Chấn chỉnh tình trạng “bát nháo” kinh doanh qua mạng
Thương mại điện tử là xu hướng tất yếu trong bối cảnh bùng nổ công nghệ, ngoài những lợi ích, thì mặt trái chính là tình trạng “bát nháo” kinh doanh hàng hóa không rõ hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng, hàng nhái nhãn mác, gian lận thương mại…. gây thiệt hại cho nền sản xuất và mối lo sức khỏe người tiêu dùng.
Đấu tranh, xử lý những hành vi kinh doanh thiếu đạo đức trên không gian mạng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hàng kém chất lượng tuồn ra thị trường là một cuộc chiến đòi hỏi sự quyết liệt của ngành chức năng, sự chung tay của người tiêu dùng và sự đồng bộ của chính sách pháp luật.
Tại đô thị sôi động như TP. Hồ Chí Minh, tình hình kinh doanh, buôn bán hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng gian lận thương mại, không có hóa đơn chứng từ ngày càng phức tạp về quy mô và mức độ.Theo Chi cục Quản lý thị trường (Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh), trong giai đoạn 2024 đến tháng 5/2025, Chi cục đã kiểm tra, xử lý 393 vụ vi phạm liên quan đến hoạt động thương mại điện tử, vi phạm chủ yếu như: Kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước… Kết quả, cơ quan chức năng đã tạm giữ gần 130.000 đơn vị sản phẩm vàng trang sức, quần áo, thực phẩm, mỹ phẩm… tổng trị giá hơn 8,8 tỷ đồng, xử phạt hơn 8 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đức Lợi, Chủ tịch hội đồng quản lý Quỹ Chống hàng giả cho biết: Tình trạng hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, không rõ nguồn gốc xuất xứ xuất hiện tràn lan, không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp làm ăn chân chính và làm thất thu ngân sách nhà nước. Hàng hóa đến tay người tiêu dùng, nhiều khi không giống thực tế được quảng cáo, không có nhãn phụ, hóa đơn chứng từ, nhất là các sản phẩm như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng tiêu dùng nhanh…“Việc không có hóa đơn, chứng từ khiến cơ quan chức năng rất khó kiểm soát dòng hàng, nguồn gốc và trách nhiệm pháp lý nếu có tranh chấp hoặc vi phạm. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng khó truy xuất thông tin để khiếu nại hoặc bảo vệ quyền lợi khi mua phải hàng giả, hàng nhái. Các đối tượng kinh doanh thường lợi dụng tính ẩn danh và độ phủ rộng của thương mại điện tử để tung ra thị trường nhiều loại hàng hóa không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Zalo...”, ông Lợi thông tin.
Cho rằng việc đấu tranh phòng, chống vi phạm hàng hóa trên không gian mạng rất khó khăn, phức tạp, ông Nguyễn Quang Huy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh) cho hay, thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng và phổ biến với số lượng giao dịch khổng lồ, chủ thể tham gia đông đảo, loại hình kinh doanh đa dạng, từ các sàn thương mại điện tử lớn đến các website bán hàng cá nhân, bán hàng qua các tài khoản mạng xã hội. Điều này khiến việc bao quát, giám sát của ngành chức năng trở nên vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, nhiều đối tượng kinh doanh không công khai địa chỉ, không đăng ký kinh doanh, nên rất khó xác định chủ thể vi phạm để xử lý.
“Chưa có quy định xử lý cụ thể hoặc mức xử phạt chưa đủ sức răn đe với một số vi phạm trên môi trường mạng, dẫn đến tình trạng tái phạm, khó xử lý dứt điểm. Không loại trừ một bộ phận không nhỏ người kinh doanh cố tình lợi dụng kẽ hở để thực hiện các hành vi gian lận, bán hàng giả, hàng kém chất lượng trên không gian mạng. Trong khi đó, rất nhiều người tiêu dùng vẫn còn tâm lý ham rẻ, dễ bị thu hút bởi các quảng cáo cường điệu, sai sự thật, và chưa có thói quen kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm, người bán trước khi giao dịch”, ông Huy cho biết. Chọn kinh doanh trên thương mại điện tử, chị Hạnh Vũ, quê Thái Bình chia sẻ, chị nhận được vô số lời chào mời về những sản phẩm ngoại nhập, công dụng “trên trời” nhưng giá thành lại khá rẻ, mang lại lợi nhuận cao khi bán. Sau khi tìm hiểu, trang bị kiến thức chuyên môn, tìm hiểu kỹ càng thông tin về sản phẩm, thậm chí tự mình trải nghiệm, chị mới đồng ý làm nhà phân phối cho một công ty mỹ phẩm Hàn Quốc có nhà máy tại tỉnh Bình Dương. “Sau 8 năm trong ngành làm đẹp và kinh doanh sản phẩm chăm sóc da, tôi tự rút cho mình kinh nghiệm là kinh doanh ở môi trường nào sản phẩm cũng phải tốt mới giữ được chữ tín. Thế nên giữa ma trận nhà nhà bán hàng trên mạng, sản phẩm của mình mới có chỗ đứng và cạnh tranh được với vô vàn loại giá rẻ khác”, chị Hạnh Vũ cho biết. Thế nhưng, không phải ai cũng đủ tỉnh táo để bán “chữ tín”, chọn hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, thay vì hàng hóa trôi nổi, không ai kiểm chứng về chất lượng, bởi hám lợi nhuận. Chấn chỉnh tình trạng “bát nháo” kinh doanh trên mạng, ông Nguyễn Đức Lợi, Chủ tịch hội đồng quản lý Quỹ Chống hàng giả cho rằng, cần phải siết chặt hành lang pháp lý, nhất là trong việc quy định rõ trách nhiệm của sàn thương mại điện tử và các cá nhân bán hàng. Hiện nay, nhiều sàn chỉ đóng vai trò “trung gian kỹ thuật” mà chưa chịu trách nhiệm pháp lý cụ thể về hàng hóa lưu thông trên nền tảng của mình. Song song đó, cần ứng dụng công nghệ trong giám sát và kiểm tra, ví dụ như áp dụng trí tuệ nhân tạo, Big Data để theo dõi các tài khoản bán hàng có hành vi bất thường, gắn định danh điện tử với người bán, hoặc yêu cầu hóa đơn điện tử ngay tại thời điểm đăng sản phẩm… Ông Lợi nhấn mạnh: “Cần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hàng hóa và chủ thể kinh doanh trên thương mại điện tử, liên kết với hệ thống thuế, hải quan, quản lý thị trường và các nền tảng bán hàng, giúp truy vết nhanh nguồn gốc hàng hóa và phát hiện kịp thời các điểm rủi ro. Đồng thời, nên áp dụng cơ chế hậu kiểm mạnh mẽ, xử phạt nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng nhái, không chỉ phạt người bán mà cả nền tảng nếu buông lỏng kiểm duyệt, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng tem điện tử, mã QR để chứng minh nguồn gốc và chống hàng giả hiệu quả”. Một trong những bất cập mà các đối tượng vi phạm đang lợi dụng đó là “kẽ hở” của chính sách. Hiện Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đang tham mưu hoàn thiện chính sách quản lý để bổ sung, sửa đổi các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động thương mại điện thử theo hướng phù hợp với thực tiễn; trong đó, có việc quản lý tài khoản ảo, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nâng mức chế tài xử phạt để đủ sức răn đe. Việc xử lý vi phạm trên không gian mạng đòi hỏi sự phối hợp liên ngành và liên tỉnh, do nhiều đối tượng kinh doanh từ địa phương khác hoặc nước ngoài điều hành hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh. Sở cũng đang phát triển và sớm đưa vào vận hành một cách hiệu quả công cụ thu thập, phân tích hệ thống dữ liệu giao dịch thương mại điện tử trên địa bàn nhằm cung cấp thông tin đầu vào quan trọng cho công tác quản lý nhà nước, giúp các hoạt động thanh tra, kiểm tra được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. “Truyền thông, nâng cao nhận thức là giải pháp rất quan trọng. Chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử thực hiện đúng các quy định của pháp luật; tuyên truyền để người tiêu dùng nhận biết và tố giác hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên không gian mạng, chỉ rõ tác hại của việc mua hàng không hóa đơn, từ đó thúc đẩy người dân trở thành người tiêu dùng thông minh”, ông Nguyễn Quang Huy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh) nhấn mạnh. Chưa bao giờ, cuộc chiến với vi phạm hàng giả, hàng nhái, hàng gian lận thương mại, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng lại quyết liệt và đồng bộ như hiện nay, khi người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đích thân “xuất trận”, yêu cầu tổng lực đấu tranh không khoan nhượng, không vùng cấm, không ngoại lệ với các vi phạm này. Liên tiếp nhiều vụ việc, hành vi phạm pháp được đưa ra ánh sáng, là hồi chuông cảnh tỉnh cho những người đã hay sẽ có ý định phi pháp, cũng là “bàn tay thép” dẹp loạn thị trường, vì môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, vì sức khỏe và sự bình yên của người dân.Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/cao-diem-chong-buon-lau-chan-chinh-tinh-trang-bat-nhao-kinh-doanh-qua-mang-20250523170237988.htm
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Không có vùng cấm, ngoại lệ trong xử lý hàng giả lĩnh vực y tế
15:43' - 23/05/2025
Bộ Y tế đã ký kết chương trình phối hợp giai đoạn tiếp theo với Bộ Công an nhằm chấn chỉnh công tác phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên cho hàng nông sản thông quan qua cửa khẩu Lào Cai
15:11' - 23/05/2025
Những ngày qua lưu lượng hàng hóa nông sản của Việt Nam xuất khẩu dồn về khu vực cửa khẩu Kim Thành tỉnh Lào Cai đã gia tăng đáng kể.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử lý nghiêm, không để xảy ra buôn bán hàng giả, hàng lậu
13:56' - 23/05/2025
Ngày 23/5, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu đi lên nhờ kỳ vọng về nhu cầu tại Mỹ và Trung Quốc
15:31' - 16/07/2025
Giá dầu châu Á tăng trong phiên chiều 16/7 nhờ kỳ vọng về nhu cầu mùa Hè tại hai thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai 17/7
10:29' - 16/07/2025
Tại kỳ điều hành ngày 17/7, giá xăng bán lẻ được dự báo có thể giảm nhẹ 0,4% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê giảm gần 1,5%
09:07' - 16/07/2025
Thị trường nguyên liệu công nghiệp chứng kiến lực bán áp đảo trên hầu hết các mặt hàng chủ chốt trong nhóm; trong đó, giá hai mặt hàng cà phê đồng loạt suy yếu sau phiên hồi phục đầu tuần.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm sau "tối hậu thư" của Mỹ đối với Nga
08:03' - 16/07/2025
Giá dầu thế giới giảm chưa đến 1% trong phiên ngày 15/7, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra hạn chót 50 ngày để Nga chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine và tránh các lệnh trừng phạt.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm sau khi Mỹ chưa vội áp lệnh trừng phạt Nga
16:03' - 15/07/2025
Giá dầu giảm chiều 15/7 sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc gia hạn cho Nga thêm 50 ngày để giải quyết tình hình tại Ukraine, nếu không sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm mạnh sau thông báo từ Nhà Trắng
11:22' - 15/07/2025
Theo ghi nhận từ MXV, lực bán mạnh đã chi phối thị trường năng lượng trong phiên hôm qua khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước phát biểu mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về chính sách thuế.
-
Hàng hoá
Áp lực trên thị trường dầu mỏ thế giới giảm dần
08:27' - 15/07/2025
Giá dầu Brent kỳ hạn giảm 1,15 USD, xuống 69,21 USD/thùng trong phiên 14/7, trong khi giá dầu West Texas Intermediate kỳ hạn của Mỹ giảm 1,47 USD, xuống 66,98 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần mới
16:12' - 14/07/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần tại thị trường châu Á, nối tiếp đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tiếp nối đà tăng trong sáng 14/7
11:19' - 14/07/2025
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 14/7, tiếp nối đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước 11/7.