Cạnh tranh Mỹ-Trung: Các nhà sản xuất chip đẩy nhanh di dời cơ sở sản xuất
Đây là nhận định của ông Chris Miller, tác giả cuốn sách có nhan đề “Cuộc chiến chip” và là nhà nghiên cứu ở Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI).
Khi hãng chế tạo linh kiện điện tử và máy tính đa quốc gia Foxconn của Đài Loan (Trung Quốc) quyết định xây dựng nhà máy sản xuất màn hình mới ở bang Wisconsin (Mỹ) vào năm 2018, nhiều nhà phân tích và lãnh đạo ngành công nghệ chip đã đánh giá đây là một ví dụ điển hình về lý do tại sao các chính trị gia không nên can thiệp vào chuỗi cung ứng.
Mặc dù được kỳ vọng rằng “siêu nhà máy” của Foxconn sẽ mang lại việc làm cho khu vực, người dân Wisconsin sớm biết rằng công ty Foxconn chỉ đầu tư vì được hứa trợ cấp hàng tỷ USD với các quy tắc về môi trường được nói lỏng. Nhưng Foxconn giảm mạnh vốn đầu tư cho nhà máy từ 10 tỷ USD xuống còn chưa đến 1 tỷ USD vài năm sau đó.
5 năm trôi qua kể từ sự kiện đó, căng thẳng Mỹ-Trung trên mặt trận công nghệ ngày càng gia tăng và đã dần tái định hình chuỗi cung ứng bán dẫn. Nhà máy của Foxconn ở Wisconsin nhỏ hơn nhiều so với hứa hẹn ban đầu, nhưng tập đoàn sản xuất chip TSMC của Đài Loan sẽ sớm khai trương một nhà máy mới ở bang Arizona (Mỹ).Hầu như tất cả các khoản đầu tư trước đây của TSMC đều là ở Đài Loan hoặc Trung Quốc Đại lục, nhưng hiện nay, công ty đang đa dạng hóa cơ sở sản xuất với việc xây dựng mộ t nhà máy sản xuất chip mới ở Nhật Bản và xem xét thiết lập một nhà máy ở Singapore.
Căng thẳng Mỹ-Trung trong lĩnh vực sản xuất chip đã nóng lên gần đây, với Chính quyền Mỹ ngày 7/10 công bố các quy định kiểm soát xuất khẩu mới nhằm hạn chế sự tiếp cận của Trung Quốc đối với phần mềm và thiết bị sản xuất chip của Mỹ. Các quy định này áp dụng cho các các công ty nước ngoài đang sử dụng công nghệ và máy móc của Mỹ để sản xuất chip. Một số công ty chip nước ngoài có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc đang phải “đau đầu” vì những hạn chế mới này. Nhà sản xuất chip Hàn Quốc SK Hynix đã bị hạn chế khả năng nâng cấp thiết bị in thạch bản quan trọng cho nhà máy của công ty này ở thành phố Vô Tích của Trung Quốc. Điều này sẽ khiến SK Hynix không thể sản xuất chip thế hệ mới ở đó. Bên cạnh yếu tố Mỹ-Trung, các chính sách trợ cấp của các quốc gia cũng đang thay đổi cơ cấu của ngành chip. Gần đây, Mỹ đã ban hành Đạo luật Khoa học và CHIPS, dự chi hơn 50 tỷ USD trợ cấp và ưu đãi thuế nhằm khuyến khích hoạt động sản xuất chip ở trong nước.Đạo luật này đã thúc đẩy TSMC và nhà sản xuất chip Hàn Quốc Samsung xây dựng các nhà máy mới ở bang Arizona và bang Texas. Châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ cũng đang đưa ra chính sách trợ cấp chip và khi địa điểm sản xuất chip thay đổi, chuỗi cung ứng vật liệu và vật tư cho các sản phẩm chip buộc cũng thay đổi theo.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là nước có chương trình trợ cấp dành cho lĩnh vực bán dẫn lớn nhất thế giới. Một loạt cơ sở mới sản xuất chip sử dụng công nghệ cấp thấp sắp đi vào hoạt động ở Trung Quốc. Điều này có thể làm giảm giá chip trong phân khúc này đồng thời châm ngòi cho các cáo buộc bán phá giá và tranh chấp thương mại. Các khoản trợ cấp của Chính phủ Trung Quốc dành cho công ty sản xuất chip Nand Yangtze Memory Technologies Corporation (YMTC) dường như đã có hiệu quả.Hãng công nghệ Apple đang xem xét sử dụng chip nhớ 3D Nand của YMTC cho dòng điện thoại iPhone 14. Trước đây loại chip này được Apple mua từ các công ty Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc Mỹ.
Sự cạnh tranh của Mỹ và Trung Quốc trong ngành bán dẫn cũng đang thúc đẩy sự đa dạng hóa trong chuỗi cung ứng. Cụ thể, Apple đang tăng cường lắp ráp thiết bị ở Việt Nam và Ấn Độ.Công ty này có thể sử dụng các thành phần linh kiện để lắp ráp cho iPhone dành cho khách hàng Trung Quốc khác với iPhone bán ở các thị trường khác. Apple đã giải thích với các nhà lập pháp Mỹ rằng công ty sẽ chỉ sử dụng chip nhớ của YMTC cho iPhone bán ở Trung Quốc.
Việc Apple dường như có ý định vận hành hai chuỗi cung ứng riêng biệt, một ở Trung Quốc và một bên ngoài Trung Quốc, có thể xem là định nghĩa của sự “tách rời công nghệ” giữa Mỹ và Trung Quốc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Samsung và SK duy trì hoạt động ở Trung Quốc bất chấp Mỹ hạn chế xuất khẩu chip
19:37' - 09/10/2022
Samsung và SK duy trì hoạt động ở Trung Quốc bất chấp Mỹ hạn chế xuất khẩu chip
-
Thị trường
Mỹ siết chặt xuất khẩu chip bán dẫn sang Trung Quốc
13:04' - 08/10/2022
Bộ Thương mại Mỹ ngày 7/10 công bố quy định mới về kiểm soát xuất khẩu chip và thiết bị bán dẫn nhằm hạn chế khả năng mua và sản xuất chip cao cấp của Trung Quốc.
-
Công nghệ
Micron đầu tư 100 tỷ USD cho tổ hợp sản xuất chip lớn nhất tại Mỹ
09:05' - 07/10/2022
Hãng sản xuất chip Micron Technology (Mỹ) thông báo kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD trong hơn 20 năm để xây dựng tổ hợp nhà máy sản xuất chip máy tính tại New York để thúc đẩy hoạt động sản xuất chip ở Mỹ.
-
DN cần biết
Intel chọn địa điểm đặt nhà máy sản xuất chip mới tại Italy
07:30' - 02/10/2022
Nguồn thạo tin cho biết, Chính phủ sắp mãn nhiệm của Thủ tướng Italy Mario Draghi và tập đoàn công nghệ Intel (Mỹ) đã chọn thị trấn Vigasio ở vùng Veneto, Italy làm địa điểm đặt nhà máy sản xuất chip.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Xây dựng kinh tế số địa phương trên nền tảng chuỗi cung ứng công nghệ cao
13:30' - 24/04/2025
Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) Vũ Quốc Huy cho biết, Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và lực lượng lao động năng động,
-
Công nghệ
Thúc đẩy sáng tạo và lan tỏa tri thức số đến toàn dân
08:23' - 24/04/2025
Chiều 23/4, tỉnh Lạng Sơn khai trương cổng thông tin điện tử phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tỉnh tại địa chỉ: https://nq57.langson.gov.vn.
-
Công nghệ
Robot hình người của Tesla gặp trở ngại do chính sách xuất khẩu của Trung Quốc
13:40' - 23/04/2025
Tham vọng chinh phục thế giới robot hình người của hãng xe điện Tesla (Mỹ) đang gặp trở ngại lớn do chính sách xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc.
-
Công nghệ
Giúp trẻ em vùng biên tiếp cập chuyển đổi số
13:30' - 23/04/2025
Đồn Biên phòng Ninh Phước, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa đã hỗ trợ học bổng “Nâng bước em đến trường” hằng tháng cho học sinh.
-
Công nghệ
Truyền cảm hứng nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đời sống
07:30' - 23/04/2025
Trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão, trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là xu hướng mà đã trở thành một phần hiện hữu trong mọi lĩnh vực đời sống.
-
Công nghệ
Magnificent Seven mất 4.200 tỷ USD sau 3 tháng ông D.Trump trở lại Nhà Trắng
17:41' - 22/04/2025
4,2 nghìn tỷ USD vốn hóa thị trường của nhóm “Magnificent Seven” (biệt danh được giới tài chính đặt cho 7 hãng công nghệ hàng đầu nước Mỹ) đã bốc hơi chỉ sau 3 tháng ông D.Trump trở lại Nhà Trắng.
-
Công nghệ
Vĩnh Phúc: Số hóa di sản để bảo tồn, phát huy giá trị bền vững
07:30' - 22/04/2025
Du khách có thể sử dụng thiết bị thông minh truy cập vào ứng dụng, hoặc quét mã QR tại chỗ để nghe thuyết minh tự động giới thiệu về Văn Miếu tỉnh bằng 4 thứ tiếng.
-
Công nghệ
Chuyển đổi số tiến tới xây dựng thành công mô hình bệnh viện thông minh
07:30' - 21/04/2025
Chuyển đổi số được xem là xu thế tất yếu, đặc biệt trong ngành y tế.
-
Công nghệ
Những thay đổi đáng chú ý trong bản cập nhật của ChatGPT
13:30' - 20/04/2025
OpenAI vừa tung ra một bản cập nhật cho ChatGPT, giới thiệu hai mô hình ngôn ngữ mới mang tên o3 và o4-mini, dự kiến mang lại trải nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) khác biệt so với trước đó cho.