Dịch COVID-19 đang làm biến đổi ngành công nghiệp sản xuất như thế nào?
Tuy nhiên, mặc dù có thể giảm thiểu nguy cơ cho các tập đoàn lớn, song trong khi điều này có thể sẽ không mang lại lợi ích cho đại bộ phận người lao động tại các quốc gia có nền khoa học tiên tiến, chứ không chỉ riêng các nước đang phát triển khi mà quá trình sản xuất đang bị dịch chuyển.
Khi đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, những rủi ro vốn có trong chuỗi cung ứng toàn cầu lộ rõ hơn bao giờ hết. Thay vì chờ đợi hoạt động kinh doanh trở lại quỹ đạo bình thường, với hoạt động gia công tập trung tại các quốc gia có nhân công giá rẻ và đông đảo, nhiều doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển đang chuyển đổi trọng tâm sang nhân công có mức lương thấp nhất trong tất cả, đó là robot.
Các doanh nghiệp bắt đầu tái cơ cấu sản xuất sang các quốc gia có giá nhân công thấp từ đầu thập niên 1990 sau khi bức tường ngăn cách Đông Tây sụp đổ, Trung Quốc hội nhập quốc tế và gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cùng với sự gia tăng của các container.
Khoảng thời gian giữa những năm 1990 cho tới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008 được gọi là kỷ nguyên siêu toàn cầu hóa trong đó chuỗi giá trị toàn cầu chiếm tới 60% thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã đánh dấu điểm khởi đầu cho sự kết thúc của kỷ nguyên siêu toàn cầu hóa. Từ năm 2011, giá trị chuỗi toàn cầu hóa dừng mở rộng và không tăng trưởng.
Sự đảo ngược này được thúc đẩy bởi những bất ổn. Từ năm 2008 tới năm 2011, Chỉ số bất ổn toàn cầu (WUI) do 3 chuyên gia tài chính Hites Ahir, Nicholas Bloom và Davide Furceri đưa ra - một chỉ số biểu thị những bất ổn liên quan đến các sự kiện kinh tế và chính trị trong ngắn và dài hạn - đã tăng tới 200%.
Trước đó, trong giai đoạn từ năm 2002-2003 khi giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự bùng phát của Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), chỉ số WUI chỉ tăng 70%. Và sau khi Vương quốc Anh bỏ phiếu rời liên minh châu Âu vào năm 2016, chỉ số này đã nhảy vọt lên tới 250%.
Khi sự bất ổn gia tăng, các chuỗi giá trị toàn cầu bị ảnh hưởng. Dựa trên những dữ liệu trong quá khứ, các chuyên gia đã đưa ra dự báo WUI ở mức 300% khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, làm giảm các hoạt động trong chuỗi cung ứng toàn cầu lên tới 35,4%.
Tại thời điểm khi chi phí sử dụng robot trong sản xuất đang rẻ hơn bao giờ hết, sự khuyến khích để định hình lại sản xuất thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Xét về mặt số học rất đơn giản.
Lấy một minh chứng cụ thể, một doanh nghiệp tại Mỹ có thể phải trả một công nhân người Mỹ nhiều hơn rất nhiều chi phí chi trả một nhân công người Việt Nam hay Bangladesh. Tuy nhiên, một robot được sử dụng tại Mỹ sẽ không đòi hỏi tiền lương chứ không riêng gì các lợi ích khác như bảo hiểm y tế hay nghỉ ốm.
Đầu tư vào robot không phải điều gì mới mẻ. Doanh nghiệp tại các nước tiên tiến đã không ngừng theo đuổi kế hoạch này kể từ giữa thập niên 1990, trong đó công nghiệp ô tô đóng vai trò tiên phong với khoảng 50-60% thị phần trên thị trường robot.
Tại Đức, quốc gia dẫn đầu về sử dụng robot, số liệu thống kê năm 2017 cho thấy cứ 10.000 công nhân trong lĩnh vực sản xuất sẽ có trung bình 322 robot. Chỉ có Hàn Quốc (710 robot trên 10.000 công nhân) và Singapore (658 robot trên 10.000 nhân công) có tỷ lệ cao hơn, trong khi tại Mỹ tỷ lệ này chỉ là 200 robot trên 10.000 công nhân.
Trên thực tế, khi cuộc khủng hoảng năm 2008 xảy ra, một số quốc gia, trong đó có Đức, thực sự đã có đủ số lượng robot để giảm thiểu tầm quan trọng của các giá trị lao động trong sản xuất. Nhiều nước khác, trong bối cảnh chịu sự tác động của việc giảm mạnh lãi suất so với tiền lương, đã đẩy mạnh sử dụng robot và hiện tượng này chiếm một phần lớn hơn trong quá trình sản xuất.
Điều này dường như cũng đang xảy ra trong thời điểm hiện nay. Dựa trên chính sách tiền tệ hiện tại, có thể dự báo việc lãi suất giảm tới 30% khi các ngân hàng trung ước cố gắng bù đắp thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra. Các dữ liệu trong quá khứ cũng chỉ ra rằng điều này có thể khiến tỷ lệ sử dụng robot trong sản xuất tăng tới 75,7%.
Xu hướng này sẽ tập trung vào các lĩnh vực có liên quan nhiều nhất tới các chuỗi giá trị toàn cầu. Tại Đức, các lĩnh vực này gồm công nghiệp ô tô và thiết bị vận tải, điện tử và dệt may, những ngành công nghiệp nhập khẩu 12% đầu vào từ các nước nhân công rẻ.
Trên phạm vi toàn cầu, các ngành công nghiệp đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ nhất đó là hóa chất, sản phẩm kim loại và điện tử, điện lạnh. Công nghiệp hóa chất đứng đầu trong tái cơ cấu sản xuất tại Pháp, Đức, Italy và Mỹ.
Xu hướng này đặt ra mối đe dọa lớn đối với mô hình tăng trưởng của các nước đang phát triển vốn phụ thuộc vào sản xuất chi phí thấp và xuất khẩu các thành phẩm trung gian.
Tại Trung và Đông Âu, một số nước đã phản ứng với thách thức này khi đầu tư vào công nghệ robot. Cộng hòa Czech, Slovakia, Slovenia (nơi nhà đầu tư nước ngoài có tỷ lệ sở hữu lớn trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô) hiện đã có tỷ lệ robot trên 10.000 nhân công cao hơn cả Mỹ hay Pháp. Và chiến lược này dường như đang phát huy tác dụng: Ba quốc gia này tiếp tục duy trì vị thế là điểm đầu tư hấp dẫn cho các quốc gia giàu có.
Các trung tâm sản xuất chi phí thấp tại châu Á có thể đối mặt với khoảng thời gian khó khăn hơn, đặc biệt là sau đại dịch. Trung Quốc, quốc gia đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế bằng việc biến mình thành trung tâm của nhiều chuỗi giá trị toàn cầu, sẽ đối mặt với nhiều thách thức đặc biệt nghiêm trọng, bất chấp kế hoạch chuyển sang các hoạt động có giá trị cao và thúc đẩy tiêu dùng nội địa.
Trong thời điểm khi chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, đặc biệt là Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump và đại dịch COVID-19, các nền kinh tế phát triển dường như đang chuẩn bị cho sự phục hưng nền công nghiệp sản xuất. Mặc dù có thể giúp các doanh nghiệp lớn giảm bớt rủi ro, nhưng điều đó sẽ không mang lại lợi ích cho đại bộ phận nhân công tại chính các quốc gia này.
Và hệ quả tất yếu là các quốc gia đang phát triển cùng đội ngũ nhân công giá rẻ sẽ bị ảnh hưởng theo. Chính vì vậy, chính phủ các nước cần gấp rút đưa ra các chính sách phù hợp với trật tự kinh tế mới này./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Dịch COVID-19: Các ngân hàng trung ương sẽ giải quyết các khoản nợ như thế nào?
06:00' - 12/04/2020
Các ngân hàng trung ương đang nắm giữ trong tay tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Các công cụ và chính sách sẽ giúp các nước tránh được kịch bản tồi tệ nhất.
-
Hàng hoá
Khủng hoảng dầu mỏ sẽ thay đổi ngành công nghiệp năng lượng thế giới?
06:00' - 11/04/2020
Trong bối cảnh nhu cầu giảm mạnh do dịch COVID-19 và giá dầu thấp, đây là lần đầu tiên dầu mỏ đối diện với thách thức nghiêm trọng nhất trong lịch sử 100 năm phát triển của ngành.
-
Ý kiến và Bình luận
Dịch COVID-19: Ngoại thương Trung Quốc đối mặt với thách thức chưa từng có
15:05' - 10/04/2020
Nhận định trên được quan chức Trung Quốc đưa ra trong bối cảnh gia tăng lo ngại về nguy cơ kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái sâu do dịch COVID-19 gây ra.
-
Bất động sản
Dịch COVID-19: Các dự án chung cư ở Phnom Penh vẫn hoàn thành đúng tiến độ
14:19' - 10/04/2020
Theo CBRE Cambodia, tính đến cuối tháng 3/2020, tổng số căn hộ chung cư tại thủ đô Phnom Penh đã tăng 36,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Thúc đẩy mạnh mẽ phục hồi, phát triển kinh doanh
10:58' - 10/04/2020
Sáng 10/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.