Cập nhật COVID-19 sáng 24/5: Tình trạng báo động ở Brazil, Việt Nam thêm ca bệnh mới
Cập nhật mới nhất theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 6h30 ngày 24/5 (giờ Việt Nam) số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã gần chạm mốc 5,4 triệu người.
Cụ thể, thế giới hiện ghi nhận 5.397.778 ca mắc COVID-19, trong đó có 343.596 ca tử vong. Tính riêng trong 24h qua, đã có 99.686 ca mắc mới và 4.171 ca tử vong.Những con số này cho thấy số lượng ca bệnh ghi nhận trên toàn cầu đã tăng gấp đôi chỉ trong 1 tháng, trong đó có ít nhất 250.000 ca mới được ghi nhận chỉ trong 3 ngày qua.*Châu Âu là lục địa chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với trên 2 triệu ca nhiễm virus và hơn 170.000 ca tử vong. Trong khi đó, Mỹ là quốc gia bị tác động mạnh nhất với trên 1,6 triệu ca bệnh và hơn 98.000 ca tử vong.Khu vực có tốc độ ca nhiễm mới lây lan nhanh nhất hiện là Mỹ Latinh và Caribe, với 33.719 ca được ghi nhận hôm 22/5, so với kỷ lục cũ là 28.647 ca tại Mỹ và Canada.Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Nam Mỹ là "tâm chấn mới" của đại dịch COVID-19, trong đó tình hình tại Brazil là đặc biệt đáng báo động.*Cập nhật mới nhất dịch COVID-19 tại Việt Nam sáng 24/5 cho biết đã ghi nhận thêm 1 ca mắc mới COVID-19 là người từ Nga trở về trên chuyến bay VN0062 ngày 13/5.
Bệnh nhân được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có khả năng lây nhiễm ra cộng đồng. Như vậy, đến thời điểm này Việt Nam có 325 ca.
Ca bệnh 325 (BN325) là bệnh nhân nữ, 34 tuổi, có địa chỉ tại Gia Viễn, Ninh Bình. Bệnh nhân từng mắc COVID-19 tại Nga, đã khỏi bệnh trước khi về Việt Nam.
Như vậy, trên chuyến bay VN0062 ngày 13/5 có tổng số 32 ca mắc COVID-19, tất cả được cách ly ngay sau nhập cảnh (30 hành khách: 27 cách ly tại Thái Bình, 2 tại Hải Dương, 1 tại Quảng Ninh và 2 tiếp viên cách ly tại Thành phố Hồ Chí Minh).
Tính đến sáng 24/5, Việt Nam đã có 325 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó đã điều trị khỏi cho 267 người, chiếm 82% tổng số bệnh nhân. Trong số 58 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khỏe tại các cơ sở y tế, 6 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 4 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên.DIỄN BIẾN CHÍNH VỀ DỊCH COVID-19 TRONG 24H QUA
*Chính phủ của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã gia hạn lệnh đóng cửa biên giới thêm 30 ngày trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này đã trở thành nước có tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ.
Theo số liệu của Bộ Y tế Brazil, Brazil đã vượt Nga trở thành nước đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, về số ca mắc COVID-19 với gần 350.000 trường hợp, trong đó có hơn 22.000 người tử vong kể từ khi xảy ra đại dịch. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế tin rằng các con số này có thể còn nhiều hơn báo cáo chính thức do Brazil không tiến hành xét nghiệm hàng loạt.*Trong kỳ nghỉ cuối tuần đầu tiên sau khi Italy dỡ bỏ lệnh phong tỏa hôm 18/5, người dân trên khắp Italy đã đổ ra đường để tận hưởng các hoạt động giải trí cuối tuần như thói quen trước đây sau hơn 2 tháng phong tỏa vì đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, hoạt động của người dân đã gây lo lắng cho các cơ quan chính quyền trước việc không thực hiện đúng các quy định về phòng chống lây nhiễm vẫn còn có hiệu lực.
*Ngày 23/5, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez thông báo nước này sẽ mở cửa trở lại với khách du lịch quốc tế từ tháng 7 tới.
*Trong khi đó, các cơ quan y tế của CH Séc cho biết nước này đã kiểm soát được sự lây lan của dịch, dù vẫn còn một số trường hợp bị nhiễm bệnh trong những ngày gần đây. Do đó, Séc dự kiến cho phép mở lại nhà hàng, khách sạn và nới lỏng các quy định đeo khẩu trang từ ngày 25/5 tới.*Tại Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền nước này thông báo một số tuyến đường sắt liên tỉnh sẽ được hoạt động trở lại từ tuần tới. Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu đóng cửa nhà hàng, trường học, và đóng hầu hết đường biên giới cũng như ngừng các hoạt động đi lại giữa các thành phố lớn nhằm ngăn chặn dịch lây lan. Tuy nhiên, một số hạn chế nay đã được nới lỏng và hoạt động kinh tế dự kiến được nối lại từ tháng 6. *Ngày 23/5, Ấn Độ đã ghi nhận thêm 6.654 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 trong 24 giờ. Đây là lần thứ 2 trong vòng 1 tuần số ca nhiễm mới trong một ngày của Ấn Độ vượt 6.000 người. Chính phủ nước này khẳng định lệnh phong tỏa nhằm làm chậm quá trình dịch bệnh lây lan, và có đủ thời gian nâng cấp cơ sở hạ tầng y tế liên quan đến giường bệnh, năng lực xét nghiệm và nguồn nhân lực được đào tạo… nhằm kiểm soát dịch tốt hơn. *Trong một diễn biến liên quan, ngày 23/5, Bangladesh cũng ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất trong một ngày, khi có thêm 1.873 ca mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 32.078. Với 20 ca tử vong mới, nước này đã ghi nhận tổng cộng 452 ca tử vong.*Ngày 23/5, lần đầu tiên Trung Quốc không ghi nhận ca nhiễm mới nào kể từ khi bắt đầu thống kê về dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vào tháng 1.
*Trong khi đó, các hãng hàng không Hàn Quốc đã đồng loạt thông báo kế hoạch nối lại các đường bay quốc tế, chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu về nước của công dân Hàn Quốc tại nước ngoài trong bối cảnh dịch bệnh có phần lắng xuống.*Viện quốc gia về Các bệnh dị ứng và truyền nhiễm (NIAID) của Chính phủ Mỹ vừa cho biết thuốc kháng virus Remdesivir rút ngắn được thời gian bình phục của bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2. Đó là kết quả đầy đủ của một cuộc thử nghiệm, công bố tối 22/5 (theo giờ Mỹ), 3 tuần sau khi các chuyên gia cấp cao về bệnh truyền nhiễm của nước này thông báo nghiên cứu cho thấy loại thuốc trên có các lợi ích "rõ ràng".Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại Trung Quốc thâu tóm doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19
07:00' - 24/05/2020
Các doanh nghiệp quan trọng ở các nước phát triển, vốn đang bị sụt giảm về lợi nhuận và giá chứng khoán, có thể sẽ trở thành mục tiêu thâu tóm của các doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
COVID-19 tạo ra khoản nợ khổng lồ trên toàn cầu
05:00' - 24/05/2020
Các gói kích thích chi tiêu khổng lồ đang giúp giảm bớt thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra đối với nền kinh tế thế giới, nhưng "di sản" nợ để lại có thể tạo ra các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
-
Chuyển động DN
Dịch COVID-19: Amazon tuyển dụng 50.000 nhân viên tạm thời ở Ấn Độ
21:43' - 23/05/2020
Chi nhánh của tập đoàn Amazon tại Ấn Độ đã lên kế hoạch tuyển dụng 50.000 nhân viên thời vụ để đáp ứng sự bùng nổ của hình thức mua bán trực tuyến sau những hạn chế do dịch COVID-19 được nới lỏng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02'
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19'
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán mức thuế đối ứng
15:04'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng đàm phán về các mức thuế đối ứng đã công bố, sau khi thị trường chứng khoán Phố Wall trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực thi nhiều chính sách thu hút khách du lịch
15:03'
Trung Quốc đang triển khai nhiều chính sách nhằm thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ phải mua hàng thiết yếu với giá cao hơn do thuế nhập khẩu tăng
14:30'
Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho cà phê, chuối, vani và giấy vệ sinh trong những tuần tới, do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà sản xuất Thái Lan gấp rút tìm cách ứng phó với mức thuế quan mới của Mỹ
14:27'
Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Thái Lan, cho biết Chính phủ nên đưa ra các biện pháp để hỗ trợ ngành ô tô và các ngành công nghiệp khác bị ảnh hưởng bởi mức thuế mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu ứng phó thế nào với bài toán lạm phát - tăng trưởng?
10:28'
Theo báo La Tribune của Pháp, việc tăng thuế nhập khẩu có nguy cơ làm chậm tăng trưởng khu vực đồng euro (Eurozone) và đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng lên trong ngắn hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và Mỹ tăng tốc đàm phán thương mại
09:58'
Cả Ấn Độ và Mỹ đều cam kết tăng tốc các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại song phương (BTA), nhằm thúc đẩy sự hợp tác thương mại giữa hai quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
FTA EU-Mercosur sẽ bù đắp tác động của chính sách thuế quan mới của Mỹ?
09:57'
Pháp đã họp với 10 nước EU để thảo luận về một thỏa thuận thương mại có thể có với khối Mercosur nhằm bù đắp tác động của chính sách thuế quan của Mỹ đối với hàng xuất khẩu từ các nước EU.