Cập nhật COVID-19 ngày 1/6: Châu Á diễn biến lo ngại, Việt Nam 0 ca mới
Cập nhật mới nhất COVID-19 trên trang mạng worldometers.info cho biết, tính đến 6h ngày 1/6 (giờ Việt Nam), thế giới có hơn 6,25 triệu người mắc bệnh viêm đường hô hấp COVID-19 trong đó gần 374 nghìn người đã tử vong.
Là nước có số ca mắc COVID-19 lớn nhất thế giới, Mỹ cũng tiếp tục là nước có số ca tử vong cao nhất thế giới với 106.176 người (tăng 619 người). Tiếp đó là Anh với 38.489 người tử vong (tăng 113 người), Italy với 33.415 người tử vong (tăng 75 người), Brazil với 29.314 người tử vong (tăng 480 người) và Pháp với 28.802 người tử vong (tăng 31 người).Số bệnh nhân khỏi bệnh là gần 2,8 triệu người. Số bệnh nhân đang điều trị trên toàn cầu là hơn 3,1 triệu ca với 2% số này trong tình trạng nặng hoặc nguy kịch.Còn tại Việt Nam, cập nhật 6h ngày 1/6, 0 ca mắc mới. Tính đến giờ, Việt Nam có 328 ca mắc COVID-19. Đặc biệt, hôm nay là ngày thứ 46 liên tiếp Việt Nam không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. DIỄN BIẾN CHÍNH VỀ DỊCH COVID-19 TRONG 24H QUA*Bộ Y tế LB Nga đã cấp phép cho thuốc đầu tiên chống virus SARS-CoV-2Thuốc này có tên gọi Avifavir do Quĩ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) và công ty “Trung tâm công nghệ cao ChemRar” hợp tác sản xuất.
Loại thuốc này đã chứng minh hiệu quả cao trong điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 trong các thử nghiệm lâm sàng và Avifavir là thuốc chống virus trực tiếp đầu tiên được đăng ký tại LB Nga. Thuốc này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, vì nó được lưu hành tại Nhật Bản từ năm 2014 chống lại các dạng cúm nặng.
*Dịch bệnh tại châu Á diễn biến đáng lo ngạiẤn Độ lần đầu tiên ghi nhận mức kỷ lục hơn 8.380 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới trong vòng 24 giờ, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 ở nước này lên 182.143 người, trong đó có 5.164 trường hợp tử vong.
Ấn Độ đã áp đặt lệnh phong tỏa sâu rộng và chưa từng có tiền lệ trên quy mô toàn quốc để ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ ngày 25/3. Khi đó, tổng số ca mắc COVID-19 chỉ là 600 trường hợp với 12 người tử vong.Các biện pháp hạn chế sau đó đã từng bước được nới lỏng và đến hôm 30/5, Bộ An ninh Nội địa Ấn Độ đã công bố hướng dẫn sửa đổi về việc gia hạn lệnh phong tỏa nhưng chủ yếu tại "các vùng ngăn chặn" dịch bệnh cho đến ngày 30/6, đồng thời cho phép tất cả các hoạt động kinh tế được nối lại theo từng giai đoạn bên ngoài những khu vực trên.
Như vậy, trong thời gian tới, nhà chức trách Ấn Độ sẽ tập trung công tác phòng, chống COVID-19 tại các thành phố lớn như Mumbai, Delhi, Kolkata, Chennai, Ahmedabad, Hyderabad… vốn chiếm 70% tổng số ca nhiễm trên cả nước.Chính phủ Hàn Quốc đã nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội và chuyển sang tiến hành "kiểm dịch trong cuộc sống hằng ngày" bắt đầu từ 6/5 vừa qua, song ngay sau đó cơ quan y tế nước này đã phát hiện một số ổ dịch có nguy cơ lây nhiễm rất cao ở khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận, nơi chiếm tới gần một nửa dân số Hàn Quốc.Chính phủ Nhật Bản đang nghiên cứu khả năng nới lỏng các hạn chế nhập cảnh từ 4 nước, gồm Việt Nam, Australia, New Zealand và Thái Lan, vì tình hình dịch bệnh viêm đường hô hâp cấp COVID-19 tại những nước này đã ổn định. Tuy nhiên, những hạn chế nhập cảnh hiện nay vẫn sẽ có hiệu lực đến cuối tháng 6/2020.
Trung Quốc đại lục không có thêm ca mắc mới trong cộng đồng và cũng không có ca tử vong nào trong ngày 30/5. Tuy nhiên, Trung Quốc đại lục có thêm 2 ca nhiễm nhập cảnh, đều ở tỉnh Sơn Đông, nâng tổng số ca nhiễm nhập cảnh lên 1.740 ca.Tại Đông Nam Á, quân đội Indonesia (TNI) đã chế tạo thành công loại mũ bảo hiểm có thể phát hiện những người có triệu chứng bị nhiễm virus corona chủng mới. “Mũ bảo hiểm thông minh” được trang bị camera hiện đại và máy đo thân nhiệt có độ nhạy cao, có khả năng phát hiện cùng một lúc tới 13 người có nhiệt độ cao hơn bình thường ở khoảng cách từ 8 – 10 mét, từ đó cung cấp cho hệ thống máy tính của trung tâm phân tích và đưa ra những cảnh báo hoặc khuyến nghị cần thiết. Thái Lan đã thêm 4 ca mắc COVID-19 mới, song không có trường hợp tử vong. Như vậy, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở Thái Lan hồi tháng 1, quốc gia Đông Nam Á này đã ghi nhận tổng cộng 3.081 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 57 trường hợp tử vong.Malaysia phát hiện 57 ca nhiễm mới, nâng tổng số bệnh nhân nhiễm bệnh lên 7.819 người, trong đó bao gồm 115 người tử vong. Trong số 57 ca mới bị phát hiện có 10 ca nhập khẩu và trong số 47 ca nhiễm trong cộng đồng có 43 ca là người nước ngoài, chỉ có 5 ca là công dân Malaysia. Đáng chú ý, Ngoại trưởng Hishammuddin Hussein nằm trong số 46 người phải áp dụng biện pháp cách ly tại nhà sau khi một nhân viên của Bộ này cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-Cov-2.
Tại Singapore, đa số những ca dương tính với virus SARS-CoV-2 mới được phát hiện ở là người lao động nhập cư sống trong những khu nhà tập thể. Không có ca nhiễm mới từ nước ngoài đưa vào nước này. Tại Philippines, Hãng hàng không quốc gia Philippines (PAL) thông báo sẽ khôi phục một số các chuyến bay nội địa và quốc tế bắt đầu từ ngày 1/6 sau hơn 2 tháng tạm ngừng hoạt động, nhưng chủ yếu là đối với các chuyến bay đến và đi từ thủ đô Manila của nước này.Các chuyến bay quốc tế sẽ gồm các chặng bay tới Mỹ, Canada, Guam (Mỹ), Việt Nam, Trung Quốc lục địa, Malaysia, Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Bắc (Đài Loan – Trung Quốc), Singapore, Nhật Bản, các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Qatar và Saudi Arabia. PAL cũng cân nhắc việc khôi phục một số chuyến bay nhất định tới London (Anh) và Sydney (Australia) trong tháng 6/2020.*Tại châu Âu, Nga đã ghi nhận thêm 9.268 trường hợp mới nhiễm COVID-19 tại 84 chủ thể liên bang, nâng tổng số ca mắc COVID lên 405.843 người (tăng 2,3%). 3.784 (40,8%) ca nhiễm mới không có biểu hiện lâm sàng. Thủ đô Moskva tiếp tục là địa phương có nhiều ca mắc mới nhất với 2.595 trường hợp, nâng tổng số bệnh nhân tại thủ đô nước Nga lên 180.791 người.Hy Lạp sẽ tiến hành xét nghiệm COVID-19 với các du khách khởi hành từ những sân bay mà Cơ quan An toàn hàng không Liên minh châu Âu (EASA) cho là có nguy cơ dịch bệnh cao, trong bối cảnh nước này sẽ mở cửa trở lại các sân bay để đón du khách quốc tế vào ngày 15/6 tới.EASA thường cập nhật danh sách các sân bay tại những vùng dịch bệnh có nguy cơ cao lây nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 13 sân bay tại Anh, toàn bộ các sân bay ở 22 bang của nước Mỹ và các sân bay ở khu vực Ile de France quanh thủ đô Paris của Pháp.
*Châu Phi hiện có 141.535 người mắc COVID, trong đó có 4.069 ca tử vong. Tính đến nay, đại dịch COVID-19 đã lây lan tại 54 nước châu Phi; trong đó Bắc Phi là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch về cả số ca nhiễm virus và số ca tử vong. Rwanda cũng đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do bệnh COVID-19./.>>>CẬP NHẬT MỚI NHẤT DỊCH COVID-19 TẠI ĐÂY
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Nhà báo Mỹ ca ngợi thành tích chống COVID-19 của Việt Nam
21:27' - 31/05/2020
Tác giả Dana Kenedy vừa có bài viết đăng tải trên báo New York Post ca ngợi thành tích của Việt Nam trong ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế tổng hợp
Indonesia chế tạo mũ bảo hiểm phát hiện người có triệu chứng mắc COVID-19
21:06' - 31/05/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 31/5, quân đội Indonesia (TNI) thông báo đã chế tạo thành công loại mũ bảo hiểm có thể phát hiện những người có triệu chứng bị nhiễm virus Corona chủng mới.
-
Kinh tế tổng hợp
Cập nhật dịch COVID-19 tối 31/5: 45 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng
18:36' - 31/05/2020
Cập nhật mới nhất tình hình dịch COVID-19 tính đến 18h ngày 31/5, Việt Nam đã trải qua 45 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16'
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15'
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành vận tải đường biển đối mặt với nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn GPS
17:47' - 30/06/2025
Nhiều con tàu vận tải đi qua Biển Đen, Biển Đỏ, Biển Baltic và đặc biệt là Vịnh Ba Tư cùng eo biển Hormuz có nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn định vị GPS.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Giá hơn 2.000 mặt hàng thực phẩm sẽ tăng gấp 5 lần so với năm ngoái
16:54' - 30/06/2025
Kết quả khảo sát của công ty tư nhân Teikoku Databank công bố ngày 30/6 cho thấy, dự kiến giá thực phẩm sẽ tăng đối với 2.105 mặt hàng trong tháng Bảy, gấp khoảng 5 lần cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Iran hạ thấp tuyên bố của Mỹ về cuộc không kích các cơ sở hạt nhân
16:23' - 30/06/2025
Nhà lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã "phóng đại" kết quả chiến dịch không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận giảm thuế giữa Mỹ và Anh chính thức có hiệu lực
15:01' - 30/06/2025
Thỏa thuận thương mại được ký kết giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Keir Starmer, trong đó giảm một số loại thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Anh, đã chính thức có hiệu lực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ không gia hạn lệnh hoãn thuế sau ngày 9/7
10:15' - 30/06/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định không có kế hoạch gia hạn lệnh tạm hoãn áp thuế trong vòng 90 ngày đối với hầu hết các quốc gia sau ngày 9/7, thời điểm kết thúc giai đoạn đàm phán đã ấn định.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump không định gia hạn lệnh tạm hoãn thuế quan sau ngày 9/7
07:56' - 30/06/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định không có kế hoạch gia hạn lệnh tạm hoãn áp thuế trong vòng 90 ngày với hầu hết các quốc gia sau ngày 9/7, thời điểm kết thúc giai đoạn đàm phán đã ấn định.