BNEWS
Hàng giả đã khiến cho kinh tế EU thiệt hại tới 60 tỷ euro mỗi năm và khu vực này bị mất tới 434.000 việc làm, trong đó riêng Pháp bị mất gần 30.000 việc làm do “nền kinh tế hàng giả” (Fake Economy).
Theo số liệu mới đây của Cơ quan sở hữu trí tuệ châu Âu, mỗi năm, số lượng hàng nhái, hàng giả nhập vào Liên minh châu Âu (EU) có tổng giá trị lên đến 85 tỷ euro. Các nước châu Âu bị ảnh hưởng nhiều nhất do hàng nhái, hàng giả gồm Pháp, Italy và Tây Ban Nha.
Hàng giả đã khiến cho kinh tế EU thiệt hại tới 60 tỷ euro mỗi năm và khu vực này bị mất tới 434.000 việc làm, trong đó riêng Pháp bị mất gần 30.000 việc làm do “nền kinh tế hàng giả” (Fake Economy).
Cụ thể, trong năm qua, chỉ riêng Hải quan Pháp đã thu giữ 1,8 triệu món hàng thời trang, đồ trang sức giả. Theo báo Les Echos của Pháp, hàng hóa của tất cả các lĩnh vực đều bị làm giả và nhái, từ phần mềm máy tính, thuốc men, đồ chơi, phụ tùng xe hơi, cho đến những loại hàng cực kỳ nhạy cảm như thiết bị liên quan đến vũ khí, hạ tầng năng lượng, thậm chí cả thiết bị hạt nhân.
Fake Economy không chỉ gây tác hại đối với tăng trưởng kinh tế và việc làm mà còn liên quan đến vấn đề an toàn cho người sử dụng.
Cũng theo cơ quan trên, để chống “nền kinh tề hàng giả”, cần mở rộng quyền của Hải quan, trao cho họ nhiều phương tiện phù hợp hơn nữa, cả về pháp lý và tài chính.
Ngoài ra, “nền kinh tế hàng giả” phát triển mạnh cũng là nhờ phương thức bán hàng trực tuyến, qua các trang mạng như Alibaba và đặc biệt là Amazon và các dịch vụ chuyển phát hàng. Vì thế, cũng cần phải phạt nặng các trang mạng tiếp tay cho hàng giả./.
>>> Ngăn chặn hàng giả trong thương mại điện tử