Chậm tái cơ cấu nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
Đây là nhận định của các đại biểu tại Diễn đàn Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì trong khuôn khổ Hội nghị đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, sáng 18/6.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết, những năm qua, ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đưa Đồng bằng sông Cửu Long thành vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Giai đoạn 2016 -2018, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long đạt tốc độ tăng trưởng GDP 3%/năm, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (2,67%), đóng góp 34,6 GDP toàn ngành nông nghiệp cả nước và 33,5% GDP chung vùng. Đồng thời, tiếp tục đứng đầu cả nước về sản lượng lúa, tôm, cá tra và trái cây với kim ngạch xuất khẩu đạt 8,43 tỷ USD. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch tích cực theo hướng thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo chất lượng và năng lực cạnh tranh, tăng thủy sản, trái cây và giảm lúa.So với năm 2015 diện tích gieo trồng lúa giảm từ hơn 4,3 triệu ha xuống còn hơn 4,1 triệu ha (giảm khoảng 195.000 ha); tỷ trọng giá trị sản xuất lúa gạo trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp giảm từ 27,7% xuống 26,4%, trong khi đó diện tích nuôi trồng thủy sản tăng từ 742.700ha lên 803.300ha, tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản tăng từ 35,4% lên 42%; diện tích trái cây tăng từ 308.600 ha lên 347.600ha, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trái cây tăng từ 9,1% lên 10,2%.
Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh quy mô lớn gắn với công nghệ chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị nông sản.Hệ thống thủy lợi và phòng chống thiên tai bước đầu đáp ứng nền nông nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu, đảm bảo tưới tiêu cho 90% diện tích lúa vụ Đông Xuân - Hè Thu và phát triển thủy sản, cây trồng cạn, diện mạo nông thôn cũng được khởi sắc, có nhiều đổi mới.
Tuy nhiên, theo ông Lê Quốc Doanh, quá trình chuyển dịch cơ cấu và đổi mới tổ chức sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long còn chậm, chưa có nhiều chuỗi giá trị hoàn chỉnh, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến, bảo quản nên chưa tạo được đột phá để nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh.Năng lực thích ứng biến đổi khí hậu và ứng phó với thiên tai của vùng chưa được cải thiện nhiều khi các mô hình thích ứng còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa có đủ cơ sở về kỹ thuật và thị trường cũng như động lực và hỗ trợ đủ mạnh để nhân rộng.
Bên cạnh đó, trong thời gian tới Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn từ biến đổi khí hậu và các hoạt động phát triển thượng nguồn. Các thách thức lớn nhất là sụt lún đất, mực nước ngầm suy giảm, xói lở bờ biển, ngập do nước biển dâng và úng ngập cục bộ, xâm nhập mặn gia tăng. Cấu trúc mùa vụ, năng suất thay đổi, dịch bệnh gia tăng do biến đổi khí hậu.Thị trường biến động khó lường với các tiêu chuẩn ngày càng nghiêm ngặt hơn, đặc biệt khi nông nghiệp Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng với các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới.
Ở góc độ địa phương, ông Lê Văn Nưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những nhu cầu bức thiết hiện nay của tỉnh nhằm giải quyết bài toán phát triển bền vững.Trong khi đó, tỉnh đã tập trung vào việc liên kết sản xuất giống cá tra chất lượng cao, phát triển diện tích rau màu, các sản phẩm dược liệu và chăn nuôi bò.
Tuy nhiên, đến hiện nay diện tích chuyển đổi chưa đạt tiến độ như kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ các sản phẩm chuyển đổi chưa ổn định, các mặt hàng rau quả, trái cây gặp khó về tiêu chuẩn kỹ thuật. Thêm vào đó, diễn biến lũ bất thường, ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong khi đó, ông Trần Hoàng Tựu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long nêu vấn đề, Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ đã được triển khai 2 năm nhưng chưa ban hành Chương trình tổng thể nên các địa phương cũng chưa ban hành được kế hoạch chi tiết thực hiện.Thêm vào đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn gặp nhiều vướng mắc về đất đai. Cụ thể, các địa phương đều được khuyến khích giảm diện tích trồng lúa, chuyển đổi sang các loại cây trồng, vật nuôi khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi các vùng đất lúa trên 10 ha vẫn phải báo cáo xin ý kiến Chính phủ, điều này khiến thời gian chuyển đổi bị kéo dài, trong khi đó, cơ hội thị trường cho sản phẩm mới bị bỏ lỡ.
Một khó khăn khác của Vĩnh Long cũng như các tỉnh trong khu vực là thiếu kinh phí và nguồn nhân lực để thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp, quy hoạch hệ thống thủy lợi ứng phó với biến đổi khí hậu.Trong khí đó, mặt bằng chung cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi của vùng còn hạn chế, chi phí sản xuất, vận chuyển cao dẫn đến lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp thấp.
Giáo sư Võ Tòng Xuân thì nhận định, thách thức lớn của Đồng bằng sông Cửu Long trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu đó chính là thiếu đầu ra ổn định cho sản phẩm, chưa quy hoạch tổng thể được cơ cấu ngành cho toàn vùng và thiếu công nghệ chế biến sau thu hoạch.Việc sản xuất ra không biết bán cho ai, giá cả ở mức nào sẽ khiến nông dân e ngại khi chuyển đổi cây trồng theo khuyến nghị.
Song song đó lại tồn tại tình trạng đổi một cách tự phát, không theo quy hoạch vùng sẽ dẫn đến dư thừa sản lượng, trong khi khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch chưa phát triển khiến lượng nông sản dư thừa bị đổ bỏ, gây thiệt hại lớn về kinh tế của người trồng và bất ổn về thị trường.
Để tháo gỡ những bất cấp hiện nay, các đại biểu cho rằng, cần sớm ban hành Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long để các địa phương có cơ sở ban hành kế hoạch thực hiện một cách cụ thể, đồng bộ.Thêm vào đó, Chính phủ và các bộ, ngành cần điều chỉnh chính sách đất đai và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông nhằm cắt giảm chi phí, tạo thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, vận chuyển, lưu thông hàng hóa từ Đồng bằng sông Cửu Long đi các vùng khác và xuất khẩu.
Nhiều chuyên gia cũng nhấn mạnh, muốn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người nông dân, phải xây dựng được thị trường tiêu thụ nông sản điều chỉnh theo quy luật cung cầu. Theo đó, cần có quy hoạch tổng thể các vùng nuôi trồng chuyên canh cấp khu vực để hạn chế tình trạng quy hoạch chồng lấn giữa các địa phương có điều kiện tự nhiên tương tự.Đồng thời, các địa phương trong vùng phát triển kinh tế tập thể và tăng cường hiệu quả liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản; đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến để tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cho nông sản./.
Xem thêm:>>Xây dựng bộ giống nông nghiệp chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long
>>"Cánh đồng lớn" đang có nguy cơ giảm diện tích vì... thiếu vốn
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Khai mạc hội chợ Nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ I
11:22' - 07/06/2019
Hội chợ Nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra từ ngày 6/6 đến ngày 10/6 với chủ đề “Sản phẩm OCOP – Tiềm năng và phát triển”.
-
Kinh tế tổng hợp
Sắp diễn ra Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long
12:48' - 21/05/2019
Khoảng 300 - 350 gian hàng sẽ tham gia Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ nhất năm 2019 được tổ chức tại tỉnh Bến Tre từ ngày 6-10/6/2019.
-
Kinh tế tổng hợp
Giải pháp "né" phù sa về đồng bằng sông Cửu Long giảm mạnh
08:04' - 19/05/2019
Đến năm 2020, lượng phù sa về Đồng bằng sông Cửu Long giảm 67% so với 13 năm trước đây; đến năm 2040, lượng phù sa có thể giảm 97%. Ngành nông nghiệp đã có giải pháp để “né” tình trạng trên.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động lập quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long
11:59' - 10/05/2019
Để việc tổ chức lập và triển khai thực hiện quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành công, đồng bộ và hiệu quả, cần có sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của tất cả các bộ, ngành và địa phương.
-
Kinh tế tổng hợp
Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long
15:02' - 03/04/2019
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất rộng lớn chiếm 12% diện tích, 19% dân số cả nước, mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc.
-
Kinh tế tổng hợp
Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng tăng trưởng xanh
18:04' - 29/03/2019
Ngày 29/3, tại thành phố Bạc Liêu đã diễn ra hội nghị giới thiệu nội dung Đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Đồ án).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Cấm xe xăng vào trung tâm: Các thành phố lớn trên thế giới đã làm thế nào?
21:25' - 15/07/2025
Hà Nội không phải là thành phố đầu tiên trên thế giới áp dụng các biện pháp hạn chế phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.
-
Kinh tế tổng hợp
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025: Hơn 38% thí sinh có điểm dưới trung bình môn Tiếng Anh
20:51' - 15/07/2025
Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMB 16/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 9/7/2025. XSMB thứ Tư ngày 16/7
19:30' - 15/07/2025
Bnews. XSMB 16/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 16/7. XSMB thứ Tư. Trực tiếp KQXSMB ngày 16/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Tư ngày 16/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMT 16/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 16/7/2025. XSMT thứ Tư ngày 16/7
19:30' - 15/07/2025
Bnews. XSMT 16/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 16/7. XSMN thứ Tư. Trực tiếp KQXSMT ngày 16/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 16/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMN 16/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 16/7/2025. XSMN thứ Tư ngày 16/7
19:30' - 15/07/2025
Bnews. XSMN 16/7. KQXSMN 16/7/2025. Kết quả xổ số hôm nay ngày 16/7. XSMN thứ Tư. Xổ số miền Nam hôm nay 16/7/2025. Trực tiếp KQXSMN ngày 16/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư ngày 16/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSST 16/7. Kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay ngày 16/7/2025. XSST ngày 16/7
19:00' - 15/07/2025
Bnews. XSST 16/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 16/7. XSST Thứ Tư. Trực tiếp KQXSST ngày 16/7. Kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay ngày 16/7/2025. Kết quả xổ số Sóc Trăng Thứ Tư ngày 16/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSDN 16/7. Kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay ngày 16/7/2025. SXĐN ngày 16/7. SXĐN hôm nay
19:00' - 15/07/2025
Bnews. XSĐN 16/7. XSDN. Kết quả xổ số hôm nay ngày 16/7. XSĐN Thứ Tư. Trực tiếp KQXSĐN ngày 16/7. Kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay ngày 16/7/2025. Kết quả xổ số Đồng Nai Thứ Tư ngày 16/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSCT 16/7. Kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay ngày 16/7/2025. SXCT ngày 16/7. Xổ số Cần Thơ
19:00' - 15/07/2025
Bnews. XSCT 16/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 16/7. XSCT Thứ Tư. Trực tiếp KQXSCT ngày 16/7. Kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay ngày 16/7/2025. Kết quả xổ số Cần Thơ Thứ Tư ngày 16/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
Phổ điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2025: Có 513 điểm 10 môn Toán
18:18' - 15/07/2025
Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thông tin phổ điểm Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025.