Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu

08:00' - 14/08/2020
BNEWS Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu như: Thiên tai, chạm chập điện... nhưng chủ yếu là do trong quá trình hoạt động, nhân viên và khách hàng bất cẩn.
Cụ thể, nhiều nơi mặc dù đã có biển cấm lửa, cấm hút thuốc, cấm sử dụng điện thoại trong khu vực cửa hàng xăng dầu, nhưng khách hàng vẫn dùng điện thoại di động; một số khách hàng chưa ra khỏi phạm vi cửa hàng đã bật quẹt lửa để hút thuốc; trong quá trình nhập xăng dầu không đảm bảo an toàn quy trình nhập nhiên liệu từ xe bồn; do bất cẩn trong quá trình bơm xăng từ xe bồn vào bể chứa làm phát sinh sự cố cháy, nổ... 

Tại Gia Lai, năm 2003 xảy ra vụ cháy cửa hàng xăng dầu Doanh nghiệp tư nhân Văn Tạo (đường Trường Sơn, phường Yên Thế, thành phố Pleiku).

Nguyên nhân do trong quá trình nhập xăng vào bồn chứa, hơi xăng thoát ra ngoài, cùng lúc đó, một nhân viên đứng đốt rác ở gần bồn chứa, lửa bắt hơi xăng bùng cháy khiến nhân viên cửa hàng xăng dầu bị bỏng nặng, sau đó tử vong. Năm 2019, thêm một vụ cháy tại cửa hàng xăng dầu Nhật Tiến (thị trấn Kon Dỡng, huyện Mang Yang) gây thiệt hại hơn 270 triệu đồng.

Theo Thượng tá Đặng Ngọc Hùng, để đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ tại các cửa hàng xăng dầu, người đứng đầu cơ sở phải thường xuyên kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy. Các nhân viên tại các cửa hàng xăng dầu phải được huấn luyện những kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy.

Những biển cảnh báo cấm sử dụng điện thoại di động, cấm lửa, cấm hút thuốc luôn được đặt tại những vị trí dễ thấy. Cùng với đó, các cơ sở kinh doanh xăng dầu trước khi hoạt động phải được thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy; thường xuyên tự kiểm tra các phương tiện chữa cháy tại chỗ được trang bị, phân công nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên thường trực sẵn sàng khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

Quá trình xuất, nhập xăng dầu cần thực hiện nghiêm chỉnh, tuyệt đối tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy; thường xuyên kiểm tra việc sử dụng điện tại cửa hàng, dây dẫn điện phải đặt trong ống bảo vệ, có thiết bị bảo vệ tự động, độ chính xác cao.

Đối với người dân, khi đến các cơ sở kinh doanh xăng dầu để mua xăng dầu phải chấp hành nghiêm các quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy như: Tắt máy, không sử dụng điện thoại di động, không hút thuốc lá, không sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt.

Đặc biệt, trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, giá xăng dầu có nhiều biến động, một số người dân trên địa bàn đã mua xăng, dầu để dự trữ. Đây là loại nhiên liệu tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy, nổ, nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe con người và tài sản, nếu chúng ta không tuân thủ các quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy thì hậu quả sẽ khôn lường./.

>>Xử phạt trường hợp vi phạm kinh doanh xăng, dầu gần 80 triệu đồng

Thượng tá Đặng Ngọc Hùng, Phó trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị đã đưa ra nhiều khuyến cáo, cảnh báo phòng, chống cháy nổ tại các cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn, nhất là vào mùa nắng nóng kéo dài như hiện nay, để hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy nổ do xăng, dầu gây ra.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu như: Thiên tai, sét đánh, chạm chập điện... nhưng chủ yếu là do trong quá trình hoạt động, nhân viên và khách hàng bất cẩn, vi phạm các quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục