Cây đổ hàng loạt có phải do mưa bão?
Tuy nhiên, dư luận đang cho rằng, những cây xanh bị đổ có hẳn là do gió, bão?
* Môi trường sống bị xâm hại
Ghi nhận sau trận bão số 1 vừa qua, hầu hết các tuyến phố, quận huyện đều có cây xanh bị gãy, đổ. Nhiều nhất là ở địa bàn quận Hà Đông, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng và Đống Đa.
Người xưa nói "có sâu rễ mới bền gốc". Nhưng thực tế, ở Hà Nội, hiện nay, môi trường sống của cây xanh đang bị xâm hại nghiêm trọng.
Do phát triển đô thị, hạ ngầm các công trình, nên diện tích đất dành cho trồng cây ở Hà Nội đã bị thu hẹp.
Rễ cây bị hạn chế cắm sâu mà chỉ cắm ngang vào đất.
Tuy nhiên, khi phát triển ngang, rễ cây cũng bị chặt đứt trong quá trình cải tạo, chỉnh trang vỉa hè.
Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho cây xanh dễ bị đổ khi có tác động của các đợt gió và lốc xoáy.
Ngoài ra, mực nước ngầm của Hà Nội đang bị ô nhiễm, khiến cho hệ thống rễ cây khó phát triển theo chiều sâu.
Bộ rễ là vậy. Khi cây sống trưởng thành, phía gốc cây cũng bị người dân Thủ đô xâm hại bằng nhiều cách như đổ nước sôi, đổ dầu luyn, lên gốc vì "can tội" nằm chắn ngang mặt tiền, cửa hàng kinh doanh.
Như trên đường Lò Đúc, trước cửa ngôi nhà số 43, gốc một cây sao đen có tuổi đời gần 100 năm, luôn phải đeo thêm một "khối u", do mỗi ngày, người dân đặt bếp than tổ ong đun nấu bên cạnh. Một nửa thân cây luôn ở tình trạng cháy xém, chết hết phần vỏ.
Khi cây xanh bị đổ, gãy đã không ít người dân Thủ đô tỏ ra xót xa, tiếc nuối.
Song, có một thực tế mà nhiều người biết, đó là việc xây dựng những ngôi nhà cao tầng, khiến không gian sống của cây xanh đường phố bị thu hẹp.
Khi đó, cây thường có xu hướng nghiêng ra phía mặt đường để lấy ánh sáng. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng cây bị nghiêng, mất cân bằng giữa tán cây và hệ thống rễ khiến cây gãy đổ khi có mưa bão.
Chưa hết, người ta còn đóng đinh, treo biển quảng cáo, hay chằng những dây đèn trang trí, dây cáp viễn thông vào quanh thân, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng của cây.
* Còn tùy tiện trong cách trồng
Mục tiêu chung đến năm 2020, Hà Nội sẽ tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong công tác tổ chức, quản lý cây xanh trên địa bàn 12 quận nội thành; trong đó, có việc trồng 1 triệu cây xanh.
Để thực hiện được mục tiêu này, Hà Nội đã tham vấn các nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn về chủng loại cây đô thị trồng trên địa bàn thành phố để lựa chọn các giống cây như Muồng Hoàng Yến; Phượng; Bằng Lăng nước; Hoàng Lan; Ngọc Lan trắng; Sếu; Sấu, Sao đen; Trẹo; Long não; Lát hoa; Vàng Anh; Muồng nhạt; Giáng Hương; Nhội và Sưa trắng.
Đi kèm với mục tiêu này, Hà Nội đưa ra các giải pháp; trong đó, có việc xã hội hóa việc trồng cây xanh và dùng tiền ngân sách để trồng chăm sóc, duy tu hệ thống cây xanh, công viên thảm cỏ.
Việc xã hội hóa trồng cây cũng được nhiều đơn vị, doanh nghiệp hưởng ứng.
Họ mua cây, rồi trồng, sau khi cây sống sẽ bàn giao cho Công ty TNHH MTV công viên cây xanh thành phố quản lý, chăm sóc tiếp.
Chính việc các "mạnh thường quân" được chủ động chọn chủng loại cây đến cách thức trồng, dẫn đến cách làm tùy tiện của một số doanh nghiệp.
Thế mới xảy ra chuyện, khiến dư luận Thủ đô cũng như cả nước khó quên về vụ việc cây Vàng tâm hay cây Mỡ được trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh.
Thêm nữa, ở một số khu chung cư, đô thị, ban quản trị hoặc chủ đầu tư cũng mua cây về trồng theo cách riêng của họ.
Do không có sự đồng nhất về mặt quy cách, đến việc giám sát, hậu kiểm, mới có chuyện khi mưa bão cây bật gốc, lộ rõ bầu của cây còn quấn nilon, bao lưới...
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, nhằm thống nhất việc trồng cây trên địa bàn thành phố, cơ quan này đã ban hành quy trình trồng cây xanh; đồng thời tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học để xây dựng danh mục các loại cây phù hợp nhất với thổ nhưỡng và khí hậu của Hà Nội.
Việc trồng cây xanh ở Hà Nội rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, cần được thực hiện một cách khoa học, có trách nhiệm nhằm phát huy tốt giá trị bảo vệ môi trường, hạn chế tình trạng cây bị sâu mục, gãy đổ, mỗi khi xảy ra bão, gió gây ra thiệt hại về người và của cho Thủ đô./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hậu quả bão số 1 và bão số 2: Thiệt hại trên 6.708 tỷ đồng
18:18' - 08/08/2016
Theo số liệu thống kê tính đến ngày 6/8, tổng thiệt hại do 2 cơn bão vừa qua gây ra ước tính là trên 6.708 tỷ đồng.
-
Phân tích doanh nghiệp
Cột điện đổ sau bão số 1: Điện lực miền Bắc lên tiếng
21:57' - 04/08/2016
Sau khi cơn bão số 1 đi qua, có rất nhiều cột điện trên địa bàn các tỉnh tâm bão bị đổ hàng loạt. Điện lực miền Bắc đã chia sẻ với BNEWS/TTXVN về những giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên nhân cây gẫy đổ hàng loạt trong cơn bão số 1 tại Hà Nội
17:40' - 02/08/2016
Nguyên nhân cây gẫy đổ hàng loạt trên địa bàn Thủ đô trong cơn bão số 1 xảy vừa qua là do quá trình cải tạo, chỉnh trang vỉa hè Hà Nội ... đã xâm hại hệ thống rễ của cây xanh đường phố.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06' - 26/11/2024
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.