Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
Ngày 22/11, tại chuỗi tọa đàm thuộc khuôn khổ Diễn đàn "Thương hiệu Dẫn dắt bền vững" do Hiệp hội doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh và Tổ chức Vietnam Brand Purpose (Tổ chức Tư vấn chiến lược Xây dựng Thương hiệu Quốc Gia Việt Nam và các thương hiệu Made-in-Vietnam) tổ chức ở Tp.Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp cho rằng, kinh doanh phải có lợi nhuận và tăng trưởng, nhưng làm sao để hướng đến phát triển bền vững thì cần đặt người tiêu dùng làm trọng tâm.
Đồng thời, nắm bắt hành vi tiêu dùng trong bối cảnh xu hướng thị trường thay đổi nhanh, đòi hỏi những giải pháp cụ thể là yếu tố sống còn của thương hiệu, cũng như doanh nghiệp.
Ông Lý Huy Sáng, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Minh Long I (Minh Long I) cho biết, đối tượng khách hàng của doanh nghiệp thay đổi theo thời gian và hiện nay quan tâm đến tính phát triển bền vững của sản phẩm. Trước thực trạng này, doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo tạo tác động đến sự phát triển bền vững.
Tại Minh Long I, doanh nghiệp đã tập trung vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm và chuyển đổi quy trình sản xuất giảm phát thải nhà kính, tái chế nguyên liệu – phụ phẩm trong dây chuyền sản xuất, tận dụng mọi tài nguyên thiên nhiên tránh lãnh phí… Hơn thế, Minh Long I còn chú trọng mẫu mã, chủng loại sản phẩm, và tăng cường tính năng tiện ích, bền vững khi tung ra thị trường, đến với người tiêu dùng.
Tương tự, bà Lê Thanh Tú, Giám đốc Tiếp thị và Phát triển bền vững, Nestlé Waters Việt Nam cho hay, doanh nghiệp có nhiều sáng kiến cam kết phát triển bền vững và xác định giải pháp phù hợp với từng thị trường; trong đó có thị trường Việt Nam. Điển hình, doanh nghiệp đưa ra giải pháp bao bì tái chế và định hướng người tiêu dùng, khách hàng quan tâm đến sức khỏe, duy trì năng lượng tốt cho hoạt động hàng ngày.
Theo đó, ban đầu doanh thu có thể chậm hoặc chững lại, nhưng sau thời gian triển khai chiến lược phát triển bền vững lấy người tiêu dùng làm một trong những yếu tố trọng tâm thì phát huy hiệu quả giúp doanh nghiệp định vị lại thương hiệu và doanh thu tăng cao hơn. Chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiêp cũng đảm bảo tiêu chí sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng bằng việc đa dạng phiên bản; phát triển thông điệp giáo dục cộng đồng… đòi hỏi doanh nghiệp phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, thu gom bao bì và tái chế "chai trong chai" đảm bảo vệ môi trường.
Nhiều doanh nghiệp khác cũng chia sẻ, cùng với những thành công, thì câu chuyện làm thương hiệu cũng đối mặt với một số thách thức như vấn đề quyền sở hữu trí tuê, bởi đầu tư nghiên cứu, đổi mới sáng tạo rất tốn kém nhưng sản phẩm, dịch vụ khi tung ra thị trường luôn có rủi ro về nguy cơ sao chép và bị "sao chép". Ngoài ra, phát triển bền vững đòi hỏi nhiều yếu tố và doanh nghiệp dễ bị "lạc lối" nên khi lấy người tiêu dùng làm trọng tâm bắt buộc phải nắm bắt được xu hướng thị trường, đồng thời với sự phát triển kinh tế - xã hội – môi trường.
Theo báo cáo nghiên cứu "Thực trạng Việt Nam: Hành vi tiêu dùng bền vững của người tiêu dùng" công bố tại chuỗi tọa đàm cũng cho thấy, khách hàng Việt Nam xem trọng tính bền vững với 75% khách hàng cho rằng họ rất/khá quen thuộc với khái niệm bền vững. Cùng với đó, có 81% khách hàng tham gia khảo sát cho rằng, nỗ lực hướng đến sự bền vững của thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của họ.
Ngoài ra, người tiêu dùng lớn tuổi, đặc biệt với thu nhập cao có mức độ sẵn sàng trả nhiều hơn cho nhóm sản phẩm bền vững và 72% sẵn sàng trả thêm 10% hoặc cao hơn. Những con số này cho thấy, người tiêu dùng có hiểu biết và tiếp nhận tốt về các vấn đề bền vững, trong khi đó thương hiệu có thể đóng một vai trò quan trọng để tăng cường sự liên kết của họ giữa những vấn đề về con người, kinh doanh với bền vững.
Một số chuyên gia nhận định, thương hiệu với những sáng kiến có thể thay đổi hành vi người tiêu dùng và cũng chính người tiêu dùng sẽ là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu. Bên cạnh đó, thương hiệu mạnh sẽ thúc đẩy tăng doanh số bán hàng và thị phần cho doanh nghiệp, quốc gia và vùng lãnh thổ trên thị trường toàn cầu.
Để vượt qua những thách thức trên con đường xây dựng thương hiệu phát triển bền vững, doanh nghiệp cần định hướng thương hiệu mang tính mục đích dựa trên những quy tắc, gồm tạo động lực cho người tiêu dùng, bám sát vào sản phẩm, hành động tạo tác động xã hội, thể hiện cá nhân hóa trong cộng đồng, định ra những tiêu chuẩn xã hội mới. Đặc biệt, thông điệp của thương hiệu phải thể hiện được giá trị đang không ngừng phát triển, mang lại tác động tích cực cho người tiêu dùng, đóng góp vào sự phát triển vững của con người và hành tinh.
Thương hiệu cần được sự chấp nhận của người tiêu dùng, khách hàng khi đưa ra lời quảng bá, nên doanh nghiệp phải cung cấp cách tiếp cận các thông tin công khai một cách dễ dàng nhằm hỗ trợ cho các lời quảng bá và xây dựng niềm tin thương hiệu. Trong bối cảnh, nhiều thương hiệu kích hoạt các hoạt động bền vững, nên thương hiệu của doanh nghiệp cần mới mẻ, gần gũi, sáng tạo và đảm bảo tính cá biệt.
Phân tích cụ thể, ông Roberto Sosa Jerez, Chuyên gia tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp, Tập đoàn Thales (Pháp) chỉ ra rằng, người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến quá trình sản phẩm, dịch vụ được tạo ra như thế nào, chứ không dừng lại ở chất lượng, giá cả… Do đó, doanh nghiệp muốn thay đổi tư duy tiêu dùng của khách hàng thì phải đổi mới sáng tạo để thiết kế nên một chu kỳ tiêu dùng khép kín và dễ dàng ứng dụng trong đời sống và kể và câu chuyện phía sau quy trình sản xuất sản phẩm.
Ông Roberto Sosa Jerez cũng nhấn mạnh, có khoảng cách giữa nói và làm nên vai trò của thương hiệu là không chỉ quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, mà là truyền tải triết lý, văn hóa doanh nghiệp; câu chuyện sản xuất kinh doanh và nỗ lực của người lao động phía sau sản phẩm, dịch vụ. Tại Việt Nam đang trải qua những giai đoạn phát triển bền vững sẽ có điều kiện thuận lợi học hỏi bài học kinh nghiệm của các quốc gia đã phát triển để xây dựng nên những thương hiệu quốc gia mạnh trên thị trường toàn cầu.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa và dừa
10:49' - 21/11/2024
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực,.
-
Thị trường
Nam Định xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu cho nông sản
20:35' - 17/11/2024
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại nông sản an toàn năm 2024 nhằm tạo cơ hội quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
-
Công nghệ
Doanh nghiệp cần ứng dụng giải pháp công nghệ để bảo vệ thương hiệu
07:16' - 13/11/2024
Tiến sỹ Trần Quý, Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam thông tin, có 3 loại doanh nghiệp bị tác động mạnh mẽ nhất do hàng giả là các nhãn hàng, nhà bán lẻ và nền tảng thương mại điện tử.
-
Ô tô xe máy
VinFast chính thức trở thành thương hiệu ô tô bán chạy số 1 Việt Nam
10:43' - 12/11/2024
Sáng 12/11, VinFast công bố đã bàn giao hơn 11.000 xe ô tô điện các loại trong tháng 10/2024, nâng lũy kế trên 51.000 xe, chính thức là thương hiệu ô tô bán chạy nhất Việt Nam trong 10 tháng năm 2024.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16'
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28'
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20'
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
Mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại
12:53' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại; mở rộng phạm vi địa bàn bắt buộc chi trả thanh toán cá nhân qua tài khoản tại ngân hàng.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
21:52' - 19/11/2024
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
“Tự hào hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến
16:16' - 19/11/2024
Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 từ ngày 25/11-1/12, trưng bày sản phẩm chất lượng cao, khẳng định cam kết của Bộ Công Thương đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.
-
DN cần biết
Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD
10:36' - 19/11/2024
Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47- 48 tỷ USD - thông tin được ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas đưa ra tại buổi họp báo về Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập VITAS.