Cập nhật mới nhất dịch COVID-19 ở Việt Nam và thế giới sáng 15/4
Theo số liệu cập nhật từ worldometers.info lúc 6h ngày 15/4 (theo giờ Việt Nam), số người nhiễm virus SARS-CoV-2 trên thế giới đã gần chạm mốc 2 triệu người với 68.252 ca nhiễm mới và 6.448 ca tử vong trong 24h qua. Tổng số người tử vong vì COVID-19 lên hơn 126.000 người.
Đến nay, thế giới cũng ghi nhận 467.207 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi bệnh, trong khi vẫn còn tới 51.566 ca đang trong tình trạng bệnh nặng và nguy kịch.Mỹ vẫn là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh với 611.156 ca mắc và 25.924 ca tử vong do COVID-19, tăng lần lượt 24.215 và 2.284 ca so với 1 ngày trước đó.Xếp thứ hai là Tây Ban Nha với 172.541 ca mắc và 18.056 ca tử vong, tăng lần lượt 2.442 và 300 ca trong ngày.
Italy tiếp tục xếp vị trí thứ 3 với 2.972 ca mắc mới và 21.067 ca tử vong trong ngày, nâng tổng số ca mắc và tử vong ở nước này lên 162.488 và 21.067. Đây cũng là quốc gia có số ca tử vong cao nhất châu Âu tính đến hiện tại.Trong 24h qua, Pháp là nước có số ca nhiễm mới cao nhất ở "lục địa già" với 6.524 ca, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 143.303 người. Số người tử vong tại Pháp tăng 762 người lên tổng số 15.729 người.Tại Đức, đã có 1.287 ca nhiễm mới và 100 ca tử vong được ghi nhận trong ngày. Tính đến nay, Đức có 131.359 ca nhiễm và 3.294 ca tử vong.
Trong khi đó, 24h qua, Anh có số ca tử vong mới cao nhất châu Âu với 778 người. Tổng số người chết vì COVID-19 tại nước này lên tới 12.107 người. Với 5.252 người mắc mới, Anh đến nay đã có 93.873 người dương tính với virus SARS-CoV-2.Tại Việt Nam, tính tới 6h00 ngày 15/4/2020, đã có thêm 1 ca mắc mới, nâng tổng số ca hiện tại lên 267. Trong đó, 160 người từ nước ngoài chiếm 60,2% và 107 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 39,8%. Tổng số người bình phục: 169.
MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT VỀ DỊCH COVID-19 TRONG 24 GIỜ QUA
Mỹ nỗ lực mở cửa lại nền kinh tế
Theo giới quan sát, 10 tiểu bang của Mỹ đang phối hợp các kế hoạch độc lập với Nhà Trắng nhằm mở cửa trở lại nền kinh tế bị đình trệ bởi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 chiếm một tỷ lệ quá lớn trong tổng thể nền kinh tế Mỹ.
Ngày 13/4, ba tiểu bang ở khu vực Bờ Tây nước Mỹ do Thống đốc California Gavin Newsom, và bảy bang ở khu Bờ Đông do Thống đốc New York Andrew Cuomo dẫn đầu cho biết họ sẽ thúc đẩy các kế hoạch phối hợp khu vực về việc mở cửa trở lại các nền kinh tế tại đây mà không có sự can thiệp của Nhà Trắng. Tuy nhiên, giới chuyên gia chỉ ra rằng 10 tiểu bang trên đã tạo ra tổng cộng 38,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2019, nêu bật mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Mỹ vào các tiểu bang đông dân nhất này. Trong số đó, California và New York chiếm khoảng 23% GDP của Mỹ, theo số liệu từ Cục Phân tích Kinh tế (BEA). Thông báo về các kế hoạch trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố bất kỳ quyết định nào về việc mở cửa trở lại nền kinh tế là tùy thuộc vào ông. Nhà Trắng đang chuẩn bị các kế hoạch riêng dự kiến sẽ sớm được công bố. Nhưng Tổng thống Trump cũng nói rằng ông muốn các thống đốc tự quyết định về việc này.Pháp kéo dài lệnh phong tỏa có thể khiến GDP giảm 8%
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire ngày 14/4 cho biết, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này dự kiến sẽ giảm khoảng 8% trong năm nay khi các lệnh phong tỏa được kéo dài tới ngày 11/5.Bộ trưởng Le Maire cho biết hỗ trợ của chính phủ dành cho các doanh nghiệp nhỏ có nguy cơ phá sản sau khi doanh thu giảm ít nhất 50% sẽ được nâng lên 5.000 euro (5.470 USD), so với mức 1.500 euro trước đó. Tổng số tiền dành cho các khoản cứu trợ như vậy hiện lên tới 7 tỷ euro.Chính phủ Pháp tuần trước đã tăng hơn gấp đôi quy mô gói biện pháp kích thích nền kinh tế lên ít nhất là 100 tỷ euro, tương đương hơn 4% GDP. Gói này cho phép các doanh nghiệp được hoãn nộp hàng tỷ euro tiền thuế và chi phí nhân công để ngăn chặn nguy cơ phá sản.Tây Ban Nha ghi nhận số ca nhiễm mới giảm thấp nhất kể từ khi phong tỏa
Ngày 14/4, số ca tử vong do bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở Tây Ban Nha đã vượt ngưỡng 18.000 người, trong khi số ca nhiễm mới trong ngày giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi nước này áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc hồi tháng trước.
Theo thông báo của Bộ Y tế Tây Ban Nha, ngày 14/4 ghi nhận thêm 567 ca tử vong, tăng nhẹ so với con số 517 người trong ngày trước đó, đưa tổng số ca tử vong lên thành 18.056 người. Như vậy, Tây Ban Nha đã trở thành quốc gia có số ca tử vong do COVID-19 cao thứ 3 trên thế giới, sau Mỹ và Italy.Trong khi đó, số ca mắc mới chỉ tăng 3.045 người, tương đương 1,8%, lên thành 172.451 người. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ ngày 14/3 khi Tây Ban Nha áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.Giới chức y tế cho biết Tây Ban Nha đã vượt qua đỉnh dịch sau khi ghi nhận mức tăng số ca tử vong cao nhất trong ngày (950 ca) hôm 2/4 vừa qua.Tổng thống Nga kêu gọi áp dụng các biện pháp “đặc biệt” Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, trong cuộc họp làm việc trực tuyến với các thành viên của Hội đồng Kinh tế Á-Âu (EAEU) ngày 14/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng cần áp dụng các biện pháp “đặc biệt” để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Cùng ngày, chính quyền thủ đô Moskva của Nga đã ra cảnh báo về việc thành phố này có thể sẽ bị thiếu hụt giường bệnh để điều trị cho số bệnh nhân COVID-19 hiện đang gia tăng trong vòng từ 2 đến 3 tuần tới.Theo Sở Y tế thành phố Moskva, cơ quan này đã quyết định cải tạo 24 bệnh viện tạm thời do tình hình dịch bệnh và theo kế hoạch có tổng cộng 21.000 giường sẵn sàng trong vòng 10 ngày tới.
G20 và Câu lạc bộ Paris nhất trí giãn nợ cho những nước nghèo nhất
Ngày 14/4, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và Câu lạc bộ Paris gồm các chủ nợ quốc tế đã nhất trí giãn nợ một phần cho những quốc gia nghèo nhất thế giới trong năm nay do cuộc khủng hoảng liên quan đến dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.Tổng số tiền giãn nợ lên tới 20 tỷ USD cho 76 quốc gia, trong đó có 40 nước tại vùng sa mạc miền Nam châu Phi. Trong số này, các khoản nợ của các chủ nợ song phương và chủ nợ tư nhân lần lượt là 12 tỷ USD và 8 tỷ USD. Ước tính tổng chi phí thanh toán nợ của những quốc gia này trong năm nay là 32 tỷ USD.
Cùng ngày, các Bộ trưởng Tài chính của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tuyên bố sẽ ủng hộ việc tạm thời ngưng thanh toán nợ cho những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, song chỉ khi các chính phủ của G20 cũng chấp thuận.
Kinh tế Anh có thể rơi vào suy thoái sâu nhất trong 300 năm
Cơ quan dự báo ngân sách của Anh ngày 14/4 cho biết kinh tế Anh có thể giảm tới 13% trong năm 2020 do các biện pháp phong tỏa hiện nay của chính phủ để chống dịch COVID-19.Đây sẽ là mức suy thoái sâu nhất của Anh trong 3 thế kỉ và dự kiến mức nợ công sẽ vượt quá mức cao của giai đoạn hậu Thế chiến thứ 2.
>>Dịch COVID-19: Kinh tế Anh có thể rơi vào suy thoái sâu nhất trong 300 năm
Kinh tế Trung Quốc có thể ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất gần nửa thế kỷ qua
Theo kết quả khảo sát của Reuters, mức tăng trưởng trung bình mà 62 nhà phân tích đưa ra đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm 2020 là 2,5% - thấp nhất kể từ năm 1976 – năm cuối cùng diễn ra cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc.Cũng theo cuộc khảo sát này, kinh tế Trung Quốc trong quý I/2020 có thể giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Nếu đúng như vậy, đây là lần đầu tiên kinh tế Trung Quốc chứng kiến mức giảm theo quý giảm kể từ khi công bố dữ liệu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 1992.
Dự kiến, quốc gia Đông Bắc Á này sẽ công bố số liệu về tình hình kinh tế trong quý I/2020 vào ngày 17/4 tới
Số ca tử vong tại Iran lần đầu tiên giảm xuống dưới 100 ca
Trong tuyên bố trên truyền hình nhà nước, người phát ngôn Bộ Y tế Iran thông báo trong 24 giờ qua, Iran ghi nhận thêm 1.574 ca mới, nâng tổng số ca lên 74.877 ca.Số ca tử vong là 4.683 ca, trong đó 24 giờ qua là 98 người. Đây là ngày đầu tiên nước này ghi nhận số ca tử vong về mức 2 con số.
Cho tới nay đã có tổng cộng 48.129 người bình phục và được xuất viện, trong khi vẫn còn 3.691 trường hợp trong tình trạng nguy kịch.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19 đang làm biến đổi ngành công nghiệp sản xuất như thế nào?
06:30' - 15/04/2020
Khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục diễn biến nghiêm trọng, các nền kinh tế phát triển dường như đang chuẩn bị để phục hồi ngành công nghiệp chế tạo.
-
Kinh tế & Xã hội
Cập nhật dịch COVID-19 tại Việt Nam đến 6h00 ngày 15/4
06:09' - 15/04/2020
Cập nhật mới nhất dịch COVID-19, đến 6h00 ngày 15/4/2020, Việt Nam có 267 trường hợp mắc COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.