Cắt giảm 150 tỷ đồng/tháng khi thống nhất 3 lực lượng an ninh trật tự tại cơ sở
Dự kiến dự án Luật sẽ được trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV tới đây.
* Thống nhất 3 lực lượng tham gia bảo vệ an ninh tại cơ sở
Hiện nay có 3 lực lượng gồm: bảo vệ dân phố; dân phòng; công an xã, thị trấn bán chuyên trách là các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.
Bộ Công an đang xây dựng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đủ mạnh, tương xứng để tiếp tục tập hợp, huy động, huấn luyện, sử dụng các lực lượng quần chúng tham gia phối hợp với lực lượng công an chính quy, phục vụ đắc lực sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Bộ Công an cho rằng hiện nay việc bố trí 3 lực lượng trên đang có tình trạng không thống nhất. Một địa bàn cấp xã cùng tồn tại các lực lượng với tên gọi khác nhau, có tính chất tương đồng, rất khó phân biệt (nhiệm vụ, quyền hạn, trang phục…), dễ dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn.
Theo số liệu của Bộ Công an, hiện nay lực lượng bảo vệ dân phố có tổng số 72.456 thành viên; lực lượng dân phòng có 543.095 đội viên; còn lực lượng Công an xã, thị trấn không phải công an chính quy đã kết thúc nhiệm vụ công an xã và tiếp tục tham gia bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn là 126.084 người. Như vậy, số lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở sẽ là hơn 741.500 người.
Mỗi thành viên được hưởng mức bồi dưỡng, hỗ trợ hằng tháng, được hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mức do HĐND cấp tỉnh quyết định.
Bộ Công an khẳng định việc đề xuất xây dựng, thông qua luật không làm phát sinh tăng biên chế, không tăng chi ngân sách nhà nước, ngược lại còn góp phần giảm số lượng người hoạt động không chuyên trách và giảm chi ngân sách nhà nước.
*Cắt giảm 150 tỷ đồng/tháng
Nhiều ý kiến cũng đồng tình với dự thảo Luật, bên cạnh đó, xung quanh một số quy định về cơ quan chủ quản; phụ cấp, chế độ chính sách cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở; hoặc các điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, nhiều đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần bổ sung cụ thể hơn.
Góp ý vào dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh sự cần thiết ban hành luật nhằm bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở. "Cơ sở mà không bảo đảm an ninh, trật tự, chỉ cần ở đâu đó một đốm lửa nhỏ thì có thể bùng ra, do đó, việc này là hết sức cần thiết...", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Về vị trí, vai trò của lực lượng tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, đây là lực lượng quần chúng tự nguyện.
Lực lượng này là phối hợp, hỗ trợ Công an xã chính quy thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật, gây rối, mất trật tự - an ninh, an toàn xã hội ở cơ sở.
Trong khi đó, 7 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đưa ra trong dự thảo luật lại là nhiệm vụ của lực lượng Công an xã...
Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ hơn tính chất, phạm vi, chức năng của lực lượng này trong việc tham gia phối hợp với lực lượng công an xã chính quy.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến của các đại biểu; đồng thời lưu ý cân nhắc thêm về chế độ hỗ trợ hàng tháng; việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; về nơi làm việc cho lực lượng này; đồng thời cơ quan soạn thảo làm rõ hơn về những nội dung về kinh phí.
Tại phiên họp, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, nhấn mạnh, việc sắp xếp thống nhất 3 lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, Công an xã bán chuyên trách bám sát chủ trương không tăng biên chế, không tăng ngân sách và không ảnh hưởng đến các hoạt động khác.
Khi luật này có hiệu lực, việc tinh gọn bộ máy và sắp xếp lại số lượng người ở dưới cơ sở, tiết kiệm được chi phí.
Giải thích vì sao Chính phủ đánh giá sau khi bố trí, sắp xếp lại 3 lực lượng sẽ giảm khoảng 500.000 người, Đại tướng Tô Lâm cho biết, với số đơn vị cấp thôn trên cả nước hiện nay, ngân sách Nhà nước phải chi 600 tỷ đồng/tháng cho gần 2 triệu người thuộc 3 lực lượng theo quy định hiện hành.
Nếu Luật này được thông qua và triển khai, lực lượng chỉ còn khoảng 1,5 triệu người với mức chi vào khoảng 450 tỷ đồng/tháng, tức cắt giảm được 150 tỷ đồng/tháng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 10/9 khai mạc Phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
19:54' - 09/09/2020
Theo thông cáo của Văn phòng Quốc hội, từ ngày 10-18/9/2020, Phiên họp thứ 48 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất thu phí chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng
14:10' - 12/08/2020
Sáng 12/8, tại phiên họp thứ 47, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề xuất thu phí chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 10/8 khai mạc Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
08:57' - 08/08/2020
Theo thông cáo của Văn phòng Quốc hội, từ ngày 10-12/8/2020, Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc
20:16' - 31/03/2023
Chiều 31/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp đồng chí Lưu Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
20:14' - 31/03/2023
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 316/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp
20:08' - 31/03/2023
Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ GTVT yêu cầu báo cáo vụ taxi tại sân bay Tân Sơn Nhất “gánh” nhiều loại phí
19:37' - 31/03/2023
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Hàng không, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh nghiên cứu nội dung phản ánh về việc khách đi taxi sân bay gánh thêm phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyến cao tốc Bắc – Nam có bao nhiêu trạm dừng nghỉ?
18:14' - 31/03/2023
Theo kết quả rà soát ban đầu, trên tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau sẽ có 39 trạm dừng nghỉ; trong đó, 5 dự án đã được đầu tư, đưa vào khai thác, 2 dự án đang được đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị khôi phục hoàn toàn hoạt động cửa khẩu lối mở giữa Việt Nam – Quảng Tây
18:11' - 31/03/2023
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị khôi phục hoàn toàn hoạt động của các cửa khẩu lối mở giữa Việt Nam – Quảng Tây như Bình Nghi – Bình Nghi Quan, Na Hình – Kéo Ái, Pò Nhùng – Dầu Ái…
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa tầm nhìn đến năm 2045
17:41' - 31/03/2023
Chiều 31/3, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Sửa nghị định về đăng kiểm có siết, có mở để đảm bảo cân bằng cung - cầu
17:00' - 31/03/2023
Ngày 31/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì cuộc họp giao ban quý I/2023 của Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thúc đẩy tháo gỡ các vấn đề “nóng”
16:50' - 31/03/2023
Sáng 31/3, Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban Quý I/2023 với lãnh đạo quận, huyện, thị xã theo hình thức trực tuyến để bàn về 3 vấn đề “nóng”.