Ngăn chặn hàng giả trong thương mại điện tử
Nhằm chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời, hiệu quả vấn nạn hàng giả và tạo niềm tin cho người tiêu dùng, sáng 18/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức khai trương “Hệ thống quản lý và giải quyết phản ánh, khiếu nại, tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử” và lễ ký cam kết “Nói không với hàng giả trong thương mại điện tử”.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết, thương mại điện tử Việt Nam đang có sự bứt phá mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 25-30%/năm. Riêng năm 2018, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử đạt mức 30% với tổng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử (B2C) đạt 8.06 tỷ USD. Theo dự báo của Google và Temasek, nền kinh tế internet của Đông Nam Á có thẻ vượt mốc 240 tỷ USD vào năm 2025; trong đó Việt Nam sẽ đóng góp trên 33 tỷ USD. Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho hay, song hành với tốc độ phát triển nhanh của thương mại điện tử cũng phát sinh nhiều vấn đề liên quan. Bởi người mua và người bán chỉ liên hệ với nhau qua mạng khiến hàng giả, hàng nhái ngày càng xuất hiện nhiều trên các gian hàng trực tuyến. Vì thế, việc lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả ngày càng trở nên tinh vi trên môi trường internet, không chỉ ở Việt Nam mà còn diễn ra khắp nơi trên thế giới. Để chủ động phát hiện, đấu tranh và ngăn chặn kịp thời, hiệu quả vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã ban hàng Kế hoạch tăng cường chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử giai đoạn 2018-2020; trong đó, hệ thống quản lý và giải quyết phản ánh, khiếu nại, tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử là một trong 6 nhóm giải pháp để đạt được mục tiêu. Online.gov.vn là Cổng dịch vụ công mức độ 4 giúp kết nối, chia sẻ dữ liệu và phối hợp giám sát thực thi cũng như hỗ trợ giải quyết phản ánh, khiếu nại của các đơn vị chức năng trong và ngoài Bộ Công Thương như: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, các Sở Công Thương… Theo Thứ trưởng Cao Quốc Hưng, nhằm tiếp tục đẩy lùi vấn nạn hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử, Bộ Công Thương tổ chức Lễ ký cam kết “Nói không với hàng giả trong thương mại điện tử” đợt 2 để tăng cường phối hợp thực thi giữa các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, các cơ quan quản lý Nhà nước về chống hàng giả trên môi trường internet. Ngoài ra, chonghanggia.online.gov.vn còn giúp nâng cao vai trò của các doanh nghiệp sở hữu website thương mại điện tử và các nhãn hàng trong việc bảo vệ người tiêu dùng; cam kết bán hàng hoá đảm bảo chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và không tiếp tay cho các đối tượng lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái. Ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cũng bày tỏ, bên cạnh những mặt tích cực từ thương mại điện tử mang lại, hiện nay lĩnh vực này cũng đang phát sinh nhiều rủi ro gây mất lòng tin của người tiêu dùng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế và nhân dân. Theo đó, rất nhiều website giả mạo doanh nghiệp có uy tín để cung cấp thông tin sai lệch về hàng hoá, dịch vụ lừa dối người tiêu dùng, thậm chí lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các tổ chức, cá nhân. Đặc biệt, tại không ít mạng xã hội, ứng dụng thương mại điện tử cũng đang bị các đối tượng sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát cũng như gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cũng đã chủ động đề xuất xây dựng kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử Đến nay, kế hoạch đã được các Bộ, ngành, địa phương tham gia ý kiến và đều thống nhất sự cần thiết phải ban hành Kế hoạch này nhằm kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng trên để góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử bền vững. Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) khẳng định, thương mại điện tử đang trở thành phương thức kinh doanh hiệu quả và có xu thế thay thế dần phương thức kinh doanh truyền thống. Có thể nói, hiện nay người tiêu dùng đặt mua hàng trên mạng ngày càng nhiều, nhất là vào dịp lễ Tết. Bên cạnh sự phát triển của thương mại điện tử thì đây cũng là nơi tiêu thụ các sản phẩm gian lận thương mại nhiều nhất; trong đó, rất nhiều hàng lậu, hàng giả, thậm chí có cả hàng cấm. Do vậy, đã đến lúc cần phải quan tâm để thương mại điện tử phát triển lành mạnh hơn để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Theo ông Trần Hữu Linh, qua việc kiểm tra kiểm soát thị trường qua mạng, giao dịch thương mại điện tử hàng ngày với khối lượng lớn nhưng lượng thôn tin đăng tải lại không đủ để có thể thẩm định đâu là hàng chính hãng. Vì thế, dự kiến đầu năm 2020 Bộ Công Thương sẽ ban hành Thông tư quy định rõ trách nhiệm của người mua, người bán và cả các sàn giao dịch. Ngoài ra, Bộ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Nghị định 52 về quản lý thương mại điện tử năm 2013. Bởi từ đó đến nay thương mại điện tử đã phát triển như vũ bão nên đã đến lúc cần có một chế tài phù hợp để quản lý lĩnh vực này chặt chẽ hơn và phù hợp với thực tiễn hơn. Để quản lý tốt về thương mại điện tử, việc ký kết những cam kết với các website thương mại điện tử đã thể hiện sự quyết tâm và nghiêm túc của các chủ thể tham gia thương mại điện tử. Dưới góc độ kiểm tra, kiểm soát thị trường, ông Trần Hữu Linh cho biết sẽ có kế hoạch cao điểm để kiểm tra quyết liệt hơn và và trọng tâm là các sàn giao dịch thương mại điện tử để ngăn ngừa các hành vi vi phạm nhất là trong môi trường mạng internet. Đại diện đơn vị kiểm soát thực tế thị trường, ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội chia sẻ, năm 2019 Cục đã chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai kiểm tra kiểm soát về thương mại điện tử và đã phát hiện gần 1.000 vụ liên quan đến hoạt động này. Cụ thể, Cục đã xử lý 183 vụ vi phạm hành chính về thương mại điện tử với số tiền hơn 2.617 tỷ đồng. Để phát huy vai trò kiểm soát, giám sát thị trường, ông Chu Xuân Kiên cũng đề xuất cần nghiên cứu, hoàn thiện chính sách quản lý giao dịch thương mại điện tử. Ngoài ra, nên đưa các hình thức kinh doanh qua mạng xã hội (facebook), sử dụng ứng dụng cho các thiết bị công nghệ di động thông minh (zalo, viber) vào quản lý như với các website thương mại điện tử. Đặc biệt, phải có biện pháp buộc tổ chức, cá nhân chủ sở hữu gỡ bỏ các thông tin vi phạm hoặc kiến nghị tổ chức quản lý cung cấp dịch vụ thu hồi vĩnh viễn tên miền, gian hàng vi phạm. Mặt khác, cơ quan quản lý cần nỗ lực hơn trong việc triển khai các văn bản ban hành, nhất là các hoạt động, hướng dẫn người tiêu dùng cũng như phối hợp đồng bộ trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan để thương mại điện tử phát triển trong sạch và bền vững./. Uyên HươngTin liên quan
-
Thị trường
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Tìm phương thức mới để chống gian lận thương mại
20:28' - 11/11/2019
Chiều 11/11, tại Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có buổi làm việc với Tổng cục Quản lý thị trường và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường rà soát hoạt động thương mại trên địa bàn
14:02' - 05/11/2019
Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ và các Sở Công Thương tăng cường kiểm tra, rà soát hoạt động thương mại trên địa bàn.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15'
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…