Canada: Phát triển thành công thiết bị khử virus SARS-CoV-2 trong 60 giây
Theo trang Medicalxpress, thiết bị khử trùng TESER ACT bằng tia cực tím mới sẽ sớm được sử dụng tại sân bay quốc tế Edmonton của Canada cũng như tại các văn phòng chính quyền ở thành phố Calgary và Edmonton nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan virus SARS-CoV-2.
Sản phẩm mới được sản xuất tại tỉnh Alberta nói trên là kết quả hợp tác giữa Công ty công nghệ khử trùng tiên tiến TESER ở Calgary với các nhà khoa học Phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 3 thuộc Đại học Alberta. Phòng thí nghiệm này là một trong số ít các cơ sở của tỉnh được cấp phép nghiên cứu các giải pháp ngăn chặn virus SARS-CoV-2.
TESER ACT sử dụng ánh sáng cực tím từ hàng trăm bóng đèn LED để tiêu diệt các virus, vi khuẩn có hại và nhiều mầm bệnh thông thường khác, như virus cúm, khuẩn E.coli, chỉ trong vòng 60 giây. Thiết bị này được thiết kế với 2 phiên bản để có thể khử trùng mọi đồ vật, từ điện thoại cầm tay cho tới các bưu kiện và các dụng cụ y tế. Mẫu thứ nhất giống một lò vi sóng, có thể đặt trên bàn hoặc trên một xe đẩy để dễ dàng di chuyển.
Mẫu thứ hai có 2 cánh cửa và có thể lắp đặt tạo thành một buồng khử khuẩn. Thiết kế lớp kính ngăn tia UVC trên hai cửa này giúp người sử dụng có thể nhìn thấy đèn hoạt động mà không gây hại cho mắt và da. Bất kỳ vật dụng nào đặt vừa vào thiết bị này đều có thể được khử trùng mà không ảnh hưởng tới hệ thống điện, điện tử. Cách sử dụng TESER ACT khá đơn giản, do chỉ có 2 nút vận hành. Một điểm cộng khác đó là thiết bị này rất tiệm kiệm điện năng.
Công nghệ khử khuẩn của TESER ACT có tính ứng dụng trong ngành thương mại và y tế, mang tới giải pháp giúp đảm bảo an toàn cho các không gian làm việc, cũng như đảm bảo an toàn, hạn chế mầm bệnh cho chính người lao động. Thiết bị này hiện được bán với giá 23.000 USD. Tuy nhiên, trong tương lai, các nhà khoa học có thể nghiên cứu, phát triển một mẫu mới nhỏ gọn hơn. Ngoài ra, công ty TESER cũng hy vọng rằng mức giá của sản phẩm này sẽ phải chăng hơn khi họ mở rộng quy mô sản xuất.
Giám sát dự án David Evans, Giáo sư vi sinh và miễn dịch học tại Khoa Y dược và Nha khoa nhấn mạnh vai trò quan trọng của Đại học Alberta cùng các cơ sở thí nghiệm cấp độ 3 trực thuộc trong việc hỗ trợ công ty TESER nhanh chóng cho ra đời thiết bị khử trùng tiên tiến nói trên.
Cộng sự của Giáo sư Evans, nhà nghiên cứu Ryan Noyce, cho biết nhóm nghiên cứu đã xác định lượng ánh sáng UVC cần thiết để có thể tiêu diệt hoàn toàn virus SARS-CoV-2, đồng thời ngăn chặn khả năng nhân bản của chúng trong vòng chưa đầy 1 phút. Nhà nghiên cứu Noyce lưu ý thêm rằng ông và các đồng nghiệp đã chuyển đổi hoàn toàn trọng tâm nghiên cứu ban đầu là poxvirus và ung thư khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Theo đó, họ đã nỗ lực tối đa nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ tại Alberta cũng như cộng tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Phòng Thí nghiệm Vi sinh học quốc gia, Dịch vụ Huyết học Canada và nhiều tổ chức khác để nghiên cứu, thử nghiệm các thiết bị phòng chống virus SARS-CoV-2./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Canada khuyến nghị triển khai nhanh mũi vaccine tăng cường thứ hai
13:48' - 07/04/2022
Ủy ban Tư vấn quốc gia về tiêm chủng của Canada (NACI) hiện đang khuyến nghị nhanh chóng triển khai mũi tiêm tăng cường thứ hai vaccine phòng COVID-19 cho người từ 80 tuổi trở lên trong cộng đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Ứng dụng AI giúp dự đoán khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư
15:49'
Công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) FaceAge có khả năng phân tích ảnh chân dung để ước tính "tuổi sinh học" của một người - tức mức độ lão hóa thực tế của cơ thể, không chỉ dựa vào tuổi theo năm sinh.
-
Công nghệ
Thái Bình thí điểm ứng dụng công dân số
07:30'
Với 16 tính năng, ứng dụng “Công dân số tỉnh Thái Bình” giúp người dân cập nhật tin tức chính thống, thông báo kịp thời các chủ trương, chính sách của tỉnh.
-
Công nghệ
OpenAI hỗ trợ các nước phát triển hạ tầng AI riêng biệt
13:40' - 08/05/2025
OpenAI đã công bố sáng kiến OpenAI for Countries (tạm dịch OpenAI cho các quốc gia) nhằm hỗ trợ các nước xây dựng hạ tầng AI riêng biệt.
-
Công nghệ
Triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng cho đầu tư phát triển hạ tầng và công nghệ số
07:30' - 08/05/2025
Hạ tầng số có vai trò quan trọng trong việc thu thập dữ liệu, được coi là “trái tim” của quá trình chuyển đổi số.
-
Công nghệ
Bắc Giang đảm bảo dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” phục vụ chuyển đổi số quốc gia
14:00' - 07/05/2025
Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Giang đã thu thập được 2.057.356 dữ liệu công dân, các nội dung công tác làm sạch như thu thập, cập nhật, chỉnh sửa dữ liệu dân cư được thực hiện hàng ngày.
-
Công nghệ
Instacart trình làng ứng dụng hướng đến người dùng Gen Z
07:30' - 07/05/2025
Ứng dụng mới Fizz cho phép nhiều người dùng tham gia vào một đơn hàng, tự trả tiền cho các mặt hàng của họ và giao chúng cùng nhau với mức phí cố định là 5 USD.
-
Công nghệ
Trung Quốc công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp đột phá ScienceOne
14:47' - 06/05/2025
Ngày 6/5, CAS đã công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp AI mang tên ScienceOne, đánh dấu bước đột phá trong nỗ lực cách mạng hóa phương pháp nghiên cứu truyền thống thông qua tự động hóa AI.
-
Công nghệ
Tuổi trẻ An Giang xung kích trong phong trào “Bình dân học vụ số”
14:00' - 06/05/2025
Thời gian qua, phong trào “Bình dân học vụ số” tại An Giang được triển khai rộng khắp, thu hút hơn 140 đội hình thanh niên tình nguyện với gần 1.300 thành viên.
-
Công nghệ
Tiếp sức mùa thi 2025: Hỗ trợ sĩ tử toàn diện với nền tảng số thông minh
07:30' - 06/05/2025
Tâm điểm của chương trình năm nay là nền tảng trực tuyến toàn diện với website tiepsucmuathi.vn.