Sản xuất vật liệu xây dựng theo xu hướng xanh
Ngày 28/9, tại Hà Nội, Báo Xây dựng phối hợp với Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) tổ chức hội thảo “Xu hướng công nghệ vật liệu trong công trình xây dựng” đi sâu phân tích thực trạng của thị trường vật liệu xây dựng hiện nay và giới thiệu xu hướng công nghệ vật liệu xây dựng mới, ứng dụng trong kiến trúc và công trình xây dựng.
Những năm gần đây, biến đổi của khí hậu khiến môi trường sống ngày càng bị đe dọa, tạo sức ép buộc các quốc gia phải chú trọng phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh. Phát triển các loại vật liệu xây dựng thông minh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường trở thành xu thế tất yếu, mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Để đạt được mục tiêu này, các sản phẩm vật liệu phải đáp ứng được yêu cầu tiêu tốn ít năng lượng hơn cho việc tạo ra nó và giúp tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ cho công trình xây dựng khi đưa vào sử dụng.Hội thảo là dịp để các nhà quản lý lắng nghe ý kiến từ nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng xoay quanh câu chuyện sản xuất kinh doanh; trong đó có những bất cập, vướng mắc trong sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng trong bối cảnh hiện nay.Những năm qua, ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã phát triển mạnh về số lượng, chất lượng, chủng loại, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và nhà ở. Giá trị vật liệu xây dựng thường thường chiếm 60% - 70% trong cơ cấu giá thành công trình xây dựng. Vì vậy, chất lượng, giá thành vật liệu xây dựng quyết định rất lớn đến chất lượng và giá thành xây dựng công trình.Hiện giải pháp, xu hướng công nghệ mới từ ngành vật liệu xây dựng rất nhiều và đa dạng, từ đổi mới vật liệu truyền thống, cải thiện tính năng sẵn có đến việc tạo ra các tổ hợp vật liệu mới có thêm nhiều tính năng, vật liệu mới với tính năng hoàn toàn mới.Có rất nhiều loại vật liệu xây dựng và hoàn thiện tiên tiến đã được đưa ra hoặc đang tiếp cận thị trường. Mặc dù giàu tiềm năng nhưng loại vật liệu mới vẫn khó thâm nhập thị trường nên cần có sự tham gia của các nhà quản lý, hoạch định chính sách, chủ đầu tư, nhà sản xuất và chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng Phạm Văn Bắc cho biết, đến năm 2010, cơ bản Việt Nam đã sản xuất nhiều loại vật liệu xây dựng đáp ứng được nhu cầu xây dựng trong nước và xuất khẩu. Sản xuất vật liệu xây dựng ngày nay đang có xu hướng phát triển các vật liệu xanh, thân thiện với môi trường.Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030, định hướng đến 2050 được xây dựng trên 6 quan điểm; trong đó, phát triển vật liệu xây dựng hiệu quả bền vững, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tiếp cận, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ thế giới, quản lý vật liệu và sử dụng hiệu quả tài nguyên năng lượng, nhiên liệu, hạn chế ảnh hưởng môi trường...
Mục tiêu của chiến lược là sản xuất vật liệu xây dựng đạt trình độ tiên tiến hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiết kiệm năng lượng, vật liệu có sức cạnh tranh cao, loại bỏ các công nghệ cũ, lạc hậu tiêu tốn nhiều tài nguyên…Từ đó, các doanh nghiệp triển khai sản xuất vật liệu xây dựng, song song đó là biện pháp quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước như xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quản lý vật liệu xây dựng.Bởi vậy, hướng tới sản xuất sạch và sản phẩm thân thiện sẽ là xu hướng trong thời gian tới - ông Lê Văn Tới, Phó chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng Việt Nam nhận định. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay, Nhà nước định hướng phát triển theo hướng sử dụng công nghệ tiên tiến, hướng đến sản xuất sạch và vật liệu xây dựng thân thiện. Tuy đã có nhiều thành tựu trong lĩnh vực sản xuất này nhưng hiện vẫn còn nhiều bất cập.Các văn bản pháp luật hiện hành quy định vật liệu xây dựng thân thiện là đối tượng được chú ý cả tới quá trình sản xuất ra nó, có các thuộc tính mà vật liệu xây dựng truyền thống không có và tham gia tích cực vào việc xử lý chất thải của ngành sản xuất khác. Tuy nhiên để thực hiện được những quy định trên là một quá trình khó khăn và không kém phần cam go.Từ đầu năm 2020, cả nước bị ảnh hưởng lớn của đại dịch COVID-19, các ngành sản xuất bị đình trệ; trong đó có vật liệu xây dựng. Các cơ sở sản xuất không được khai thác hết công suất do việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Vì vậy, việc đầu tư mới các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung cũng chững lại.Trên thực tế, ngày càng có nhiều khối nhà cao tầng sử dụng kính tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên vẫn chưa phải tất cả các chủ đầu tư, hay tại các dự án nhà cao tầng đều sử dụng, trong khi Quy chuẩn Việt Nam số 09/2013/BXD về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả đã quy định việc hạn chế bức xạ mặt trời.Theo ông Tới, cần có giải pháp để khuyến khích sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng như định hướng. Nhà nước cần phải có những biện pháp hành chính cần thiết để thúc đẩy sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện. Những biện pháp này cần được quy định trong văn bản pháp luật, ít nhất là trong Nghị định.Bên cạnh đó, phải thay đổi trong chỉ đạo thực hiện, nhất quán, quyết liệt hơn; gắn trách nhiệm cho các địa phương, có kiểm tra, khen thưởng cụ thể. Cùng đó là các giải pháp mang tính kỹ thuật, chuyên sâu về khung kỹ thuật. Cơ quan chức năng cần ban hành đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến sản phẩm, đến việc sử dụng vật liệu xây dựng thân thiên. Đặc biệt đối với công trình “xanh” cần đưa ra các tiêu chí và thông số đặc thù cụ thể - ông Tới đề xuất.Dưới một góc nhìn khác, Tiến sỹ Lương Đức Long - Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho rằng, để nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cần áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Một trong những việc không thể thiếu là chuyển đổi số.Theo đó, chuyển toàn bộ các thông tin, dữ liệu liên quan đến doanh nghiệp, từ khai thác mỏ, cung ứng vật tư, phụ tùng, sản xuất, logistic, bán hàng, quản lý, điều hành, lập kế hoạch, tổ chức, nhân sự… thành các tín hiệu số để máy tính có thể đọc được, lưu trữ, quản lý, xử lý, chuyển từ nơi này đến nơi khác thông qua kết nối internet./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Viglacera đưa vật liệu xây dựng “Made in Vietnam” ra 40 nước trên thế giới
09:19' - 02/09/2022
Tổng công ty Viglacera cho biết, tính đến thời điểm này, doanh nghiệp đã xuất khẩu vật liệu xây dựng “Made in Vietnam” ra hơn 40 quốc gia trên thế giới.
-
Chứng khoán
Nặng gánh chi phí, doanh nghiệp xi măng giảm lãi
09:09' - 13/08/2022
Nền kinh tế phục hồi cùng với Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành địa phương đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công đang là các yếu tố thuận lợi cho ngành sản xuất xi măng trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Dần để cát nghiền thay thế cát tự nhiên
15:14' - 20/05/2022
Nguồn cung hợp pháp chỉ đáp ứng được 40-50% nhu cầu cát xây dựng. Do đó, tình trạng thiếu cát xây dựng tại một số thời điểm và một số nơi đã xảy ra trong thời gian vừa qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Đủ nguồn cung vật liệu đặc thù phục vụ công trình ven biển, hải đảo
15:47' - 29/12/2021
Các nhà khoa học, doanh nghiệp ở Việt Nam đã nghiên cứu, chế tạo và sản xuất thành công xi măng bền/kiềm sunfat có tính năng chịu mặn, phục vụ cho xây dựng các công trình khu vực biển, đảo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách áp dụng tại Trung tâm tài chính quốc tế không rập khuôn, có chọn lọc
21:04' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp
20:43' - 17/04/2025
Phiên Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp với chủ đề “Hợp tác công – tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: CCSEZR đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho Chính phủ Việt Nam
20:42' - 17/04/2025
Chiều 17/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế (CCSEZR), Đại học Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu bế mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư
20:23' - 17/04/2025
Sau bốn ngày làm việc, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD 16
19:51' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành dứt điểm mục tiêu ổn định dân cư vùng tái định cư Thủy điện Sơn La
18:46' - 17/04/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc phát triển, nâng cao đời sống cho đồng bào di dân nhường đất cho dự án thủy điện Sơn La là nhiệm vụ ưu tiên.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành Dầu khí tiếp tục phát huy truyền thống của người đi tìm lửa
18:40' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt Đoàn đại biểu người lao động tiêu biểu của ngành Dầu khí..
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tạo bứt phá trong quản lý doanh nghiệp nhà nước
18:21' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã chủ động bước lên tuyến đầu thúc đẩy phát triển bền vững
18:07' - 17/04/2025
Giáo sư Reena Marwah thuộc Đại học Delhi (Ấn Độ), đã có bài phân tích về việc Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) năm 2025.