ESCAP: GDP của châu Á-Thái Bình Dương có thể giảm 172 tỷ USD do dịch COVID-19
Trong báo cáo công bố ngày 8/4, Ủy ban Kinh tế-Xã hội châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (ESCAP) nhận định Tổng sản phẩm quốc nôi (GDP) của các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể giảm tới 0,8% (tương đương 172 tỷ USD), do nhu cầu toàn cầu đối với hàng xuất khẩu của các nước này giảm mạnh trước tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Báo cáo của ESCAP cho rằng, sự sụt giảm nhu cầu hàng hóa diễn ra ở các đối tác thương mại chính của châu Á-Thái Bình Dương như Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, do cả hai đối tác này đều gặp khó khăn trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng, tác động tiêu cực ở mức đáng kể đến hoạt động thương mại ở khu vực.
Theo nhận định của các chuyên gia, các nước như Mông Cổ, Campuchia và Singapore sẽ phải đối mặt với tình trạng suy giảm trầm trọng nhất, bởi sự thịnh vượng kinh tế của những nước này chủ yếu gắn liền với trao đổi thương mại với Mỹ và EU.
Trước đó, bà Armida Salsiah Alisjahbana, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc kiêm Thư ký điều hành ESCAP, nói rằng tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm nay có thể giảm xuống 3,7% do đại dịch COVID-19.
Báo cáo trên khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách duy trì chính sách kinh tế vĩ mô nhằm duy trì sự ổn định kinh tế của khu vực, và các chính sách tài khóa và tiền tệ nên tập trung vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp và các hộ gia đình chịu ảnh hưởng của dịch bệnh và ngăn chặn tác động kinh tế.
Báo cáo nhận định các quốc gia đang phát triển trong khu vực cần tăng chi phí y tế khẩn cấp 880 triệu USD mỗi năm, đồng thời kêu gọi các nước cân nhắc việc thành lập một quỹ khu vực để phản ứng với các tình huống y tế khẩn cấp trong tương lai./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Đức ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1970 do dịch COVID-19
18:59' - 08/04/2020
Theo các viện nghiên cứu kinh tế của Đức, dịch COVID-19 sẽ khiến nền kinh tế Đức ghi nhận mức giảm hàng quý mạnh nhất kể từ năm 1970, trong khi tỷ lệ thất nghiệp và nợ công tăng mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc sẽ bơm thêm 46 tỷ USD cho gói kích thích kinh tế bổ sung
18:31' - 08/04/2020
Tổng thống Hàn Quốc ngày 8/4 cho biết, sẽ bơm thêm khoảng 56.000 tỷ won (46 tỷ USD) cho gói kích thích kinh tế bổ sung, nhằm giúp nền kinh tế lớn vượt qua những tác động nặng nề từ dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Pháp giảm mạnh nhất kể từ năm 1945
17:55' - 08/04/2020
Trong thông báo ngày 8/4, Ngân hàng Trung ương Pháp (BoF) cho biết trong hai tuần cuối tháng Ba vừa qua, khi dịch COVID-19 trở nên nghiêm trọng hơn, hoạt động kinh tế tại Pháp sụt giảm tới 32%.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
TEPCO: Hệ thống điện có thể rơi vào tình trạng cực kỳ nghiêm trọng
10:25'
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) dự báo lượng điện tiêu thụ vào chiều 27/6 có thể rơi vào tình trạng cực kỳ nghiêm trọng khi nhu cầu sử dụng tăng cao do nắng nóng.
-
Ý kiến và Bình luận
CEOWORLD: Việt Nam tăng 39 bậc về chỉ số chất lượng sống
20:25' - 26/06/2022
Theo bảng xếp hạng chất lượng cuộc sống toàn cầu năm 2021 do tạp chí CEOWORLD, chất lượng sống của Việt Nam được cải thiện đáng kể chỉ sau 1 năm, với việc tăng 39 bậc trên bảng xếp hạng này năm 2021.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Kinh tế Mỹ có thể tránh được cuộc suy thoái “trong gang tấc”
13:01' - 25/06/2022
Trong đánh giá thường niên về các chính sách kinh tế của Mỹ, IMF hiện dự đoán Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng 2,9% trong năm 2022, thấp hơn dự đoán tăng 3,7% được đưa ra hồi tháng Tư.
-
Ý kiến và Bình luận
CEO Binance: Bitcoin có thể rời xa mức kỷ lục 69.000 USD/BTC trong hai năm tới
19:56' - 23/06/2022
Theo Giám đốc điều hành (CEO) Changpeng Zhao của sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới Binance, đồng bitcoin có thể ở dưới mức cao lịch sử gần 69.000 USD/bitcoin (BTC).
-
Ý kiến và Bình luận
CEO TotalEnergies: Nhiên liệu hóa thạch vẫn cần thiết
08:57' - 23/06/2022
Nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là khí đốt tự nhiên, vẫn cần thiết tại thời điểm mà thị trường toàn cầu đang vật lộn với nguồn cung năng lượng eo hẹp và giá cả tăng vọt.
-
Ý kiến và Bình luận
ExxonMobil cảnh báo tình trạng hỗn loạn trên thị trường dầu mỏ còn kéo dài
06:08' - 22/06/2022
CEO ExxonMobil, Darren Woods cảnh báo người tiêu dùng phải chuẩn bị hứng chịu tình trạng hỗn loạn trên thị trường dầu mỏ kéo dài tới 5 năm do đầu tư giảm và tác động của đại dịch COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Wall Street Journal: Nền kinh tế Mỹ có khả năng suy thoái trong năm tới
07:40' - 21/06/2022
Theo kết quả một cuộc khảo sát mới của Wall Street Journal với các nhà kinh tế hàng đầu, xác suất Mỹ rơi vào suy thoái trong năm tới là khoảng 44%.
-
Ý kiến và Bình luận
Moody’s Analytics: Tăng trưởng GDP toàn cầu dự báo đạt 2,8% năm 2022
16:31' - 20/06/2022
Công ty nghiên cứu thị trường Moody’s Analytics cho biết, sự biến động của thị trường hàng hóa toàn cầu và môi trường giao dịch ngày càng lo ngại rủi ro có khả năng khiến lạm phát tăng trong năm 2022.
-
Ý kiến và Bình luận
Hàng trăm CEO dự báo bi quan về kinh tế thế giới
18:49' - 18/06/2022
Hơn 60% giám đốc điều hành (CEO) của các công ty trên toàn cầu dự báo suy thoái tại khu vực mà các công ty của họ hoạt động trong vòng 12-18 tháng tới.