Cập nhật mới nhất dịch COVID-19 ở Việt Nam và thế giới sáng 9/4
Theo trang thống kê worldometers.info tính đến 5h40 ngày 9/4 (theo giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra trên toàn cầu đã lên tới 1.508.133 trường hợp, trong khi số ca tử vong đã lên tới 88.279 người.
Tính riêng trong 24h qua, thế giới có thêm 77.152 người mắc bệnh mới và 6.243 người tử vong.Đến nay, thế giới cũng ghi nhận 329.542 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi bệnh (chiếm gần 22%), trong khi vẫn còn tới 48.018 ca đang trong tình trạng bệnh nặng và nguy kịch.Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 với 426.300 ca mắc và 14.622 ca tử vong do COVID-19, tăng lần lượt 25.965 và 1.781 ca so với 1 ngày trước đó. Đây cũng là 2 số liệu tăng cao nhất trên thế giới trong ngày.Xếp thứ hai là Tây Ban Nha với 148.220 ca mắc và 14.792 ca tử vong, tăng tới 6.278 và 747 ca trong ngày. Italy tiếp tục xếp vị trí thứ 3 với 139.422 ca mắc và 17.669 ca tử vong, tăng 3.836 và 542 ca. Với 5.633 ca nhiễm mới và 333 người tử vong trong 24h, Đức đã vượt Pháp lên vị trí thứ 4 về số ca nhiễm nhiều nhất thế giới với 111.779 ca mắc và 2.196 ca tử vong.Đứng thứ 5 là Pháp với 112.950 ca mắc và 10.869 ca tử vong, tăng 3.881 và 541 ca.Còn tại Trung Quốc, Ủy ban Y tế Quốc gia nước này ngày 8/4 thông báo Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 62 ca nhiễm SARS-CoV-2 trong ngày 7/4, trong đó 59 ca xuất phát từ nước ngoài và 3 ca lây nhiễm trong nội địa.Theo Ủy ban Y tế Quốc gia, trong số 3 ca lây nhiễm nội địa, có 2 ca ở tỉnh Sơn Đông và 1 ca ở tỉnh Quảng Đông . Tỉnh Hồ Bắc - nơi khởi phát dịch COVID-19 hồi cuối năm 2019 - không ghi nhận thêm ca nhiễm mới nào.Trong ngày 7/4, Trung Quốc đại lục cũng ghi nhận thêm 2 ca tử vong do COVID-19, một ca tại Thượng Hải và ca còn lại ở tỉnh Hồ Bắc. Hiện Trung Quốc đại lục có 12 ca nghi nhiễm mới, trong đó 11 ca xuất phát từ nước ngoài và 1 ca tại tỉnh Quảng Đông. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 81.802 ca mắc COVID-19, trong đó có 3.333 ca tử vong vì dịch bệnh.Hiện dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến 209 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.Với hơn 750.000 ca nhiễm, châu Âu hiện là châu lục bị tác động mạnh nhất của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Còn tại Việt Nam, tính đến 6h sáng ngày 9/4 có 251 người mắc COVID-19, trong đó 126 người đã bình phục. Như vậy tính từ 6h sáng ngày 8/4 đến 6h sáng ngày 9/4 Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19.Riêng tại Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, đã xuất hiện một vài ca lây nhiễm thứ phát cho thấy dịch bệnh đã có dấu hiệu lây nhiễm ra cộng đồng. Bên cạnh đó, xuất hiện những ca bệnh mới đi lại nhiều nơi trong thành phố như bệnh nhân số 237, 243 và đã có lây nhiễm chéo từ các ca bệnh này.Về nhà – Niềm vui của những người rời Vũ Hán ngày đầu phong tỏa. Nguồn: VNEWS/TTXVN
*Huy động quân đội tham gia chống dịch
Thụy Sĩ đã huy động quân đội với quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 nhằm hỗ trợ cuộc chiến chống dịch COVID-19. Theo phóng TTXVN tại Geneva, hơn 8.000 quân nhân Thụy Sĩ đã được huy động, không chỉ hỗ trợ lực lượng y tế mà còn giúp kiểm soát biên giới, hỗ trợ hậu cần và hỗ trợ an ninh trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 hiện nay. Trong đó, khoảng 5.000 nhân viên quân y đang hỗ trợ các nhân viên y tế dân sự.Tuy nhiên, Thiếu tướng Raynald Droz, chỉ huy trưởng các hoạt động của Bộ Quốc phòng Liên bang cho biết đã có 728 binh sĩ hiện đang phải cách ly, 49 binh sĩ được chăm sóc riêng và 172 binh sĩ có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Theo Thiếu tướng Droz, hiện quân đội đang cân nhắc chỉ giữ lại những lực lượng thực sự cần thiết để hỗ trợ y tế, những binh sĩ khác có thể trở về đảm nhận nhiệm vụ cần thiết khác. Tại Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết một cuộc kiểm tra nhanh của bộ này cho thấy Lực lượng Vũ trang Nga đã sẵn sàng đối phó với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.Theo yêu cầu của chính phủ, Bộ Quốc phòng đã triển khai các trụ sở tác chiến khẩn cấp để ngăn chặn sự thâm nhập và lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong Lực lượng Vũ trang. Bộ đã thành lập 49 nhóm vệ sinh dịch tễ di động để xác định các vật chủ mang virus và tổ chức đối phó kịp thời. Hiện nhiệm vụ quan trọng nhất là xây dựng và vận hành 16 trung tâm y tế đa chức năng ở các quân khu Tây, Nam, Trung và Đông. Các nhà thầu đã bắt đầu công việc trên tất cả các công trường xây dựng, và các cơ sở dự kiến sẽ lần lượt được đưa vào hoạt động từ ngày 20/4 đến 15/5. *Gia hạn các biện pháp kiểm soát dịchHội đồng Liên bang Thụy Sĩ ngày 8/4 đã quyết định kéo dài các biện pháp kiểm soát đại dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 thêm một tuần nữa, tức đến ngày 26/4. Sau đó các biện pháp này sẽ được nới lỏng dần, chi tiết của kế hoạch sẽ được bàn thảo và công bố trong tuần tới. Cùng ngày, Thủ tướng Italy đã bác đề nghị nới lỏng các hạn chế phong tỏa do dịch COVID-19. Theo ông, Italy phải kiên trì với lệnh phong tỏa khắt khe để cố gắng kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Ngày 8/4, Ủy ban châu Âu (EC) đã hối thúc các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) duy trì lệnh hạn chế đi lại trong khu vực Schengen ít nhất đến ngày 15/5 để làm chậm đà lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra. Khối Schengen gồm 26 quốc gia châu Âu, chủ yếu là các nước thành viên EU. *Thêm gói hỗ trợ kỷ lục để chống dịchTối 8/4, Quốc hội Australia đã thông qua gói hỗ trợ kinh tế lớn nhất từ trước đến nay với tổng trị giá 130 tỷ AUD (gần 80 tỷ USD). Gói hỗ trợ này tập trung vào việc trợ cấp tiền lương cho hơn 6 triệu lao động đang chịu tác động tiêu cực từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Đây là gói hỗ trợ kinh tế thứ ba, tiếp sau các gói kích thích kinh tế và hỗ trợ phúc lợi xã hội đã được Quốc hội nước này phê duyệt vào tuần trước, nhằm trợ giúp các doanh nghiệp trả lương cho người lao động trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Tài chính Croatia Zdravko Maric cho biết nước này cần khoảng 70 tỷ kuna (10 tỷ USD) trong vài tháng tới để tài trợ cho các biện pháp chống dịch.Trước đó, Chính phủ Croatia đã đưa ra một số biện pháp nhằm vực dậy nền kinh tế, như giảm thuế hoặc hoãn nộp thuế trong 3 tháng tới, và hỗ trợ trả một phần lương cho lao động trong các công ty gặp khó khăn do dịch. Cuối tuần này, chính phủ dự kiến thảo luận với các nghiệp đoàn về khả năng giảm lương trong lĩnh vực công. *Giải quyết tình trạng khan hiếm trang thiết bị y tế, bảo hộTại Mỹ, hai cơ quan liên bang của nước này là Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (Fema) và Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) ngày 8/4 đã ra thông cáo chung cho biết sẽ thu giữ toàn bộ các mặt hàng xuất khẩu là các thiết bị bảo hộ y tế quan trọng trong bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh ở nước này.Thông cáo nêu rõ các mặt hàng thuộc diện bị thu giữ gồm mặt nạ chống độc, khẩu trang phẫu thuật và găng tay phẫu thuật. Sau khi thu giữ, Fema sẽ xem xét số hàng nào được giữ lại để sử dụng trong nước và số hàng nào được phép xuất khẩu. Tại Đức, Chính phủ liên bang đã tổ chức thiết lập “cầu không vận” để vận chuyển các trang thiết bị bảo vệ thiết yếu khẩn cấp từ Trung Quốc sang Đức. Bộ Y tế Đức dự kiến mỗi ngày gửi 1 máy bay chở khách của hãng hàng không Lufthansa tới Thượng Hải để chở 25 tấn hàng. Ngoài ra, việc vận chuyển có thể thông qua Bộ Quốc phòng liên bang. Các biện pháp sẽ được lựa chọn để đáp ứng linh hoạt nhằm lưu thông hàng hóa. Trước đó, tối 7/4, 8 triệu khẩu trang y tế đã được chuyển từ Thượng Hải đến Müchen, bang Bayern, bằng máy bay của Lufthansa.Các trang thiết bị bảo vệ dành cho nhân viên y tế như khẩu trang y tế và quần áo bảo hộ hiện đang khan hiếm. Do đó, Chính phủ Đức đã bắt đầu mua sắm thêm các trang thiết bị bảo hộ từ nước ngoài nhằm phân phối cho các cơ sở y tế, bệnh viện và viện dưỡng lão.Việt Nam hỗ trợ một số nước Châu Âu phòng chống COVID-19. Nguồn: VNEWS/TTXVN
Tại Hàn Quốc ngày 8/4, một quan chức Bộ Ngoại giao nước này thông báo 3 công ty nước này đã ký hợp đồng với Chính phủ Mỹ để xuất khẩu bộ kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó những lô hàng đầu tiên sẽ được chuyển đi vào tuần tới.
Cũng trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch COVID-19 lây lan, các công ty của Đức và Thụy Sĩ, trong đó có Clariant (Thụy Sĩ) và CropEnergies AG (Đức), đang tích cực hợp tác trong sản xuất dung dịch sát khuẩn.Theo kế hoạch hợp tác, công ty CropEnergies sẽ vận chuyển cồn tới nhà máy của Clariant tại Gendoft ở biên giới Đức-Áo. Công ty Thụy Sĩ này bắt đầu sản xuất 2 triệu lít dung dịch sát khuẩn mỗi tháng. Kế hoạch này là một phần trong nỗ lực hỗ trợ chương trình hành động của bang Bavaria, miền Nam nước Đức, nhằm sản xuất 10 triệu lít dung dịch sát khuẩn trong 3 tháng để cung cấp cho các bệnh viện và phòng khám vốn đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
ESCAP: GDP của châu Á-Thái Bình Dương có thể giảm 172 tỷ USD do dịch COVID-19
07:30' - 09/04/2020
ESCAP nhận định Tổng sản phẩm quốc nôi (GDP) của các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể giảm tới 0,8% (tương đương 172 tỷ USD), do dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Phòng chống COVID-19: Sử dụng dịch vụ giao nhận hàng, cần chú ý điều gì?
07:00' - 09/04/2020
Sử dụng dịch vụ giao hàng khi mua hàng hóa là một trong những lựa chọn tốt nhằm hạn chế tiếp xúc đông người, phòng tránh dịch bệnh COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Tác động của COVID-19 đối với thị trường xuất khẩu nông sản tươi thế giới
06:00' - 09/04/2020
Các biện pháp phòng chống sự lây lan dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến ngành sản xuất nông sản tươi toàn cầu với những tác động tới nhu cầu, nguồn lao động, hậu cần vận chuyển và thị trường tiêu thụ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.