Cập nhật dịch COVID-19 sáng 20/3: Thế giới ghi nhận gần 123 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 9h sáng 20/3 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận tổng cộng 122.871.198 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.712.642 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 99.027.807 người.
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 554.104 ca tử vong trong tổng số 30.425.787 ca nhiễm. Tiếp đó là Brazil với 290.525 ca tử vong trong số 11.877.009 ca bệnh. Ấn Độ đứng thứ 3 với 159.594 ca tử vong trong số 11.554.895 bệnh nhân.
Tại châu Á, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 20/3 cho biết nước này ghi nhận 452 ca nhiễm mới, trong đó 440 ca lây nhiễm cộng đồng, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 98.209 ca.
Đây là ngày thứ 4 liên tiếp số ca nhiễm mới theo ngày tại Hàn Quốc ở mức trên 400 ca/ngày, trong đó các ổ dịch nhỏ lẻ tiếp tục được phát hiện tại thủ đô Seoul và vùng phụ cận, khiến giới chức nước này quan ngại về sự gia tăng các ca bệnh mới vào dịp cuối tuần, thời điểm người dân thường đi ra ngoài. Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc cũng có thêm 3 ca tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi lên 1.693 người.
Tại châu Âu, Bỉ đã ghi nhận sự bùng phát số ca lây nhiễm mới và số ca nhập viện trong một tuần qua khiến chính phủ nước này phải siết chặt các biện pháp phòng dịch trong những ngày tới. Bộ trưởng Y tế Bỉ Frank Vandenbroucke khuyến cáo người dân phải giảm thiểu các cuộc gặp gỡ và hoạt động đi lại, đặc biệt kêu gọi giới các doanh nghiệp tôn trọng các quy định về làm việc từ xa.
Cũng theo Bộ trưởng Vandenbroucke, các ca nhiễm mới chủ yếu là ở nơi làm việc và trường học, vì vậy, kể từ ngày 22/3 tới, Chính phủ Bỉ bổ sung quy định bắt buộc đeo khẩu trang đối với học sinh lớp 5 và lớp 6, nghĩa là áp dụng đeo khẩu trang đối với trẻ em 10 và 11 tuổi (quy định trước đây là trẻ dưới 12 tuổi không phải đeo khẩu trang).
Ngoài ra, Thủ thướng Bỉ Alexander De Croo cho biết các hoạt động hội họp ngoài trời, dự kiến được phép kể từ ngày 1/4, sẽ phải hoãn và chờ ý kiến của Ủy ban Tham vấn về COVID-19 trong những ngày tới. Bên cạnh đó, các chuyến đi không có lý do thiết yếu vẫn bị cấm cho tới ngày 18/4.
Theo số liệu chính thức, tại đất nước được mệnh danh “trái tim của châu Âu” với 11,5 triệu dân này, đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 22.600 người. Trong tuần qua, các ca nhiễm mới theo ngày trung bình là gần 3.300 ca, tăng 34% so với một tuần trước đó. Số lượng bệnh nhân COVID-19 nhập viện phải chăm sóc đặc biệt hiện là 543 ca và đã tăng gần gấp đôi chỉ trong vòng một tháng.
Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel và thủ hiến các bang đã thống nhất đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng, với sự tham gia của các bác sĩ gia đình ngay sau Lễ Phục sinh, theo đó thực hiện tiêm chủng tối thiểu 1 triệu liều vaccine mỗi tuần.
Từ ngày 5-11/4, khoảng 50.000 cơ sở y tế ở Đức cũng được phép tiêm chủng. Theo chính phủ liên bang, việc tăng tốc chiến dịch tiêm chủng sẽ không đủ để chặn đà tăng đáng kể số ca nhiễm mới, do đó Đức có thể sẽ áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế.
Theo Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), hiện tỷ lệ mắc bệnh tại Đức đã tăng lên 95,6 ca/100.000 người. Trước đó, chính phủ liên bang và các bang đã thống nhất sẽ rút lại việc nới lỏng các biện pháp hạn chế nếu tỷ lệ mắc bệnh vượt quá 100 ca/100.000 người/1 tuần. Thủ tướng Merkel và thủ hiến các bang sẽ thảo luận thêm về các biện pháp vào đầu tuần tới.
Về vấn đề vaccine ngừa COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ việc tiêm vaccine của hãng AstraZeneca, đồng thời kêu gọi các quốc gia duy trì triển khai tiêm chủng sau khi xem xét các báo cáo về hiện tượng đông máu ghi nhận ở một số trường hợp được tiêm vaccine này.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh "không có gì phải bàn cãi" về những lợi ích của việc tiêm vaccine AstraZeneca sau khi các chuyên gia về an toàn vaccine của WHO không phát hiện sự gia tăng hiện tượng đông máu liên quan việc tiêm loại vaccine này.
Trước đó cùng ngày, một số nước châu Âu, trong đó có Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Italy, CH Cyprus, Latvia và Litva, đã nối lại việc tiêm vaccine của AstraZeneca sau khi Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) "bật đèn xanh" sử dụng loại vaccine này hôm 18/3 vừa qua./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Khánh Hòa tiêm miễn phí vaccine phòng COVID-19 cho tất cả người dân
20:32' - 19/03/2021
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã thống nhất chủ trương mua vaccine để tiêm phòng miễn phí cho toàn bộ người dân trong tỉnh.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm nhiều nước quay lại dùng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19
20:31' - 19/03/2021
Ngày 19/3, thêm nhiều quốc gia đã nối lại việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca sau khi các cơ quan quản lý của Anh và châu Âu khẳng định tính an toàn và hiệu quả của loại vaccine này.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc: Seoul Hàn Quốc rút quy định bắt buộc xét nghiệm COVID-19 với người nước ngoài
19:41' - 19/03/2021
Ngày 19/3, chính quyền thủ đô Seoul của Hàn Quốc đã rút lại quy định buộc tất cả các lao động nước ngoài phải xét nghiệm COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Anh thí điểm sử dụng chứng nhận COVID-19 để mở lại các sự kiện thể thao
17:19' - 19/03/2021
Chính phủ Anh đang cân nhắc việc cấp chứng nhận về COVID-19 và sẽ thử nghiệm liệu có thể sử dụng chứng nhận này để tổ chức các sự kiện thể thao hay không.
-
Kinh tế Thế giới
EU khẳng định vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca là "an toàn và hiệu quả"
10:23' - 19/03/2021
Vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh) là chế phẩm "an toàn, hiệu quả" và không gây ra hiện tượng đông máu sau khi tiêm chủng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội cấp đổi giấy phép lái xe tại 32 đại lý dịch vụ công trực tuyến
16:09'
Từ nay người dân Thủ đô được hướng dẫn thực hiện thủ tục Cấp đổi giấy phép lái xe tại 32 đại lý dịch vụ công trực tuyến do 3 đơn vị cung ứng Miễn phí.
-
Kinh tế & Xã hội
Tỷ phú Elon Musk ra mắt chatbot AI mới
15:21'
Ngày 17/2, xAI - công ty về trí tuệ nhân tạo (AI) của tỷ phú Elon Musk đã tiết lộ phiên bản mới nhất của chatbot Grok, hy vọng sẽ tạo ra tác động đáng kể trong lĩnh vực AI với bản phát hành mới này.
-
Kinh tế & Xã hội
Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Cần khai thác tiềm năng phát triển điện sinh khối
15:21'
Hiệp hội Mía đường Việt Nam kiến nghị điều chỉnh dự thảo đề án Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII nhằm giải quyết tình trạng lãng phí đang xảy ra, khai thác hết tiềm năng phát triển điện sinh khối.
-
Kinh tế & Xã hội
Làn sóng cấm DeepSeek lan rộng và bài toán làm chủ cuộc đua công nghệ
15:17'
Ngày càng có nhiều quốc gia thắt chặt các quy định liên quan đến nền tảng chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên R1 của công ty khởi nghiệp DeepSeek phát triển.
-
Kinh tế & Xã hội
Lâm Đồng đề xuất nâng cấp hồ chứa nước Đạ Hàm
14:46'
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, hồ chứa nước Đạ Hàm được đầu tư xây dựng từ năm 2003 với nhiệm vụ cấp nước tưới cho 425 ha đất trồng lúa xã An Nhơn.
-
Kinh tế & Xã hội
11 cán bộ lãnh đạo cấp phòng Công an tỉnh Ninh Thuận xin nghỉ trước tuổi
14:33'
Theo quyết định, 11 cán bộ xin nghỉ trước hạn tuổi phục vụ (gồm: 6 trưởng phòng và 5 phó trưởng phòng) để tạo thuận lợi cho việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Công an tỉnh thời gian tới.
-
Kinh tế & Xã hội
Hậu Giang triển khai quyết định về tổ chức bộ máy
14:31'
Ngày 18/2, tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết số 18 - NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế & Xã hội
Bà Rịa-Vũng Tàu công bố nhiều quyết định về công tác cán bộ chủ chốt
14:30'
Ngày 18/2, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội nghị công bố nhiều quyết định về công tác cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều nhà vườn ở "thủ phủ điều" đối mặt với nguy cơ mất mùa
12:46'
Trước ảnh hưởng của thời tiết bất thường cũng như sâu bệnh hại, sau Tết Nguyên đán, ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước đã có nhiều khuyến cáo cho người dân trồng điều.