Canada “khai tử” dự án Đường ống năng lượng do vấn đề môi trường
Trong quyết định công bố sáng 5/10, TransCanada cho biết đã buộc phải xem xét “các tình huống thay đổi” và sẽ gửi thông báo chính thức lên Ủy ban Năng lượng quốc gia về việc “khai tử” dự án này.
Đây là dự án xây dựng tuyến đường ống vận chuyển năng lượng từ Tây sang Đông mang tên Dòng chảy phương Đông (Eastern Mainline). Nếu được hoàn thành, tuyến đường ống này sẽ được vận hành song song với tuyến đường ống vận chuyển dầu thô Năng lượng phương Đông (Energy East).
Trước đó, TransCanada dự kiến mỗi ngày sẽ vận chuyển 1,1 triệu thùng dầu thô từ bờ Tây sang các nhà máy lọc dầu ở tỉnh Quebec, thành phố cảng Saint John và một nhà ga xuất khẩu dầu ở tỉnh bờ Đông New Bruchwich.
Dự án này được các nghị sĩ đảng Bảo thủ (đảng đối lập chính trong Quốc hội) và chính quyền các tỉnh Alberta, New Brunswick ủng hộ mạnh mẽ vì cho rằng nó không những giúp các tỉnh bờ Đông giảm nhập khẩu dầu, mà còn thúc đẩy tăng cường xuất khẩu dầu thô và tạo ra hàng nghìn công việc mới.
Tuy nhiên, dự án này lại vấp phải sự phản đối kịch liệt của một số chính quyền thành phố, người dân bản địa và các nhà môi trường do lo ngại tình trạng ô nhiễm và nguy cơ rò rỉ dầu ra hệ thống các tuyến đường vận tải thủy.
Trong phản ứng mới nhất, Thủ hiến New Brunswick Brian Gallant và Thủ hiến Alberta Rachel Notley đã bày tỏ thất vọng trước quyết định ngừng dự án của TransCanada. Ông Brian Gallant thậm chí còn hối thúc TransCanada tìm kiếm hỗ trợ của chính phủ liên bang.
Hiệp hội Đường ống Năng lượng Canada cho rằng sự đổ vỡ này là do “quy trình ra quyết định không rõ ràng” của chính phủ liên bang đối với các dự án đường ống, khiến TransCanada mất đi hàng triệu đôla đầu tư, lãng phí công sức chuẩn bị trong nhiều năm, cướp đi cơ hội tạo ra hàng nghìn việc làm cũng như làm giảm cơ hội của người dân miền Đông hạn chế phụ thuộc vào dầu nhập khẩu.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên Canada Jim Carr, TransCanada đưa ra quyết định này là do “những thay đổi trên thị trường” và việc tiến hành các đánh giá tác động môi trường và ảnh hưởng đối với môi trường sống của người bản địa là rất cần thiết.
Về cáo buộc của Hiệp hội Đường ống năng lượng Canada, ông Jim Carr khẳng định chính phủ áp dụng quy trình ra quyết định như nhau đối với tất cả các dự án và luôn đảm bảo môi trường đầu tư ổn định, có thể dự đoán.
Ông cũng cho biết chính phủ đã đồng ý phê duyệt mở rộng 3 đường ống dẫn dầu phục vụ mục đích xuất khẩu, trong đó 2 đường ống đang được xây dựng và đường ống thứ 3 sẽ sớm được khởi công.
Hai đường ống đang được xây dựng là tuyến Đường ống xuyên núi (Trans Mountain) và Đường ống số 3 (Line 3), “ngốn” khoảng 11,6 tỷ đôla Canada (khoảng 9,23 tỷ USD) và tạo ra hàng nghìn việc làm mới.
>>>Tái đàm phán NAFTA: Gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ - Canada
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Canada gọi mức thuế mà Mỹ áp đặt với máy bay hãng Bombardier là bảo hộ
09:24' - 28/09/2017
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bày tỏ sự thất vọng trước quyết định này của Mỹ, đồng thời tuyên bố ông sẽ tiếp tục đấu tranh vì việc làm của người dân Canada.
-
Kinh tế Thế giới
Tái đàm phán NAFTA: Gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ - Canada
07:55' - 28/09/2017
Quyết định chống bán phá giá của Mỹ với tập đoàn Bombardier của Canada đang phủ bóng lên vòng tái đàm phán lần 3 NAFTA.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Canada
12:04' - 27/09/2017
Ngày 26/9, Mỹ thông báo áp thuế chống bán phá giá sơ bộ ở mức 220% đối với dòng máy bay CSeries của tập đoàn Bombardier (Canada) theo đơn kiện của hãng chế tạo máy bay Boeing của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Calgary ở miền Tây Canada có thể là "Đại bản doanh" thứ hai của Amazon
11:26' - 23/09/2017
Thành phố Calgary ở miền Tây Canada có đầy đủ các yếu tố để trở thành nơi đặt trụ sở chính thứ hai của tập đoàn bán lẻ trực tuyến khổng lồ Amazon theo các tiêu chí mà Amazon đặt ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30'
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45'
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29'
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42'
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng cà phê năm nay của Colombia sẽ cao kỷ lục trong hơn 30 năm
09:39'
Ngày 22/5, Giám đốc Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, Germán Bahamón, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của nước này sẽ đạt khoảng 15 triệu bao loại 60 kg, mức kỷ lục kể từ năm 1992.
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc