Cảnh giác “tín dụng đen”
Từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bến Tre liên tục xuất hiện nhiều vụ vỡ nợ do vay “tín dụng đen”. Vì hoàn cảnh khó khăn và thiếu hiểu biết, nhiều người dân đã vay vốn cũng như thỏa thuận về việc vay thông qua các đối tượng cho vay lãi suất cao, hình thức cho vay đơn giản.... Hiện các ngành, các cấp của tỉnh đang vào cuộc để kéo giảm tình trạng này.
Thủ tục vay nhanh, gọn Thời gian gần đây, đi dọc các tuyến đường liên ấp, liên xã thuộc các huyện, thành phố của Bến Tre rất dễ dàng bắt gặp những tờ rơi quảng cáo cho vay không cần thế chấp, cho vay với lãi suất không đồng, cho vay chỉ cần sim điện thoại,... dán khắp các gốc cây. Đó là một trong những chiêu thức của “tín dụng đen” lôi kéo người vay vốn đang hoạt động ở Bến Tre. “Tín dụng đen” vay dễ, vay nhanh không thế chấp nên người vay ít quan tâm đến các điều kiện ràng buộc khi đi vay, lãi suất theo thỏa thuận giữa hai bên. Vì vậy, nhiều người thiếu hiểu biết đã rơi vào bẫy “tín dụng đen” mà không hay biết. “Tín dụng đen” ở Bến Tre thường “núp bóng” các hình thức như: dịch vụ cầm đồ, xe ô tô hoặc mô tô; cho vay với hình thức hợp đồng mua bán nhà đất; cho vay thế chấp sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, giấy đăng ký xe mô tô, bảo hiểm y tế… Thời gian qua, hình thức cho vay bằng hợp đồng mua bán nhà đất đã đẩy nhiều nạn nhân rơi vào cảnh mất nhà, mất đất mà không hay biết. Anh V.D.K., thành phố Bến Tre cho biết anh vừa bỏ ra số tiền hơn 200 triệu đồng để mua lại hơn 100m2 diện tích đất ngôi nhà anh đang ở cũng chỉ vì “tín dụng đen”. Theo anh K., cách nay nửa năm, cả gia đình anh đang sống yên ổn thì bị các đối tượng lạ mặt đến đe dọa... phải trả tiền chuộc miếng đất hơn 2.000m2 mà gia đình đang ở mấy chục năm.Khi tìm hiểu sự việc, anh K. và gia đình mới biết được một thành viên trong gia đình vì chơi cá độ bóng đá nợ số tiền lớn nên lừa gia đình thế chấp giấy tờ sử dụng đất của gia đình cho “tín dụng đen”. Khi đến phường trích lục hồ sơ đất thì diện tích đất của gia đình anh K. đã thuộc quyền sử dụng của người khác và nếu muốn tiếp tục ở thì phải mua lại.
Theo ông Ngô Thanh Hưng, Trưởng phòng Tư pháp thành phố Bến Tre thực tế, khi vay "tín dụng đen" người dân không cần thế chấp, được vay nhanh và chỉ là mối quan hệ giao dịch giữa người cho vay và người vay mà không cần đến sự can thiệp của tổ chức tín dụng có đầy đủ tư cách pháp nhân.Đây là hoạt động tín dụng ngầm giữa người huy động vốn và người cho vay mà không chịu sự quản lý của tổ chức ngân hàng hay cơ quan Nhà nước nào. Sự ràng buộc giữa người cho vay và người huy động vốn chỉ là những tờ giấy viết tay, trong khi không hề có sự chứng kiến của cơ quan quản lý Nhà nước.
Tại huyện Bình Đại, có 3 công ty tài chính, tổ chức tín dụng (địa chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh) hoạt động cho vay dưới hình thức vay tiêu dùng, gồm: Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, Công ty Tài chính MyCenter CREDIT, Công ty Tài chính DIU CREDIT. Tất cả 3 công ty tài chính, tổ chức tín dụng này khi thực hiện cho vay trên địa bàn huyện, chỉ giao dịch trực tiếp với người vay, không thông qua chính quyền địa phương. Ngoài ra, huyện Bình Đại hiện có 46 đối tượng hoạt động cho vay. Việc cho vay thường thỏa thuận bằng miệng hoặc viết giấy tay không ghi nhận mức lãi suất, chỉ ghi số tiền cho vay và thời hạn trả nợ, cả người cho vay và người vay đều giấu kín hoạt động của mình, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xử lý khi phát sinh vụ việc. Đại tá Trần Thị Bé Nhân, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre cho biết, tình hình cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” hiện rất phức tạp. Trên địa bàn tỉnh, ngoài các đối tượng tại địa phương, thời gian gần đây, xuất hiện nhiều đối tượng ở nơi khác đến hoạt động cho vay nặng lãi, “tín dụng đen”. Nạn nhân mà các đối tượng này nhắm tới là người đam mê cờ bạc, cá độ, người có tư tưởng lười lao động nhưng thích ham chơi, đua đòi hoặc những người làm ăn thua lỗ,... Các đối tượng cho vay với mức lãi suất “cắt cổ” 20%/tháng và khống chế người vay thế chấp tài sản nhà ở, ruộng, đất... Nếu người vay không trả được nợ sẽ đem giấy tờ này đi công chứng, hợp thức hóa. Nếu như người vay không có tài sản thì đối tượng cho vay sử dụng băng nhóm đòi nợ thuê uy hiếp, đe dọa, gây thương tích đối với người vay tiền. Khi sự việc xảy ra, người vay tiền vì nhiều lý do nên không khai báo các cơ quan chức năng xử lý. Còn người cho vay dựa vào yếu tố này để chiếm dụng tiền cho vay. Hoạt động cho vay nặng lãi theo hình thức “tín dụng đen” tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh trật tự, phát sinh tội phạm cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản,... Tín dụng chính sách đẩy lùi “tín dụng đen” Hiện Công an tỉnh Bến Tre đang thụ lý làm rõ 3 vụ nghi là băng nhóm bảo kê cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre Trần Thị Bé Nhân, việc xử lý đối tượng cho vay nặng lãi cũng gặp khó khăn như phải chứng minh được đối tượng cho vay nặng lãi đang làm nghề cho vay nặng lãi là nghề mưu sinh. Trước tình trạng người dân rơi vào bẫy “tín dụng đen” ngày càng tăng, nhiều ý kiến của các cấp lãnh đạo địa phương, đoàn thể ở Bến Tre cho rằng nhà nước nên tạo điều kiện để thành lập thêm các quỹ tín dụng nhân dân để người dân được vay ở nơi an toàn. Ngoài ra, ngành ngân hàng nên giảm các thủ tục hành chính gây khó khăn cho người dân khi muốn vay vốn. Để giải quyết tình hình cho vay tín dụng đen, lãi suất cao, các ngành chức năng và chính quyền địa phương tăng cường quản lý, siết chặt các hoạt động cho vay, huy động vốn tự phát; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, giúp tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân nâng cao hiểu biết, nhận thức và cảnh giác cao trước thủ đoạn của các đối tượng hoạt động "tín dụng đen". Theo ông Nguyễn Văn Đảm, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre, để kéo giảm tình trạng người dân bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo tìm đến các hình thức “tín dụng đen”, các ngân hàng cần có cơ chế chính sách thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân, tăng cường các nguồn vốn cho đối tượng có nhu cầu tiếp cận vay an toàn, nhanh chóng, thuận tiện, qua đó hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, vay “tín dụng đen”,... Cũng theo ông Nguyễn Văn Đảm hiện nay, hầu hết các đoàn thể đều có nguồn quỹ cho vay. Vì vậy, cần hướng dẫn người dân biết những nguồn vốn có lãi sất cho vay thấp, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận để không phải vay nặng lãi, vay “tín dụng đen”. Lấy tín dụng đỏ, tín dụng chính sách để đẩy lùi “tín dụng đen”. Chính quyền địa phương cần tăng cường quản lý, siết chặt các hoạt động cho vay, huy động vốn tự phát; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, giúp người dân nâng cao hiểu biết và cảnh giác cao trước thủ đọan của các đối tượng hoạt động “tín dụng đen”. Ông Trương Công Lý, Phó Chánh văn phòng UBND huyện Bình Đại đề xuất các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vay tín dụng với những chế tài xử lý cụ thể, rõ ràng và cần bổ sung hình phạt đối với nhóm hành vi vi phạm liên quan đến “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi để có cơ sở pháp lý khi xử lý trong thực tế. Phó Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre Trần Thị Bé Nhân cũng đề nghị các địa phương tăng cường quản lý nhà nước về việc cấp giấy phép kinh doanh chứng thực cho các phòng công chứng tư. Qua xác minh, làm rõ những vụ việc cho vay nặng lãi vừa qua cho thấy, hầu hết có liên quan đến công chứng./.>>> Nhức nhối nạn "tín dụng đen" vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bao giờ khu vực tam nông hết “khát” vốn?
20:34' - 14/05/2018
Trong buổi đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với nông dân diễn ra tại Hải Dương mới đây, câu chuyện tiếp cận vốn khu vực tam nông lại một lần nữa được xới lại.
-
Kinh tế và pháp luật
Mở rộng điều tra hoạt động tín dụng đen của một nhóm đối tượng ở Bình Dương
16:48' - 24/04/2018
Công an thị xã Dĩ An, Bình Dương đang mở rộng điều tra hoạt động của băng nhóm dùng hung khí bắt giữ người trái pháp luật, sau đó đánh đập rồi "siết nợ".
-
Tài chính & Ngân hàng
Làm gì để Quỹ tín dụng nhân dân phát huy hiệu quả ?
08:17' - 16/04/2018
Trên thực tế, Quỹ tín dụng nhân dân mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu vay vốn của khu vực nông nghiệp, nông thôn và các hộ gia đình.
-
Ngân hàng
Lập hành lang pháp lý an toàn cho quỹ tín dụng nhân dân
09:39' - 15/04/2018
Trong quá trình hoạt động, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân vẫn bộc lộ những hạn chế, cần được "nắn" trong dòng chảy hệ thống tín dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
NHNN: Yêu cầu các tổ chức tín dụng ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay
20:36'
Ngày 27/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Có lộ trình để tránh tạo “cú sốc”
17:05'
Đại biểu Quốc hội đều nhất trí việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng phải dựa trên cơ sở cân nhắc sự hài hòa giữa tăng thu ngân sách nhà nước, thay đổi hành vi tiêu dùng với đảm bảo việc làm...
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc bảo vệ đồng NDT trước nguy cơ thuế mới
16:41'
Một ngưỡng quan trọng của đồng NDT đang dần hình thành, khi Trung Quốc siết chặt kiểm soát đồng tiền này trước nguy cơ bị áp thuế mới từ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng ruble yếu giúp xuất khẩu của Nga tăng tốc
08:40'
Trong tuần này, đồng ruble của Nga đã giảm xuống mức thấp nhất so với đồng đôla Mỹ và nhân dân tệ Trung Quốc kể từ tháng 3/2022.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an ký quy chế phối hợp bảo đảm an ninh lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng
21:01' - 26/11/2024
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Công an đã phối hợp tổ chức lễ ký Quy chế phối hợp giữa hai cơ quan này trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự và lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tiền tệ phản ứng thế nào trước quyết định của ông Donald Trump?
06:30' - 26/11/2024
Nhà phân tích Felix Ryan tại ngân hàng ANZ cho biết phản ứng hiện tại có thể dẫn đến sự điều chỉnh ngắn hạn của đồng USD nếu lợi suất trái phiếu Mỹ giảm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tại sao đồng won lại yếu thế trước sức mạnh của đồng USD?
09:43' - 25/11/2024
Các nhà phân tích và cơ quan quản lý ngoại hối hiện dự đoán rằng giá trị đồng won Hàn Quốc có thể vẫn yếu trong nhiều tháng tới và tỷ giá 1.400 won đổi 1 USD có thể trở thành "mức bình thường mới".
-
Tài chính & Ngân hàng
Thành lập tổ công tác ngành thuế hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử
17:25' - 24/11/2024
Ngành thuế cần thành lập ngay Tổ công tác hỗ trợ cung cấp thông tin từ các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vietcombank mở cửa ngoài giờ hành chính phục vụ khách hàng cập nhật sinh trắc học
08:03' - 24/11/2024
Vietcombank sẽ mở cửa các điểm giao dịch ngoài giờ hành chính từ nay đến hết ngày 15/1/2025 để phục vụ khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học và thông tin giấy tờ tùy thân.