Cấp thiết sử dụng chất thải của các nhà máy hoá chất làm vật liệu xây dựng
Ngày 3/3, Bộ Xây dựng và Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng tổ chức hội thảo về xử lý, tiêu thụ bã Gyps của Nhà máy sản xuất phân bón DAP - Vinachem tại Đình Vũ (Hải Phòng).
Tại hội thảo, các cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị nghiên cứu, nhà khoa học và chuyên gia đã bàn về công nghệ xử lý bã thải Gyps (bã thải Phosphogypsum độc hại) thành thạch cao PG, ưu nhược điểm của việc sử dụng thạch cap PG trong sản xuất vật liệu xây dựng. Đây chính là tiền đề để tiếp tục nghiên cứu, xử lý bã thải Gyps thành các sản phẩm phục vụ cho ứng dụng khác trong sản xuất vật liệu xây dựng và làm vật liệu xây dựng; tạo nguồn nguyên liệu thay thế cho một lượng lớn khoáng sản đang phải khai thác từ tự nhiên; đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, đảm bảo sự phát triển bền vững...
Các chuyên gia nhận định, vấn đề xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất phân bón để đám bảo phát triển kinh tế tuần hoàn và bền vững đang là nhiệm vụ cấp bách đang được Chính phủ quan tâm. Hiện cả nước có 30 nhà máy nhiệt điện đốt than, 3 nhà máy sản xuất phân bón DAP đang hoạt động. Lượng tro, xỉ phát thải từ các nhà máy nhiệt điện trên cả nước bình quân khoảng 16 triệu tấn, lượng bã thải Gyps khoảng 1,3 triệu tấn. Đánh giá được tầm quan trọng của việc tái sử dụng các loại phế thải công nghiệp này, ngày 23/9/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1696/QĐ-TTg về một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng: Ngày 12/4/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 452/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng. Gần đây nhất, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 26/3/2021 về đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng.Ông Phạm Văn Bắc - Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã nhanh chóng nhập cuộc. Đến thời điểm hiện tại, về cơ bản đã xây dựng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật và định mức kinh tế kỹ thuật giúp đẩy mạnh việc xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao. Cụ thể là 19 Tiêu chuẩn, 1 Quy chuẩn và 7 Chỉ dẫn kỹ thuật, 3 định mức kinh tế kỹ thuật.Hiện nay, lượng tro, xỉ nhiệt điện đã được xử lý, tiêu thụ đáng kể, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể tổng lượng tro xỉ được tiêu thụ trong năm 2022 đã tăng lên đáng kể, đạt hơn 16,68 triệu tấn, tương đương 105,7% tổng lượng phát thải trong năm. Tính đến cuối năm 2022, tổng lượng tro, xỉ nhiệt điện đã tiêu thụ cộng dồn qua các năm trên cả nước khoảng 65,08 triệu tấn, chiếm khoảng 55,8% tổng lượng phát thải từ trước tới nay - ông Bắc dẫn chứng.Tuy nhiên, theo ông Bắc, lượng xử lý và tiêu thụ bã thải Gyps vẫn chưa được như kỳ vọng. Tốc độ tiêu thụ thạch cao PG còn chậm, chỉ có nhà máy DAP số 1 (Đình Vũ, Hải Phòng) có dây chuyền xử lý bã thải thạch cao thành thạch cao PG do Công ty cổ phần Thạch cao Đình Vũ đầu tư với công suất thiết kế 750.000 tấn thạch cao PG/năm. Sản phẩm thạch cao PG của Công ty Thạch cao Đình Vũ đã được 25 nhà máy xi măng sử dụng. Năm 2022 nhà máy DAP1 tiêu thụ được 321.319 tấn bã thạch cao. Nhà máy DAP Đức Giang – Lào Cai tiêu thụ được khoảng 300.000 tấn. Nhà máy DAP2 Lào Cai bã thạch cao vẫn chưa tiêu thụ được, phải tích trữ toàn bộ tại bãi chứa...
Ước tính lượng tồn trữ bã thải thạch cao đến cuối năm 2022 khoảng 12,7 triệu tấn; trong đó, Nhà máy DAP Đình Vũ tại Hải Phòng tồn trữ 4,45 triệu tấn; Nhà máy DAP số 2 tại Lào Cai tồn trữ 2,6 triệu tấn; Nhà máy DAP Đức Giang – tại Lào Cai tồn trữ khoảng 6 triệu tấn. Chính vì vậy việc đẩy mạnh xử lý, tiêu thụ bã thải Gyps đang là vấn đề cấp bách.Ông Phan Kim Ngọc chuyên viên Phòng kỹ thuật Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) cho biết, hàng năm VICEM cung cấp ra thị trường khoảng 25 triệu tấn xi măng nên việc tận dụng nguồn thạch cao nhân tạo sản xuất trong nước thay thế thạch cao thiên nhiên truyền thống vẫn phải nhập khẩu sẽ mang lại lợi ích kinh tế; giúp doanh nghiệp giảm chi phí giá thành, chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất, đặc biệt là góp phần xử lý chất thải gây ô nhiễm.Năm 2023, VICEM sẽ sử dụng 350.000 tấn thạch cao nhân tạo trên tổng nhu cầu 820.000 tấn cho sản xuất xi măng. Hiện Tổng công ty đang tiếp tục triển khai nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ nhằm tăng tỷ lệ sử dụng thạch cao nhân tạo thay thế thạch cao tự nhiên trong sản xuất - ông Ngọc cho hay.Ông Kiều Văn Mát - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thạch cao Đình Vũ cho biết, nhà máy có công xuất thiết kế xử lý 750.000 tấn bã thải thạch cao PG đầu vào tạo ra 600.000 tấn thạch cao Phospho đầu ra mỗi năm với dây chuyền công nghệ tự động hoá. Hiện nhà máy đã ổn định hết công xuất cung cấp phụ gia cho các nhà máy xi măng, chất lượng xi măng ổn định và hoàn toàn có thể thay thế thạch cao tự nhiên. Từ năm 2023, công ty tiếp tục đầu tư công nghệ thiết bị nâng công xuất từ 750.000 tấn/năm lên 1.500.000 tấn/năm. Sản phẩm thạch cao chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn cho cả các ngành vật liệu xây dựng khác như: sản xuất tấm trần, khuôn gốm xứ và xuất khẩu sang Nga, Ấn Độ. Tuy nhiên, dưới một góc nhìn khác, đại diện Công ty cổ phần DAP - Vinachem phản ánh, khó khăn lớn nhất hiện nay là khâu tiêu thụ sản phẩm thạch cao sau chế biến. Phương án chế biến thạch cao PG làm vật liệu cốt nền hiện vẫn đang chờ cơ quan quản lý Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, hướng dẫn sử dụng đối với loại vật liệu mới này. Vì vậy doanh nghiệp này kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước sớm hoàn thiện bổ sung tiêu chuẩn, hướng dẫn về việc chế biến, sử dụng bã thạch cao PG làm vật liệu san nền.Trên thế giới bã GYPS phát thải từ các nhà máy hoá chất được tận dụng chế biến thành thạch cao phospho( PG) làm phụ gia xi măng và làm vật liệu san nền thay thế cho vật liệu khai thác từ thiên nhiên. Nhưng tại Việt Nam, hiện mới sử dụng làm phụ gia điều chỉnh thời gian đông kết cho xi măng thay thế cho thạch cao thiên nhiên. Việc sử dụng thạch cao PG làm vật liệu san lấp, đắp nền đường thay thế vật liệu truyền thống vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giá vật liệu xây dựng dự báo biến động theo chiều hướng tăng
14:55' - 02/03/2023
Từ đầu năm 2023 tới nay, giá vật liệu xây dựng trong nước liên tục tăng lên, như giá thép có tới 5 lần tăng liên tiếp, giá xăng dầu, cát… cũng không ngừng tăng lên và giá xi măng cũng “rục rịch” tăng.
-
Doanh nghiệp
Ngành vật liệu xây dựng hướng tới mục tiêu phát thải bằng 0 vào năm 2050
18:26' - 23/11/2022
Thời gian tới cần đảm bảo phát triển hài hòa giữa ngành khai thác, chế biến khoáng sản với phát triển kinh tế tại địa phương; tích cực hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ...
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất vật liệu xây dựng theo xu hướng xanh
15:31' - 28/09/2022
Phát triển các loại vật liệu xây dựng thông minh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường trở thành xu thế tất yếu, mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Rộ chiêu lừa đảo mới liên quan đến vay vốn và mua sắm trực tuyến
08:33'
Không chỉ lừa đảo qua điện thoại, tội phạm công nghệ cao còn chiếm đoạt thông tin thẻ tín dụng thông qua các nền tảng mua sắm trực tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.