COVID-19 tạo ra khoản nợ khổng lồ trên toàn cầu
Gánh nặng nợ nần
Các ngân hàng trung ương và chính phủ trên toàn thế giới đã phân bổ ít nhất 15.000 tỷ USD cho các gói kích cầu, thông qua biện pháp mua trái phiếu và tăng chi tiêu ngân sách, để vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu, được cho là tồi tệ nhất kể từ những năm 1930.Tuy nhiên, những hành động đó sẽ chồng chất nợ nhiều hơn cho các quốc gia, vốn đang phải vật lộn với hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009. Viện Tài chính Quốc tế (IIF) ước tính tổng nợ toàn cầu đã tăng thêm 87.000 tỷ USD kể từ năm 2007, và các chính phủ với 70.000 tỷ USD chiếm tỷ lệ lớn trong phần tăng đó. Cùng theo IIF, năm 2020, tỷ lệ nợ toàn cầu trên GDP sẽ tăng 20 điểm phần trăm, lên 342%, dựa trên ước tính 3% quy mô kinh tế bị thu hẹp và tăng gấp đôi số tiền vay của chính phủ tính từ năm 2019.Nợ do kích cầu quá mức sẽ phá hủy các nền kinh tế, trong đó chịu tổn thương nhiều nhất là các quốc gia có mức nợ cao nhất, bất kể đó là nước giàu có như Italy hay nghèo như Zambia, một quốc gia vốn đã bị căng thẳng từ trước khi virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 tấn công và hiện đang ở trên bờ vực vỡ nợ.Nhưng ngay cả các quốc gia giàu nhất cũng sẽ không thoát khỏi bị ảnh hưởng. Nợ gia tăng có thể làm cho Đức và Mỹ bị mất mức xếp hạng tín nhiệm vàng AAA, trong khi các chính phủ sẽ ngày càng phụ thuộc vào các ngân hàng trung ương để kiểm soát chi phí vay hoặc thậm chí là trực tiếp tài trợ cho chi tiêu trong nhiều năm tới.Mike Kelly, nhà lãnh đạo của Tập đoàn Đầu tư PineBridge, nói: “Trong lịch sử, bất cứ khi nào các quốc gia tăng mức nợ, mọi thứ sẽ thay đổi. Cuộc khủng hoảng này sẽ khiến thế giới rơi lại vào bẫy tăng trưởng thấp, nơi mà chúng ta mới thoát ra được trong các năm 2016-2019”.Cường quốc của châu Âu là Đức dự báo sẽ phải gánh một khoản nợ mới lần đầu tiên kể từ năm 2013, trong khi khoản vay quý II/2020 của Kho bạc Mỹ sẽ lên tới gần 3.000 tỷ USD – nhiều hơn gấp năm lần kỷ lục trước đó. Ngân hàng Deutsche Bank tính toán, nợ liên bang Mỹ do công chúng nắm giữ, một thước đo được Văn phòng Ngân sách Quốc hội theo dõi, sẽ tăng lên 100% GDP trong năm nay – mức được ghi nhận lần gần đây nhất vào những năm 1940 – và tiệm cận 125% GDP vào năm 2030. Trong tài khóa 2019, con số này là 79% GDP.Cuối cùng, nợ có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, nếu các quốc gia bắt đầu chi nhiều hơn nữa các khoản tiền kiếm được từ thu nhập hàng năm cho các chủ nợ, một tình huống mà các quốc gia đang phát triển phải chịu đựng hết lần này đến lần khác .Nới lỏng định lượng không phải là thuốc chữa bách bệnhLãi suất cơ bản thấp sẽ cho phép một số quốc gia duy trì mức nợ cao. Nợ của Nhật Bản hiện vượt 200% GDP, nhưng nước này đã in thêm tiền để phát hành nợ và ngân hàng trung ương sau đó mua lại chúng. Eric Brard, một nhà lãnh đạo thuộc công ty Amundi, nhận định khả năng kiểm soát lãi suất cơ bản và giữ chúng ở một tỷ lệ thấp là giải pháp then chốt cho việc giữ chi phí trả nợ ở mức thấp. Xu hướng này đang được quan sát thấy ở Mỹ và châu Âu, với việc các ngân hàng trung ương chiếm phần lớn các khoản nợ tăng thêm.Nhưng ở một số quốc gia, tăng trưởng GDP trung bình đã nằm dưới mức lãi suất trong nhiều năm, điều đó có nghĩa là tỷ lệ nợ đã tăng không ngừng, thậm chí là cả trước khi đại dịch tác động. Kevin Thozet, một thành viên của ủy ban đầu tư tại Công ty Carmignac, phân tích Italy là một ví dụ điển hình. Nước này đã không hưởng lợi nhờ lãi suất thấp từ 5 năm nay. Ông nói nợ của Italy vào khoảng 135% GDP và có khả năng tăng lên xấp xỉ 170% GDP- ngưỡng không bền vững nếu cần tăng trưởng nhanh hoặc chuyển đổi nợ. Ông Thozet gợi ý nên gộp rủi ro của tất cả các quốc gia thành viên châu Âu. Tuy nhiên, đây là một ý tưởng mà các nước giàu đang phản đối.Theo Quỹ Quản lý Tài sản Pictet, Hy Lạp có khoản nợ bền vững tồi tệ nhất vào cuối năm 2019, trong số các quốc gia phát triển, theo sau là Italy, Nhật Bản, Bỉ và Anh. Tuy nhiên, Italy và một số quốc gia Nam Âu khác có thể được Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bảo trợ cho các khoản tiền vay, một điều xa xỉ mà hầu hết các quốc gia đang phát triển đều thiếu.Các ngân hàng trung ương tại một loạt các nền kinh tế mới nổi đã bắt đầu thực hiện các chương trình nới lỏng định lượng riêng của mình. Nhưng, các quốc gia này không có tích lũy trong nước, hầu hết phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài để bù đắp thâm hụt cán cân thanh toán và củng cố các loại tiền tệ.Điều đó, cùng với rủi ro lạm phát, gây hạn chế số lượng tiền mà họ có thể in thêm nhằm hỗ trợ tăng trưởng. Các nhà phân tích cho biết động lực đó có thể đưa một số nền kinh tế đang phát triển rơi vào một chu kỳ mất giá và lạm phát khác.Ông Andres Sanchez Balcazar, nhà quản lý thuộc Quỹ Quản lý Tài sản Pictet cho biết: "Đáng lo ngại là một số nền kinh tế đang phát triển nhanh - Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Nam Phi - đang đi theo hướng này." Một số quốc gia như Brazil và Nam Phi trong nhiều năm qua đã vật lộn với mức tăng trưởng hàng năm dưới 2%, trong khi lãi suất cao tương ứng là 14,25% và 7%. Nợ công của Brazil vào cuối năm nay có thể tăng lên tương đương 77,2% GDP và ở Nam Phi là tương đương 64,9% GDP. Dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, một thập kỷ trước, chúng lần lượt là khoảng 61% GDP và 35% GDP.Mức nợ tăng lên lần lượt làm tăng chi phí vay của các tổ chức phát hành. Và nỗi lo trong dài hạn đó là ai sẽ là người trả những khoản nợ đó./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tung gói kích thích kinh tế trị giá 43 tỷ USD
21:20' - 18/05/2020
Chính phủ Indonesia đang triển khai chương trình kích thích kinh tế trị giá 641.170 tỷ rupiah (43 tỷ USD), lớn hơn khoản tiền được công bố trước đó, nhằm giảm nhẹ tác động của đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Ấn Độ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 270 tỷ USD
09:39' - 13/05/2020
Gói kích thích này sẽ được dành cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ, nông dân, người lao động và tầng lớp trung lưu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ nhanh chóng bổ sung gói kích thích kinh tế
12:29' - 11/05/2020
Ngày 11/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết nước này sẽ nhanh chóng triển khai bổ sung các biện pháp kích thích kinh tế nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Các gói kích thích kinh tế liệu có hiệu quả trong ứng phó với suy thoái toàn cầu?
10:39' - 04/05/2020
Nhiều nước trên thế giới đã tung ra hàng loạt các gói kích thích kinh tế “khổng lồ” nhằm chặn đà suy giảm do tác động của dịch COVID-19. Vậy các gói kích thích kinh tế này liệu có mang lại hiệu quả?
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17' - 02/07/2025
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56' - 02/07/2025
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29' - 02/07/2025
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18' - 02/07/2025
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.