Cảnh báo suy thoái xuất hiện tại nhiều “ngõ ngách” kinh tế toàn cầu
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã bất ngờ hạ lãi suất hôm 15/8, sau khi ghi nhận các dữ liệu cho thấy hoạt động của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã chậm lại trên diện rộng trong tháng 7/2022, khiến giá dầu giảm mạnh và làm dấy lên lo ngại về suy thoái toàn cầu.
Theo đó, đi ngược với xu hướng toàn cầu, PBoC đã hạ lãi suất từ 2,85% xuống 2,75% đối với các khoản vay kỳ hạn một năm được áp dụng cho các tổ chức tài chính, qua đó "bơm" thêm 400 tỷ nhân dân tệ vào thị trường.
Song song với đó, giá dầu thế giới cũng đi xuống sau khi số liệu kinh tế đáng thất vọng của Trung Quốc. Chốt phiên này, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn giảm 3,05 USD (3,1%) xuống 95,10 USD/thùng sau khi giảm 1,5% trong phiên cuối tuần trước. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 2,68 USD (2,9%) xuống 89,41 USD/thùng sau khi giảm 2,4% trong phiên trước.
* Trung Quốc: Cỗ máy tăng trưởng phải “phanh gấp”
Hiệu suất hoạt động quá thấp là tín hiệu cho thấy đà phục hồi kinh tế Trung Quốc đang chậm lại trong bối cảnh một loạt thách thức kinh tế, bao gồm những ảnh hưởng từ chính sách “Không COVID” của nước này và cuộc khủng hoảng bất động sản.
Trong khi đó, xu hướng nhu cầu giảm từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng gióng lên một hồi chuông báo động đối với các thị trường năng lượng.Cũng giống như các ngân hàng trung ương khác, PBoC đang phải đối mặt với nhiều xung đột chính sách, khi các nhà hoạch định chính sách đang theo dõi chặt chẽ chỉ số lạm phát và mức nợ vốn đang tăng cao.Tuy nhiên, phát triển kinh tế dường như được ưu tiên hơn, khiến ngân hàng trung ương quyết định cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn lần giảm đầu tiên kể từ tháng 1/2022, xuống 2,75%, mức giảm tương đương 10 điểm cơ bản.Julian Evans-Pritchard, một chuyên gia kinh tế chuyên về Trung Quốc thuộc công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics, cho biết, “dường như ngân hàng trung ương đã nhận ra rằng nền kinh tế đang gặp phải một vấn đề cấp bách hơn”.Dữ liệu vào tháng Bảy cho thấy các động lực kinh tế hoạt động mờ nhạt, tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại và dường như ít phản ứng với việc nới lỏng chính sách hơn so với thời kỳ suy thoái kinh tế trước đó.Số liệu về cả doanh thu bán lẻ và sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng Bảy đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, với các mức tăng lần lượt là 2,7% và 3,8%. Tuy nhiên, kết quả này vẫn thấp hơn so với dự báo tăng trưởng lần lượt là 5% và 4,6%, và cả hai chỉ số đều tăng chậm lại so với mức được ghi nhận vào tháng Sáu, theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS).Diễn biến tại Trung Quốc đã khiến Phố Wall rơi vào trạng thái hỗn loạn trước khi “lội ngược dòng” và tăng điểm trong phiên giao dịch 15/8. Khép lại phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,5% lên 33.912,44 điểm. Trong khi chỉ số tổng hợp S&P 500 tăng 0,4% lên 4.297,14 điểm, chỉ số công nghệ Nasdaq ghi thêm 0,6% và đóng phiên ở mức 13.128,05 điểm."Đà phục hồi kinh tế đã chậm lại", phát ngôn viên chính phủ Fu Linghui nói trong một cuộc họp báo, hãng tin AP đưa tin. Theo phát ngôn viên này, Trung Quốc cần nỗ lực nhiều hơn nữa để củng cố các nền tảng phục hồi kinh tế.
Trong nhiều tháng, một lượng lớn người mua nhà Trung Quốc đã từ chối đóng tiếp tiền nhà cho những dự án bán trước chưa hoàn thiện nếu như những công trình này không nối lại hoạt động xây dựng, khiến giá trị bất động sản sụt giảm.
Làn sóng “tẩy chay thế chấp”, xảy ra tại hơn 100 dự án bị trì hoãn, làm dấy lên lo ngại rằng thị trường bất động sản có thể sụp đổ. Nếu điều này xảy ra, hệ thống tài chính quốc gia Trung Quốc có thể bị suy yếu, mang lại tác động xấu đối với kinh tế toàn cầu.Trong hơn một thập kỷ, xây dựng và bất động sản là “bàn đạp” giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đồng thời tạo ra một tầng lớp trung lưu mới nổi. Trong bối cảnh đó, giới chuyên gia bày tỏ lo ngại về tác động khủng khiếp của cuộc khủng hoảng thế chấp và những thiệt hại mà cuộc khủng hoảng này có thể gây ra.
Suy thoái kinh tế càng trầm trọng hơn do hậu quả từ những nỗ lực của Trung Quốc trong việc ngăn chặn làn sóng lây lan mới nhất của đại dịch COVID-19. Năm ngoái, Trung Quốc đã nối lại nhiều hoạt động kinh tế trước đại dịch và trở thành nền kinh tế lớn đi đầu trong quá trình phục hồi, bất chấp những hạn chế về đi lại.
Tuy nhiên, sự phục hồi chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Các quốc gia theo đuổi những chính sách đối phó ít nghiêm ngặt hơn đã phần lớn mở cửa trở lại các doanh nghiệp, trường học và các dịch vụ chính phủ của họ.Đồng quan điểm này, chuyên gia kinh tế Evans-Pritchard cho biết, trong một báo cáo nghiên cứu hôm 15/8 rằng dữ liệu tháng Bảy cho thấy sự phục hồi kinh tế sau đại dịch đã mất đà do những biện pháp chống COVID-19 nghiêm ngặt và làn sóng “tẩy chay thế chấp”, vốn đang đặt ra những thách thức nghiêm trọng cho lĩnh vực bất động sản.
* Cảnh báo suy thoái xuất hiện ở khắp nơi
Các dữ liệu kinh tế tiêu cực đã phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau của các thị trường tài chính và tầm quan trọng của kinh tế Trung Quốc. Những lo ngại về suy thoái toàn cầu đã gia tăng kể từ cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine, khiến giá dầu, lúa mỳ và phân bón tăng vọt.
Điều này cũng cho thấy bản chất phục hồi không đồng đều giữa các nền kinh tế trong thời kỳ hậu COVID-19. Tuần trước, một báo cáo lạm phát lạc quan đã được công bố tại Mỹ, trong khi dữ liệu về thị trường việc làm mới cũng cho thấy các nhà tuyển dụng đã bổ sung thêm 528.000 việc làm trong tháng 7/2022, đưa chỉ số thất nghiệp tại nền kinh tế lớn nhất thế giới xuống 3,5% - mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020.
Thị trường việc làm Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ từ những tổn thất do đại dịch gây ra. Động lực này đã mang lại cho người lao động mức tăng lương cao lịch sử cũng như nhiều đòn bẩy trong công việc của họ.
Mặc dù vậy, các chuyên gia kinh tế và các quan chức Nhà Trắng vẫn cho rằng sự chậm lại trong tăng trưởng việc làm tại Mỹ, được ghi nhận vào tháng trước, là đáng lo ngại.
Lạm phát tại Mỹ đã đạt mức cao nhất trong 40 năm và nền kinh tế cũng suy giảm trong phần lớn của năm 2022. Điều này khiến thị trường tài chính Phố Wall đánh mất hàng nghìn tỷ USD giá trị trong năm nay, chỉ số đo lường tâm lý người tiêu dùng cũng rơi xuống mức thấp kỷ lục vào tháng Sáu.Cùng với Trung Quốc và Mỹ, dấu hiệu suy thoái đang xuất hiện ở khắp nơi. Ngày 21/7, Liên minh châu Âu (EU) đã tăng lãi suất trong một nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát, chấm dứt kỷ nguyên “tiền rẻ” được thúc đẩy trong nhiều năm.Hai tuần sau đó, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cũng tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5 điểm phần trăm - là mức tăng lớn nhất kể từ năm 1995 - và cảnh báo rằng kinh tế Anh sẽ bước vào một cuộc suy thoái kéo dài trước khi năm 2022 kết thúc./.Tin liên quan
-
Đời sống
Trung Quốc hứng chịu các đợt nắng nóng kỷ lục
20:18' - 17/08/2022
Tính đến ngày 15/8, Trung Quốc đã trải qua 64 ngày nắng nóng, cao hơn so với kỷ lục 62 ngày ghi nhận năm 2013. Tổng cộng có 262 trạm quan trắc ghi nhận nhiệt độ 40 độ C.
-
Tài chính
Trung Quốc giảm nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ trong bảy tháng liên tiếp
07:05' - 17/08/2022
Trung Quốc vào tháng Sáu đã giảm lượng trái phiếu Kho bạc Mỹ do nước này nắm giữ trong tháng thứ bảy liên tiếp.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên 15/8 bất chấp số liệu yếu của Trung Quốc
07:44' - 16/08/2022
Chứng khoán Mỹ “lội ngược dòng” và tăng điểm trong phiên giao dịch 15/8, qua đó kéo dài đà tăng tích cực cho thị trường này bắt đầu từ tháng trước.
-
Chứng khoán
Giới phân tích dự báo các công ty Trung Quốc kế tiếp hủy niêm yết tại Mỹ
07:19' - 16/08/2022
Các nhà phân tích dự đoán rằng các công ty tiếp theo có khả năng bị hủy niêm yết tại Mỹ sẽ là các hãng hàng không Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc sẽ "dẫn dắt" công nghệ 6G trong tương lai?
05:30' - 16/08/2022
Trung Quốc đang tập trung “chạy nước rút” để hướng tới công nghệ 6G. Tập đoàn China Mobile đã phát hành Sách trắng kỹ thuật về mạng 6G, trong đó phác thảo thiết kế tổng thể về cấu trúc mạng 6G.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc tiếp tục cảnh báo nắng nóng nghiêm trọng tại nhiều địa phương
21:14' - 15/08/2022
Ngày 15/8, Trung tâm Khí tượng Quốc gia (NMC) của Trung Quốc đã tiếp tục ra cảnh báo đỏ với nhiệt độ cao, mức cảnh báo nghiêm trọng nhất trong thang cảnh báo thời tiết gồm 4 cấp.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục duy trì đà phục hồi
18:12' - 15/08/2022
Nền kinh tế Trung Quốc duy trì được xu hướng phục hồi trong tháng 7 với các chỉ dấu kinh tế lớn đều ghi nhận mức tăng trưởng ổn định bất chấp tình hình dịch COVID-19 trong nước và các đợt nắng nóng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30'
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Chuyển đổi năng lượng - “thế khó” cuả Nhật Bản
05:30'
Nhật Bản đang cân nhắc đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của đất nước vào năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.