Cảnh báo Mỹ tăng thuế đối với sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu sẽ cản trở đàm phán NAFTA
Đây là nhận định của ông Ignacio Martinez, Giáo sư chuyên ngành quan hệ quốc tế thuộc Đại học Quốc lập Mexico (UNAM).
Theo nhận định của Giáo sư Martinez, việc Mỹ tăng thuế đối với mặt hàng thép và nhôm sẽ trở thành chủ đề chính được thảo luận tại các cuộc đàm phán tiếp theo về NAFTA, tuy nhiên, ông cho rằng các bên sẽ khó đạt được sự đồng thuận về vấn đề này.
Ông nhấn mạnh: "Tôi không thấy triển vọng lạc quan về tái đàm phán NAFTA thành công". Ông cảnh báo sự sụp đổ của NAFTA - một thỏa thuận thương mại đã tồn tại trong 20 năm qua, sẽ gây ra hậu quả "tai hại" như châm ngòi cho các cuộc chiến tranh thương mại trực tiếp giữa 3 nước Bắc Mỹ, ngay lập tức khiến hàng triệu lao động của Mexico, Mỹ và Canada mất việc làm.
Hôm 1/3, Mỹ đã công bố kế hoạch sẽ áp mức thuế 25% và 10% lần lượt đối với mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ, trong đó có cả Mexico và Canada - hai đối tác của nước này trong NAFTA.
Theo ông Martinez, cả Mexico và Canada đều chịu ảnh hưởng bởi chính sách này của Mỹ, trong đó Canada chịu tác động lớn hơn do Ottawa là một trong những nhà cung cấp chính mặt hàng này cho thị trường Mỹ. Ông cho rằng việc Mỹ công bố kế hoạch tăng thuế nói trên giữa lúc các cuộc đàm phán NAFTA đang diễn ra sẽ khiến các cuộc thương lượng trở nên căng thẳng và khó khăn hơn.
Hiện đại diện thương mại của cả 3 nước vừa kết thúc vòng đàm phán thứ 7 về NAFTA ngày 5/3. Tại vòng đàm phán này, ba bên đã đồng thuận về 7/18 chủ đề thương mại chính. Để chuẩn bị cho vòng đám phán thứ 8 dự kiến diễn ra vào cuối tháng 3 này, các bên đang tiếp tục tìm cách kiện toàn các thỏa thuận của 8 chủ đề thương mại như nông nghiệp, các biện pháp chống tham nhũng, quyền tiếp cận các thị trường...5 chủ đề thương mại còn lại vẫn chưa được đưa ra thảo luận.
Chủ trương tăng thuế đối với mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu của Mỹ cũng đã vấp phải sự phản đối của nhiều nền kinh tế trên thế giới, làm dấy lên quan ngại về nguy cơ làm bùng nổ các cuộc chiến tranh thương mại. Nhật Bản - một đồng minh thân cận của Mỹ, ngày 6/3 hối thúc Mỹ từ bỏ kế hoạch này.
Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko khẳng định nhôm và thép chất lượng cao của Nhật Bản xuất khẩu không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia Mỹ mà đang góp phần tạo việc làm cho người dân và thúc đẩy kinh tế của Mỹ. Ông từ chối bình luận về khả năng Nhật Bản sẽ có biện pháp đáp trả Mỹ. Tuy nhiên, ông khẳng định mọi biện pháp đáp trả Mỹ, nếu có, sẽ phải tuân thủ quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết Thủ tướng Shinzo Abe đã điện đàm với người đồng cấp Canada và Australia thảo luận về kế hoạch tăng thuế của Mỹ đối với mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu. Cả 3 nước này đều là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo kế hoạch, các bộ trưởng 11 nước tham gia CPTPP sẽ ký kết CPTPP tại Chile vào ngày 8/3 tới để hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2019./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ gắn điều kiện miễn thuế thép của Mexico, Canada với một NAFTA công bằng
15:16' - 06/03/2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói Mexico và Canada sẽ không được miễn trừ mức thuế mới đối với thép và nhôm nhập khẩu nếu không đạt được một Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán lại NAFTA hoàn tất thêm 3 chương mới
07:35' - 06/03/2018
Ngày 5/3, vòng 7 tái đàm phán NAFTA đã kết thúc tại thủ đô Mexico Cityvới việc hoàn tất thêm 3 chương mới gồm các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, quy định thực tế và minh bạch.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ để ngỏ khả năng bãi bỏ thuế quan đối với thép và nhôm nếu NAFTA được ký kết
21:09' - 05/03/2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh: “Thuế quan đối với thép và nhôm sẽ chỉ được xóa bỏ nếu một thỏa thuận NAFTA mới và công bằng được ký kết”
-
Kinh tế Thế giới
Tiến triển trong vòng 7 tái đàm phán NAFTA
12:33' - 05/03/2018
Ngày 4/3, vòng 7 tái đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA, gồm Mexico, Mỹ và Canada) đã khép lại sau 8 ngày thảo luận tại thủ đô Mexico City của Mexico với những tiến triển tích cực.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
VN-Index vượt 1.330 điểm nhờ cổ phiếu trụ cột
12:18'
Thị trường chứng khoán phiên sáng nay đi lên nhờ động lực từ nhóm cổ phiếu Vingroup và một số mã cổ phiếu đầu ngành tăng mạnh.
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 22/5
08:26'
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm DPG, VCG, PVD và NKG.
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán Phố Wall lao dốc khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng vọt
06:59'
Thị trường chứng khoán Phố Wall đã trải qua một phiên giao dịch giảm điểm mạnh vào ngày 21/5, trong bối cảnh lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng vọt.
-
Chứng khoán
Thanh khoản chứng khoán đạt hơn 1 tỷ USD phiên 21/5
17:19' - 21/05/2025
Thị trường chứng khoán phiên giao dịch hôm nay khá sôi động khi thanh khoản lên tới hơn 1 tỷ USD.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5
16:34' - 21/05/2025
Đồn đoán rằng Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent có thể đề cập đến tình trạng giảm giá của đồng yen gây áp lực lên các cổ phiếu...
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán “chững lại” trong phiên sáng 21/5
12:21' - 21/05/2025
Thị trường chứng khoán diễn biến rất tích cực khi vừa mở cửa phiên sáng, tuy nhiên đà tăng đã bị thu hẹp vào cuối phiên, VN-Index chỉ còn tăng chưa tới 1 điểm.
-
Chứng khoán
DNSE hướng đến phát triển bền vững trên thị trường phái sinh
12:06' - 21/05/2025
Thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô và sự quan tâm của nhà đầu tư.
-
Chứng khoán
Cổ phiếu BCG vào diện hạn chế giao dịch
09:36' - 21/05/2025
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vừa quyết định chuyển cổ phiếu BCG của CTCP Tập đoàn Bamboo Capital từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 27/5/2025.
-
Chứng khoán
Hủy bỏ niêm yết bắt buộc cổ phiếu CVN
09:12' - 21/05/2025
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã ban hành Quyết định số 553/QĐ-SGDHN về việc hủy bỏ niêm yết bắt buộc cổ phiếu CVN của CTCP Vinam.