Chặn đà tăng tỷ giá: Kịch bản đã lường trước hay cắt cơn theo tình huống?
Câu chuyện tỷ giá với những cơn biến động trong hơn 2 tuần trở lại đây lại một lần nữa làm "nóng" thị trường tiền tệ. Và mấu chốt của câu chuyện này vẫn bắt nguồn từ yếu tố “truyền thống", đó là tâm lý thị trường.
Với nhà điều hành, việc chặn đà tăng của yếu tố nhạy cảm này dường như không ngoài tầm với. Tỷ giá tăng rồi lại hạ nhiệt sau khi Ngân hàng Nhà nước tuyên bố sẵn sàng can thiệp là diễn biến thường thấy trong vài năm trở lại đây.
Cắt "cơn sốt" tỷ giá Ngay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố nâng lãi suất vào rạng sáng ngày 14/6, giá đồng bạc xanh tại các ngân hàng trong nước liên tục "nhảy múa" và đã vượt ngưỡng 23.000 VND/USD.Trước diễn biến này, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông điệp sẵn sàng can thiệp bình ổn thị trường và cơ quan này có đủ nguồn lực để thực hiện. Và một minh chứng cho thông điệp này là ngay sau đó Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước đã hạ giá bán USD với mức 23.050 VND, giảm tới 244 VND so với phiên liền trước và thấp hơn tới 264 VND so với mức trần.
Với động thái trên, các thành viên thị trường có nhu cầu mua USD nếu đáp ứng các điều kiện quy định sẽ được nhà điều hành bán hỗ trợ chỉ với mức giá thấp. Trong quá khứ, Ngân hàng Nhà nước đã từng hạ giá bán USD ở một số thời điểm tỷ giá căng thẳng và động thái này đã phát đi hiệu quả khi thị trường bình ổn trở lại ngay sau đó. Trên thực tế, biến động lần này cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Giá đồng bạc xanh tại các ngân hàng sau khi tăng nóng dường như đã được chặn lại sau những biện pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cũng khẳng định, diễn biến trên nằm trong kế hoạch kịch bản Ngân hàng Nhà nước đã lên từ đầu năm và chủ yếu do tác động yếu tố khách quan từ việc tăng giá đồng USD trên thị trường quốc tế, diễn biến xuất nhập khẩu 2 tháng trở lại đây khi Việt Nam nhập siêu trở lại. Người đứng đầu ngành ngân hàng cho biết, đến cuối tháng 6, thị trường ngoại tệ vẫn hoạt động ổn định, tỷ giá 6 tháng đầu năm tăng xấp xỉ 1%. Đặc biệt, 6 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào trên 11 tỷ USD, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước lên khoảng trên 63,5 tỷ USD.Qua đó, khẳng định các giải pháp điều hành của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước đã góp phần củng cố lòng tin vào đồng Việt Nam, đồng thời giúp cho thị trường ngoại tệ và tỷ giá giữ vững sự ổn định.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, từ cuối tháng 5 đến nay, có một số ngày tỷ giá tăng khá nhanh, tuy nhiên thanh khoản thị trường vẫn đảm bảo, trạng thái ngoại tệ vẫn duy trì ở mức dương, các giao dịch ngoại tệ diễn ra thông suốt, mọi nhu cầu mua ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Sức ép giảm giá VND sẽ sớm được giải tỏaSau “cú sốc” Fed nâng lãi suất, Trung Quốc và Mỹ đã khai hoả "cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử” khi quyết định của Washington áp dụng thuế mới đối với một số hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 6/7 vừa qua.
Ngay sau đó, Trung Quốc cũng tuyên bố các biện pháp trả đũa nhằm vào Mỹ. Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới được giới chuyên gia dự báo có thể kéo dài và tác động mạnh tới tình hình kinh tế hai nước cũng như thương mại toàn cầu. Đó cũng là một áp lực lớn cho điều hành tỷ giá trong những tháng còn lại của năm 2018. Giới phân tích nhận định, với lượng dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục như hiện nay sẽ là điều kiện tốt để bảo đảm việc Ngân hàng Nhà nước có khả năng can thiệp kịp thời vào thị trường khi cần thiết. Bên cạnh đó, cơ chế tỷ giá trung tâm cũng tiếp tục là điểm nhấn hỗ trợ điều hành tỷ giá năm 2018. Tỷ giá trung tâm sẽ tiếp tục làm giảm nhẹ áp lực của đồng USD đối với diễn biến của VND. Nhóm phân tích đến từ Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, rủi ro giảm giá mạnh VND trong năm 2018 không lớn. Sức ép giảm giá VND những ngày qua chủ yếu xuất phát từ nhân tố khách quan là biến động giảm giá mạnh của các đồng tiền khác trong khu vực so với USD như: đồng Bath của Thái Lan (- 3%), Rupiah của Indonesia (-7%), Peso của Philippines (-7,3%), Rupee của Ấn Độ (-8%), Won của Hàn Quốc (-5,6%) và đặc biệt là Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc (-3,2%).. Tuy vậy, BVSC không đánh giá cao khả năng VND sẽ bị giảm giá mạnh trong 6 tháng cuối năm. BVSC đưa ra 2 lý do cho nhận định này.Thứ nhất, ưu tiên hàng đầu của Chính phủ hiện nay là ổn định kinh tế vĩ mô và quản trị các cú sốc. Ưu tiên này thậm chí còn cao hơn cả mục tiêu hỗ trợ cho hàng xuất khẩu. Nếu phá giá mạnh VND sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá trị VND, đồng thời đi ngược lại với định hướng của Ngân hàng Nhà nước trong 3 năm qua.
Thêm vào đó, rủi ro lạm phát đang tăng lên, nếu giảm giá mạnh VND sẽ càng khiến lạm phát tăng mạnh.
Lý do thứ 2 mà BVSC minh chứng cho nhận định của mình là trên thị trường thế giới, đồng Nhân dân tệ (NDT) nhiều khả năng khó giảm giá sâu thêm.Ngưỡng hỗ trợ 6,7 NDT đổi 1 USD đang được coi là một ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật và tâm lý vô cùng quan trọng. Nhiều khả năng nếu đồng NDT giảm xuống mức này, Chính phủ Trung Quốc sẽ có động thái can thiệp.
BVSC phân tích, hiện tỷ giá USD/NDT dao động quanh mức 6,69, tức đã rất sát mốc giá hỗ trợ trên. Ngoài ra, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng khẳng định Trung Quốc sẽ không sử dụng đồng NDT như là một vũ khí để đối phó với cuộc chiến thương mại với Mỹ.Việc giảm giá mạnh NDT có thể gây ra làn sóng rút vốn ra khỏi nước này mạnh hơn và khiến Trung Quốc bị Mỹ cáo buộc thao túng tiền tệ. Do đó, khả năng cao là Trung Quốc sẽ có động thái can thiệp để NDT không tiếp tục giảm giá mạnh nữa.
"Với việc rủi ro đà giảm tiếp của NDT không quá nhiều trong thời gian tới, chúng tôi cho rằng sức ép giảm giá VND sẽ sớm được giải tỏa. Mức mất giá nhiều nhất của VND trong năm 2018 có thể chỉ 3%, còn trong kịch bản trung bình chỉ quanh mức 2%", nhóm nghiên cứu thuộc BVSC kết luận. Ở góc độ chuyên gia, TS Nguyễn Trí Hiếu dự báo nhiều khả năng đồng USD sẽ tăng thêm từ 1 - 3%, tương đương tỉ giá sẽ bật lên mức từ 23.300 - 23.700 VND/USD.Nếu USD tăng giá tối đa 3% và lạm phát tăng 4%, trong khi lãi suất tiền đồng ngân hàng huy động phổ biến ở mức từ 7 - 8%/năm thì gửi tiết kiệm bằng VND vẫn có lợi hơn rất nhiều. Do đó, việc đổi tiền VND sang USD để găm giữ là không có lợi.
Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) khẳng định, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước, lưu tâm đến lộ trình và tác động của việc tăng lãi suất của Fed và tác động của việc này, quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, động thái của Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng như tình hình cung cầu ngoại tệ trong nước để điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, phù hợp.Ngân hàng Nhà nước tiếp tục sử dụng đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ khác, sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp thị trường./.
- Từ khóa :
- ngân hàng nhà nươc
- tỷ giá
- sốt tỷ giá
- usd
- fed
- tăng lãi suất
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Tỷ giá USD hôm nay 9/7
09:21' - 09/07/2018
Tỷ giá USD hôm nay 9/7 niêm yết tại các ngân hàng thương mại ổn định.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá tại các ngân hàng đã hạ nhiệt
10:05' - 05/07/2018
Tỷ giá giữa VND và USD tại các ngân hàng hôm nay đã hạ nhiệt sau nhiều ngày tăng nóng. Theo giới phân tích việc tăng giá này chủ yếu do những tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá tăng có đáng lo ngại?
19:28' - 28/06/2018
Tỷ giá giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) tại các ngân hàng thương mại liên tục được điều chỉnh tăng trong hai tuần trở lại đây. Giá đồng bạc xanh đã có lúc chạm ngưỡng 23.000 đồng/USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
ECB có thể cần hạ lãi suất sâu hơn nếu nền kinh tế “hụt hơi”
09:00'
Nếu các rủi ro suy thoái gia tăng và kìm hãm lạm phát, việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ là điều cần thiết.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến cơ cấu hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
19:10' - 11/07/2025
Tính đến cuối năm 2024, cả nước có 1.176 quỹ tín dụng nhân dân, hoạt động tại 57 tỉnh, thành phố, với gần 2 triệu thành viên tham gia. Tổng tài sản hệ thống đạt 191,5 nghìn tỷ đồng.
-
Ngân hàng
OCB bổ nhiệm Giám đốc Tài chính mới
16:29' - 11/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò Giám đốc Tài chính kể từ ngày 15/7/2025.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc: Tiền giả thấp nhờ thanh toán không dùng tiền mặt
15:47' - 11/07/2025
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết tổng cộng có 48 tờ tiền giả đã được phát hiện tại nước này trong nửa đầu năm 2025, trong bối cảnh xu hướng giao dịch không dùng tiền mặt tiếp tục gia tăng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 11/7: Giá USD và NDT nối dài chuỗi giảm
08:59' - 11/07/2025
Vietcombank điều chỉnh giảm 30 đồng ở cả hai chiều giao dịch, đưa tỷ giá USD hôm nay 11/7 xuống còn 25.920 - 26.280 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Giám đốc Tài chính OCB xin thôi nhiệm
18:27' - 10/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa thực hiện công bố thông tin về việc đã nhận đơn xin thôi nhiệm của ông Nguyễn Huy Đức – Giám đốc Tài chính, theo nguyện vọng cá nhân.
-
Ngân hàng
Nguyên nhân Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất cơ bản
10:45' - 10/07/2025
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) đã giữ nguyên lãi suất cơ bản 2,5% nhằm đảm bảo ổn định tài chính trong bối cảnh có nhiều lo ngại về sự gia tăng nhanh chóng của giá nhà đất và nợ hộ gia đình.
-
Ngân hàng
Thuế quan của Mỹ: Fed chia rẽ về ảnh hưởng đối với lạm phát
10:14' - 10/07/2025
Nội bộ Fed đã có sự chia rẽ giữa các nhà hoạch định chính sách của cơ quan này về triển vọng lãi suất, chủ yếu bắt nguồn từ khác biệt trong kỳ vọng về việc thuế quan có thể ảnh hưởng đến lạm phát.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 10/7: Giá USD và NDT biến động nhẹ
08:54' - 10/07/2025
Tỷ giá USD hôm nay 10/7 tại Vietcombank là 25.950 - 26.310 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 10 đồng ở cả chiều mua và bán.