Căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh: Qatar khẳng định nỗ lực hòa giải vẫn đang diễn ra
Ngày 12/6, Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman al-Thani cho biết nước này và Mỹ vẫn duy trì liên lạc với Quốc vương Kuwait, người đang thúc đẩy nỗ lực làm trung gian hòa giải cho cuộc khủng hoảng giữa Qatar và các nước vùng Vịnh kéo dài suốt tuần qua.
Phát biểu trên kênh truyền hình Al Jazeera, Ngoại trưởng al-Thani khẳng định Qatar sẵn sàng thảo luận về mọi yêu cầu, tuy nhiên nước này vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào.
Ông nhấn mạnh đối thoại ngoại giao là một giải pháp để giải quyết căng thẳng, song điều này đòi hỏi "một nền tảng" vốn vẫn chưa đạt được.
Quan chức này cũng cho biết hiện Qatar vẫn đang tập trung giải quyết các vấn đề nhân đạo do hậu quả từ các biện pháp trừng phạt từ các quốc gia Arab láng giềng.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Iran đã kêu gọi các quốc gia Arab, vốn trước đó đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện nay tại vùng Vịnh.
Tại cuộc họp báo hàng tuần, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, Bahram Ghasemi cho rằng các quốc gia vùng Vịnh trên nên thử nỗ lực giải quyết các khác biệt, cũng như bất đồng với Qatar trên bàn đàm phán "theo một tiến trình tích cực và toàn diện".
Quan chức này cũng cho rằng các bên liên quan nên thúc đẩy việc hướng đến hòa bình và sự ổn định trong khu vực.
Cũng trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh, cũng trong ngày 12/6, Văn phòng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết nhà lãnh đạo này đang nỗ lực tăng cường can dự ngoại giao ở Trung Đông cũng như tham gia vào nỗ lực hòa giải mối quan hệ vốn đang căng thẳng giữa Qatar và các quốc gia láng giềng.
Theo nguồn tin trên, trong tuần qua, Tổng thống Macron đã có một loạt cuộc trao đổi với Quốc vương Qatar, Quốc vương Saudi Arabia, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Thái tử Abu Dhabi.
Nhà lãnh đạo Pháp đã kêu gọi giải quyết tình hình căng thẳng tại vùng Vịnh, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định khu vực cũng như lực lượng chung chống khủng bố.
Dự kiến, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian sẽ có cuộc thảo luận với người đồng cấp Qatar trong ngày 12/6.
Hồi tuần trước, các nước láng giềng của Qatar gồm Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập, đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar với cáo buộc Doha "hỗ trợ các nhóm khủng bố và can thiệp vào công việc nội bộ các nước trong khu vực", bất chấp việc Qatar bác bỏ.
Ngay sau đó, để ủng hộ quyết định của các nước này, Yemen, chính phủ được quốc tế công nhận ở miền Đông Libya và Maldives cũng có động thái tương tự.
Căng thẳng tiếp tục leo thang ngày 9/6 khi Saudi Arabia, UAE, Ai Cập và Bahrain liệt 59 cá nhân và 12 tổ chức có liên quan Qatar vào "danh sách khủng bố".
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh: Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ
16:59' - 12/06/2017
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, trang mạng expert.ru có bài phân tích cho rằng trong cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Saudi Arabia và Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng về phía Qatar.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh: Iran và Thổ Nhĩ Kỳ chuyển thực phẩm đến Qatar
15:09' - 12/06/2017
Iran và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chuyển thực phẩm đến Qatar trong khi nhiều nước vùng Vịnh cắt đứt quan hệ với nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng ngoại giao vùng Vịnh: Kinh tế Qatar có thể đứng vững bất chấp trừng phạt
14:06' - 12/06/2017
Bộ trưởng Tài chính Qatar Ali Sherif al-Emadi tuyên bố Qatar có thể dễ dàng bảo vệ nền kinh tế và đồng nội tệ của nước này trước các biện pháp trừng phạt của các quốc gia Arab khác.
-
Ngân hàng
Căng thẳng vùng Vịnh: Bahrain "đóng băng" tài sản liên quan tới Qatar
10:48' - 12/06/2017
Ngân hàng trung ương Bahrain vừa ra lệnh cho các ngân hàng hoạt động tại nước này "đóng băng" tài sản cũng như các tài khoản ngân hàng của 59 cá nhân và 12 thực thể có liên quan đến Qatar.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21'
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11'
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35'
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24'
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05'
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tự tin sẽ sớm có thoả thuận thương mại với EU
10:25'
Tổng thống Mỹ Donald Trump tự tin về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU), khi cho rằng “sẽ có thỏa thuận thương mại, 100%” trước khi kết thúc thời hạn 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Điện đàm giữa Tổng thống Mexico và Tổng thống Mỹ đạt hiệu quả
10:05'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump nhằm thúc đẩy khả năng đạt thỏa thuận song phương hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
09:26'
Tổng thống Donald Trump kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận tích cực nhằm giảm nhiệt cuộc chiến thương mại kéo dài.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Ukraine ký Bản ghi nhớ về thỏa thuận khoáng sản
08:26'
Ngày 17/4, Ukraine thông báo nước này và Mỹ đã ký một Bản ghi nhớ, coi đây là bước đầu hướng tới việc đạt thỏa thuận về phát triển nguồn tài nguyên khoáng sản ở Ukraine.