
12:55' - 14/10/2021
Nhằm hỗ trợ người tiêu dùng và các ngành công nghiệp, ngày 13/10, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố một loạt biện pháp nhằm kiềm chế giá năng lượng hiện đang ở mức cao kỷ lục.
-
Kinh tế Thế giới
Giá năng lượng tăng, ngành thép Anh đối mặt nguy cơ đóng cửa nhà máy
08:21' - 12/10/2021
UK Steel, nhóm các nhà vận động ngành công nghiệp thép của Vương quốc Anh, cảnh báo nguy cơ một cuộc khủng hoảng đang hiện hữu do giá năng lượng tăng vọt, điều có thể buộc các nhà máy phải đóng cửa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.