Canada rà soát thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp ghế bọc đệm từ Việt Nam
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) thông báo tiến hành rà soát thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với ghế bọc đệm có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.
Việc rà soát được thực hiện theo đề nghị của nhà nhập khẩu và là một phần trong phán quyết của Tòa án thương mại quốc tế Canada (CITT) ban hành vào ngày 2/9/2021 đối với vụ việc điều tra gốc được tiến hành vào năm 2020.
Chi tiết kết quả vụ việc gốc doanh nghiệp có thể tại: https://www.cbsa-asfc.gc.ca/sima-lmsi/mif-mev/uds-eng.html.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, trong vụ việc rà soát lần này, nhà xuất khẩu có mong muốn tham gia, cần cung cấp bản trả lời hoàn chỉnh theo yêu cầu của CBSA trước 5 giờ chiều (giờ ET) ngày 29/4/2024.
Đây là căn cứu để CBSA xem xét lại giá trị thông thường, giá xuất khẩu là căn cứ điều chỉnh thuế chống bán phá giá và (biên độ trợ cấp là căn cứ để điều chỉnh thuế chống trợ cấp đang áp dụng với từng doanh nghiệp. Trong trường hợp không nhận được sự hợp tác, CBSA có thể sử dụng các chứng cứ sẵn có để đưa ra các quyết định liên quan.
Cũng theo Cục Phòng vệ thương mại, vụ việc này do đồng thời điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp, cả Chính phủ và doanh nghiệp liên quan cần trả lời Bản câu hỏi điều tra theo yêu cầu của CBSA (doanh nghiệp cần trả lời cả Bản câu hỏi về chống bán phá giá và Bản câu hỏi về trợ cấp).Để việc xử lý vụ việc hiệu quả, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp phối hợp đầy đủ, toàn diện với Cơ quan điều tra Canada; liên hệ với CBSA để yêu cầu cung cấp tất cả các Bản câu hỏi liên quan đến doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thường xuyên truy cập trang thông tin điện tử của CBSA và Cục Phòng vệ thương mại để cập nhật các thông tin, tài liệu liên quan tới vụ việc; giữ liên lạc với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Trước đó, ngày 21/12/2020, Cơ quan Biên phòng Canada (CBSA) đã chính thức khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với ghế bọc đệm từ Trung Quốc và Việt Nam. Hàng hóa bị điều tra trong vụ việc này là các loại ghế bọc đệm dùng trong sinh hoạt có mã HS 9401.40; 9401.61 và 9401.71. Thời kỳ điều tra (POI) trong vụ việc được CBSA xác định từ ngày 1/6/2019 đến 30/11/2020. Đây là thời kỳ CBSA thu thập thông tin để đưa ra các kết luận trong vụ việc. Cùng với việc khởi xướng, theo quy định tại Đạo luật về các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMA), CBSA đã ban hành 2 Bản câu hỏi điều tra về trợ cấp và tình hình thị trường đặc biệt dành cho Chính phủ Việt Nam. CBSA sẽ tiến hành điều tra sơ bộ và dự kiến ban hành Kết luận sơ bộ trong vòng 90 ngày kể từ ngày ban hành Thông báo khởi xướng (dự kiến ngày 21/3/2021).Ngoài ra, CBSA đã ban hành bản câu hỏi và yêu cầu Chính phủ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp cần trả lời bản câu hỏi và gửi về CBSA trước ngày 27/1/2021 bằng hình thức thư điện tử.
Liên quan đến vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại yêu cầu doanh nghiệp cần hợp tác đầy đủ, toàn diện với CBSA trong suốt quá trình vụ việc diễn ra, bao gồm cả việc điều tra tại chỗ để xác minh các nội dung trong Bản trả lời câu hỏi. Trong điều kiện cho phép, doanh nghiệp có thể nghiên cứu tìm kiếm luật sư, nhà tư vấn có chuyên môn trong lĩnh vực phòng vệ thương mại đối với thị trường Canada để đảm bảo hiệu quả hợp tác cao nhất. Mặt khác, doanh nghiệp cần liên lạc với CBSA để đăng ký tham gia, nhận và nghiên cứu kỹ hướng dẫn và trả lời Bản câu hỏi điều tra; trong đó, thời kỳ điều tra bán phá giá và trợ cấp là thời kỳ thu thập dữ liệu chính trong Bản câu hỏi điều tra. Do thời kỳ này có thể lệch với năm tài chính, khi trả lời cần điều chỉnh, chiết xuất dữ liệu theo đúng thời gian yêu cầu này. Cục Phòng vệ thương mại cũng lưu ý doanh nghiệp cần trả lời đầy đủ, chính xác các nội dung trong Bản câu hỏi điều tra; đảm bảo phù hợp, thống nhất với hệ thống quản trị, lưu trữ của doanh nghiệp khi CBSA tiến hành điều tra tại chỗ tại trụ sở nhà máy/văn phòng của doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể đề nghị CBSA gia hạn tối đa thời hạn nộp Bản trả lời câu hỏi. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng cần phối hợp với các đối tác nhập khẩu tại Canada tìm hiểu liệu ngành sản xuất trong nước (trường hợp này là Công ty Nội thất Pallister) có thực sự bị thiệt hại hay không, thông qua nghiên cứu thị trường và/hoặc các báo cáo tài chính niêm yết và/hoặc các nguồn thông tin đang tin cậy khác. Đồng thời, thường xuyên trao đổi thông tin, hợp tác chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Theo Cục Phòng vệ thương mại, doanh nghiệp bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc CBSA sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp cao nhất do Bên yêu cầu đề xuất. Hơn nữa, việc bị áp dụng thuế chống bán phá giá/ chống trợ cấp cao sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh, có nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu cho ngành sản xuất trong nước của Canada và/hoặc các đối thủ cạnh tranh khác. Về phía mình, Bộ Công Thương khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan để cùng xử lý vụ việc với mục tiêu đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá kính cường lực từ Việt Nam
20:28' - 21/03/2024
Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam là bên liên quan của vụ việc, cần tham gia hợp tác đầy đủ toàn diện để chứng minh không bán phá giá hoặc bán phá giá ở mức thấp (nếu có).
-
DN cần biết
Canada điều tra áp dụng chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam
15:40' - 12/03/2024
Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Ngành hồ tiêu tìm phương án ứng phó thách thức kép
20:41' - 17/04/2025
Mặc dù xuất khẩu tăng trưởng khả quan nhưng ngành hồ tiêu Việt Nam đang đối diện với thách thức kép bao gồm áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ và cảnh báo về dư lượng hoá chất từ nhiều thị trường khác nhau.
-
DN cần biết
Giải pháp mới thu hút khách hàng của doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc
16:18' - 17/04/2025
Hiện nay, một xu hướng có hệ thống hơn đang xuất hiện trong giới chủ doanh nghiệp cá nhân tại Hàn Quốc thông qua việc thu hút những khách hàng có ý thức về ngân sách.
-
DN cần biết
Hàn Quốc tìm kiếm các công ty khởi nghiệp tham gia “Dự án tự thân” ở Việt Nam
13:38' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp khu vực Busan của Hàn Quốc cho biết đã chính thức tìm kiếm các công ty khởi nghiệp tham gia chương trình “Dự án tự thân” tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Thương mại điện tử của Italy tăng mạnh nhờ ứng dụng AI
15:19' - 16/04/2025
Doanh số bán hàng trực tuyến năm 2024 tại Italy đạt tổng cộng 85,4 tỷ euro (97,2 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2023 nhờ việc triển khai AI.
-
DN cần biết
Gần 400 đơn vị tham gia Triển lãm quốc tế lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh
14:45' - 16/04/2025
Sáng 16/4, Triển lãm Quốc tế ngành lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 4 với chủ đề "Sản phẩm tự nhiên – xanh – bền vững" đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
-
DN cần biết
Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo
13:51' - 16/04/2025
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, kinh tế số lan tỏa, xu hướng tiêu dùng xanh - sạch - thông minh lên ngôi, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động thích ứng và tiên phong sáng tạo.
-
DN cần biết
Bình Dương khai mạc Triển lãm quốc tế ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo
18:58' - 15/04/2025
Bình Dương hiện là địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp và đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
-
DN cần biết
Thương hiệu quốc gia đón đầu xu thế giảm phát thải
09:47' - 15/04/2025
Trước xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu ngày càng phổ biến, doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia khẳng định vai trò tiên phong bằng hành động cụ thể hướng tới kỷ nguyên xanh.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh
16:45' - 14/04/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 987/QĐ-BCT về việc ban hành kế hoạch cập nhật rà soát cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực nhà nước của Bộ Công Thương năm 2024.