Canada đối mặt với áp lực của Hồ sơ Panama
Vụ việc có thể sẽ khiến quốc gia Bắc Mỹ này phải thay đổi nhiều quy định và quy trình hoạt động trong lĩnh vực quản lý thuế, trong đó có việc noi gương nhiều nước phương Tây áp dụng cơ chế tính “khoảng trống thuế” nhằm ngăn chặn thất thu hàng tỷ đôla Canada (CAD) tiền thuế mỗi năm.
Theo báo chí Canada, nhật báo "Toronto Star" và hãng CBC là hai tổ chức báo chí Canada duy nhất có quyền truy cập 11,5 triệu hồ sơ mật bị rò rỉ với tổng dung lượng lên tới 2,6 terabyte, trong đó nêu rõ những thông tin chi tiết về các cá nhân và tổ chức (email, thư pháp lý, thư từ liên lạc, hồ sơ tài chính, hồ sơ công ty và ảnh chụp hộ chiếu..) về toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc trốn thuế và lách thuế từ các khoản đầu tư ở nước ngoài.
Qua phân tích kho dữ liệu này, nhật báo "Toronto Star" và hãng CBC phát hiện danh tính bí mật của 350 cá nhân và tổ chức Canada có các khoản đầu tư tại những nơi ưu đãi thuế như Costa Rica, quần đảo Virgin thuộc Anh và Seychelles. Các khoản đầu tư này được tiến hành thông qua các hoạt động chuyển ngân không thể truy dấu vết giữa các công ty nặc danh và được hãng luật Mossack Fonseca cung cấp dịch vụ bảo mật.
Trong số 350 danh tính được nêu đáng chú ý có Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC), ngân hàng cho vay lớn nhất và là một trong 6 ngân hàng hàng đầu tại Canada, 6 Thượng nghị sĩ và 3 cựu Hạ nghị sĩ đảng Bảo thủ (đảng đối lập chính hiện nay), luật sư Helene Mathieu người Montreal (cung cấp dịch vụ pháp lý cho gần 900 công ty đặt ở những nơi ưu đãi thuế)...
RBC là thể chế tài chính duy nhất ở Canada có dính líu đến hãng luật Mossack Fonseca và bị cáo buộc có liên quan tới 378 công ty trá hình được thành lập tại các “thiên đường thuế”.
Theo luật tại Canada, việc các cá nhân và tổ chức chuyển hoạt động kinh doanh tới những nơi có ưu đãi thuế là hoàn toàn hợp pháp, với điều kiện họ phải đóng đầy đủ thuế theo quy định của nước sở tại, đóng một phần thuế theo quy định cho ngân sách liên bang và báo cáo đầy đủ lợi nhuận thu được về trong nước.
Thuật ngữ chuyên ngành gọi đây là hoạt động “lách thuế”, tức là những người Canada giàu có lợi dụng các kẽ hở trong hệ thống quy định về thuế để cất giữ tài sản ở những “thiên đường thuế” nhằm được miễn, hoặc chỉ phải đóng thuế suất thấp hơn so với việc để lại tài sản ở trong nước. Do đó, "lách thuế" được coi là hoạt động hợp pháp, trái ngược với “trốn thuế” là hành vi vi phạm pháp luật.
Trốn thuế là việc các tổ chức hay cá nhân hoạt động kinh doanh ở trong nước nhưng lại tìm cách chuyển các khoản doanh thu và lợi nhuận ra nước ngoài thông qua các giao dịch không thể truy dấu vết để tránh nộp thuế. Ngoài ra còn có một hình thức trốn thuế khác là các cá nhân hay tổ chức có các hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài nhưng lại cố tình không khai báo để trốn nộp thuế trong nước.
Theo giới chuyên gia, Canada thất thu từ 6-7,8 tỷ CAD tiền thuế mỗi năm, chưa kể tới những tác hại khác. Theo ông Murray Rankin- cựu phản biện viên về tài chính của đảng Dân chủ mới (NDP) - số tiền này đáng lẽ ra Canada có thể dùng để hỗ trợ hệ thống y tế, cung cấp dịch vụ cho cựu chiến binh hay người cao tuổi.
Ông cũng nhấn mạnh mỗi một đồng thuế thất thu (từ những người giàu) sẽ đặt thêm gánh nặng lên vai những người đóng thuế trong nước (tầng lớp trung lưu) vì họ sẽ phải đóng thuế suất cao hơn để giữ cho trường học, bệnh viện và các dịch vụ phúc lợi công cộng khác tiếp tục hoạt động.
Trong khi đó, giới phân tích quan ngại nguy cơ các nguồn tiền bí mật có được từ hoạt động trốn thuế hay "lách thuế" có thể được dùng để tài trợ khủng bố, buôn lậu vũ khí, ma túy, buôn người và là môi trường tốt nuôi dưỡng các hoạt động rửa tiền, tham nhũng…
Theo thông tin trong Hồ sơ Panama, hãng luật Mossack Fonseca cho rằng Canada có “tiềm năng” trở thành một “thiên đường thuế” nên đã tiếp thị khách hàng thành lập các công ty nặc danh tại đây.
Trước những thông tin rò rỉ từ Hồ sơ Panama, Bộ trưởng Tài chính Bill Morneau đã cam kết dành thêm nhiều nguồn lực để truy lùng những người trốn thuế và đảm bảo nguồn thu thuế.
Trong ngân sách liên bang công bố hôm 22/3, chính phủ phân bổ 444 triệu CAD trong 5 năm (88,8 triệu CAD mỗi năm) cho Tổng cục thuế Canada (CRA) để nâng cao hoạt động, trong đó có việc truy lùng những người trốn thuế để mỗi năm có thể truy thu được 520 triệu CAD.
Bộ trưởng Thuế vụ Diane Lebouthillier cũng cho biết CRA đang lên kế hoạch phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) để bắt đầu tính toán “khoảng trống thuế”, là mức chênh lệch giữa số thuế thực thu với tổng số thuế nợ nhà nước.
OECD và nhiều nước khác như Mỹ, Anh, Đan Mạch và Mexico từ lâu đã sử dụng số đo “khoảng trống thuế” để lần ra những người trốn thuế và hoạch định các chính sách nhắm vào nhóm đối tượng này.
Ngoài ra, dựa trên các thông tin liên quan tới người Canada có trong Hồ sơ Panama, CRA đang đánh giá những người đóng thuế có nguy cơ cao và thực hiện kiểm toán ngẫu nhiên đối với họ.
Nếu phát hiện bất cứ bằng chứng nào về những khoản chuyển ngân phi pháp, CRA sẽ chuyển hồ sơ sang cho cơ quan công tố xử lý. Trước đó, từ năm 2015, CRA đã theo dõi tất cả các khoản chuyển ngân trên 10.000 CAD, trong đó có các giao dịch từ Panama.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hồ sơ Panama: “Cơn địa chấn” trên chính trường
18:30' - 16/04/2016
“Cơn địa chấn” mang tên Hồ sơ Panama phanh phui ra "thiên đường trốn thuế" của các nhân vật giàu có và thế lực trên thế giới, đã khiến cả thế giới phải rung động.
-
Tài chính
Vụ hồ sơ Panama: Châu Âu hợp lực chống trốn thuế
11:22' - 16/04/2016
Các thông tin sẽ được chia sẻ một cách tự động về chủ nhân thực sự của các công ty “bình phong” hay còn gọi là các công ty "lá chắn” và các quỹ tín thác hải ngoại.
-
Kinh tế Thế giới
Hồ sơ Panama: Panama cam kết thúc đẩy minh bạch tài chính
14:12' - 15/04/2016
Panama khẳng định cam kết thúc đẩy minh bạch ngành tài chính hiện đang bị tổn hại hình ảnh do vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama".
-
Kinh tế Thế giới
Hồ sơ Panama: Thu giữ nhiều tài liệu của công ty luật Mossack Fonseca
13:14' - 14/04/2016
Sau 27 giờ lục soát các văn phòng của công ty luật Mossack Fonseca, nhà chức trách Panama đã thu giữ được nhiều tài liệu. Tuy nhiên, không có lệnh bắt giữ nào được đưa ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.