Cây dược liệu mang về hàng trăm tỷ đồng cho nông dân Lào Cai
* Doanh thu tăng trưởng tích cực
Tính đến hết tháng 7 năm 2021, lượng tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ dược liệu của Hợp tác xã Thế Tuấn, xã Chiềng Ken, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai có mức tăng trưởng ngoạn mục, ước tới trên 50% so với doanh thu cả năm 2021.
Các loại cao lá, trà, tinh dầu, nước súc miệng... từ cây tía tô, đài bi, màng tang, sả của hợp tác xã luôn trong tình trạng cháy hàng, cung không đủ cầu.
Anh An Văn Tuấn, Giám đốc Hợp tác xã cho biết, tinh dầu đài bi là sản phẩm chủ lực của hợp tác xã với nhiều công dụng y học mà chưa có cơ sở tinh dầu nào của Việt Nam chưng cất. Đây là sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao nhất bởi những lợi ích đặc biệt mà nó mang lại. Với các thành phần dược tính, hoạt chất có lợi, theo đông y, cây đài bi có tác dụng kinh phế và thận, được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh về hô hấp, giảm đau, giảm viêm nhiễm, điều trị vết thương, chấn thương, hôn mê, tan máu... Ngoài ra, các sản phẩm từ tía tô và sả với công dụng được ghi nhận lâu nay là khả năng kháng khuẩn, giảm đau, giúp chống viêm, thanh lọc không khí cũng được khách hàng ở nhiều địa phương trên cả nước đặt mua nhiều.Đặc biệt, anh Tuấn cho biết, tinh dầu sả đã được các nhà khoa học chứng minh có hàm lượng Citral cao với tác dụng kháng khuẩn rất mạnh.
Bà Vũ Thị Chi ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ đặt mua cả một can tinh dầu sả 5 lít của Hợp tác xã Thế Tuấn cho hay, bà thường sử dụng nó để làm sạch không khí hay khử mùi tại gia đình và nhà hàng."Đây là một phương pháp vô cùng hiệu quả, góp phần giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại, đồng thời nguồn gốc dược liệu hữu cơ cũng khiến gia đình yên tâm sử dụng hơn", bà Chi nhấn mạnh.
Trong y học cổ truyền, tam thất từ lâu được biết đến với tác dụng tăng cường sức khỏe, chống trầm cảm, tăng cường khả năng miễn dịch. Đông y đánh giá tác dụng của củ tam thất quý không kém gì nhân sâm.Trong mùa dịch, các sản phẩm trà túi lọc tam thất, bột tam thất và trà tam thất... của Hợp tác xã Mản Thẩn (thôn Mản Thẩn, xã Quan Hồ Thẩn, huyện Si Ma Cai) đã được cung cấp đến nhiều người tiêu dùng trên cả nước.
Sản phẩm trà túi lọc tam thất Si Ma Cai được bình chọn là “1 trong 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Lào Cai năm 2020”. Từ tháng 7/2020 đến nay, do nguồn cung tam thất chưa tương xứng với nhu cầu nên HTX mới chỉ cung cấp ra thị trường được 1.000 hộp trà tam thất. Chị Vũ Thị Nhung, Giám đốc Hợp tác xã cho biết, thời gian tới, hợp tác xã sẽ tiếp tục vận động bà con cùng mở rộng diện tích trồng, cho sản lượng tam thất nhiều hơn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, tạo điều kiện cho các hộ dân vùng cao làm giàu từ cây dược liệu quý này. Với nhu cầu cao, mặt hàng dược liệu của Lào Cai ở chợ Cốc Lếu, Kim Tân, Nguyễn Du... cũng là loại hình bán chạy với mức tăng trưởng được giữ vững so với thời điểm trước khi dịch diễn ra với nguồn khách hàng chủ yếu là khách thương mại điện tử.Do lượng khách đến chợ truyền thống giảm nên các tiểu thương này đẩy mạnh bán hàng online và thanh toán thông qua ví điện tử.
Bà Ngô Thị Tuất, 65 tuổi là chủ một sạp dược liệu chuyên thu mua dược liệu của đồng bào vùng cao tại chợ Cốc Lếu B không khỏi bối rối ở những lần đầu bán hàng qua mạng xã hội, nhưng càng làm càng quen và thấy thuận lợi. Giờ bà Tuất đã thành thạo với việc quay video, chụp hình mẫu sản phẩm mới rồi gửi lên mạng xã hội cho khách hàng lựa chọn, tạo đơn hàng để giao hàng qua các app và nhận tiền bằng chuyển khoản. Nhờ đó, dù lượng khách đi chợ giảm, bà Tuất vẫn giữ được doanh thu gần như khi chưa có dịch. "Mặt hàng bán chạy nhất là củ và nụ tam thất, atiso, trà dây, đương quy... Quan trọng nhất là chất lượng hàng đảm bảo. Nếu làm được điều đó thì dù kinh doanh ở hình thức nào cũng sẽ đạt doanh thu tốt", bà Tuất chia sẻ. * Mở rộng diện tích cây dược liệuXác định nhu cầu thị trường đối với dược liệu là rất lớn, do đó, để có đủ nguồn cung cho các sản phẩm dược liệu của các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai cho hay, nửa đầu năm 2021, Lào Cai tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích, sản lượng cây dược liệu với 536 ha trồng mới; đạt sản lượng 9.116 tấn, giá trị ước đạt trên 200 tỷ đồng.
Với chủ trương chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp an sinh sang phát triển nông nghiệp hàng hóa, bất chấp đại dịch diễn biến phức tạp, giá trị một số cây trồng tăng từ 10-15% do có đầu tư chế biến, xuất khẩu và tăng giá trị thông qua các mô hình phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, để đảm bảo tính bền vững trong sản xuất, hiện nay, một số địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã chuyển từ hợp đồng nguyên tắc sang ký hợp đồng liên kết sản xuất tiêu thụ dược liệu với doanh nghiệp. Trong những năm qua, sản xuất dược liệu ở Lào Cai đã có sự phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Diện tích trồng các loại cây dược liệu chính đạt 2.300 ha, tăng 2,5 lần so với năm 2016, thu nhập bình quân đạt từ 120-150 triệu đồng/ha, tăng 25% so với năm 2016. Vùng sản xuất dược liệu đã được tăng cường ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng. Hiện có 4 cây dược liệu được Bộ Y tế đánh giá công nhận đạt các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc”. Có 8 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao. Nhiều sản phẩm là đặc trưng của Lào Cai phục vụ khách du lịch như: cao atiso Sa Pa, chè dây, giảo cổ lam, tam thất, thuốc tắm người Dao đỏ... Cây dược liệu của tỉnh Lào Cai đã dần xây dựng được thương hiệu đối với người tiêu dùng trong nước. UBND tỉnh Lào Cai đánh giá, tiềm năng và cơ hội phát triển dược liệu của Lào Cai là rất lớn. Bởi vậy tỉnh này đăt mục tiêu đến năm 2030, cây dược liệu trở thành cây chủ lực trong phát triển nông nghiệp Lào Cai; tập trung khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, phát triển mở rộng diện tích cây dược liệu hàng năm và dược liệu dưới tán rừng trồng thành vùng nguyên liệu hàng hóa. UBND tỉnh Lào Cai phấn đấu đến năm 2030, diện tích và chủng loại dược liệu hàng hóa có ưu thế trên địa bàn tỉnh lên 22 chủng loại chính với diện tích đạt 3.700 ha, sản lượng đạt khoảng 16.000 - 17.000 tấn/năm; 100% diện tích và sản lượng cây dược liệu của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO). Đồng thời, địa phương nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu 100% sản lượng cây dược liệu được tổ chức theo chuỗi khép kín từ quản lý sản xuất đến tiêu thụ và chế biến sản phẩm để mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai khơi thông "luồng xanh" cho vận tải hàng hóa
10:59' - 30/07/2021
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành công thương tỉnh Lào Cai đã chủ động có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm duy trì tốt hoạt động thương mại trên địa bàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai thắt chặt quản lý người và phương tiện ra, vào cửa khẩu, khu công nghiệp
20:58' - 28/07/2021
Từ 0h00’ ngày 29/7, tỉnh Lào Cai bắt đầu thực hiện thắt chặt quản lý người, phương tiện ra, vào và hoạt động tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ khó cho xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai
14:02' - 25/07/2021
Tình hình dịch bệnh trên người và gia súc diễn biến phức tạp trong gần 2 năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân vùng cao Lào Cai.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn T&T khởi công dự án hơn 4.000 tỷ đồng tại Lào Cai
12:59' - 17/07/2021
Dự án sẽ xây dựng 2 công trình chung cư, thương mại dịch vụ cao 17 tầng, 1 công trình hỗn hợp dịch vụ cao 45 tầng, cùng 115 căn shophouse và 32 căn liền kề cao tối đa 5 tầng.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23'
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37'
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45'
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45'
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40'
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Nhà bán lẻ tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt mùa Tết
13:09' - 21/11/2024
Cùng với chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết 2025, nhiều nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh còn tung “chiêu” khuyến mãi đặc biệt nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
-
Hàng hoá
Xây dựng thương hiệu, hình thành liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa và dừa
10:49' - 21/11/2024
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực,.
-
Hàng hoá
Chính sách tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng tới giá gạo ở Indonesia
08:25' - 21/11/2024
Mặc dù gạo có thể không phải chịu thuế VAT trực tiếp nhưng nhiều thành phần khác nhau liên quan đến sản xuất và phân phối thực sự phải chịu thuế, có thể ảnh hưởng đến giá gạo.