Chất lượng công trình kém - Bài 2: Xác định lỗi, quy trách nhiệm cụ thể
Mặc dù hành lang pháp lý đã đầy đủ cùng các chế tài xử lý khá nghiêm khắc nhưng những sự cố vẫn liên tiếp xảy ra gây ảnh hưởng xấu trong dư luận.
Phải chăng cốt lõi vấn đề vẫn nằm ở ý thức các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.
Hệ thống pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng ngày càng được hoàn thiện đầy đủ và chặt chẽ hơn trong thời gian qua.
Cùng đó, các cơ quan chức năng cũng đã tổ chức hướng dẫn thực hiện những quy định đó rất rõ ràng và theo hệ thống từ các cấp ngành, trung ương xuống tới địa phương và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để những chính sách này đi vào cuộc sống và tuân thủ nghiêm minh lại đang là đòi hỏi bức thiết bởi sự đối phó và gian dối trong hoạt động xây dựng.
Bởi vậy mới xảy ra tình trạng, thực thi quy trình thì đúng nhưng kết quả lại không đáp ứng kỳ vọng.
Điều này khiến chất lượng các công trình vẫn yếu kém với những sự cố ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản và tính mạng của con người.
Bên cạnh những công trình đạt chất lượng vẫn còn không ít công trình chất lượng thấp nên sau một thời gian đưa vào sử dụng đã có biểu hiện hư hỏng như: nứt, vỡ, lún sụt, thấm dột, bong dộp… phải sửa chữa, gây tốn kém, lãng phí.
Đã thế, nhiều công trình không tiến hành bảo trì hoặc bảo trì không đúng định kỳ làm giảm tuổi thọ công trình.
Tình trạng này diễn ra phổ biến ở các công trình xây dựng chung cư, công trình công cộng, trường học, bệnh viện... khiến người dân lo lắng và bức xúc.
Chánh Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Kỳ Sơn cho rằng có bốn chủ thể liên quan trực tiếp đến quá trình thi công công trình gồm: chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu và tư vấn giám sát.
Quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình, về trách nhiệm của các bên liên quan đều đầy đủ.
Bởi vậy, khi xảy ra sự cố công trình hoặc phát hiện các vấn đề liên quan đến chất lượng công trình thì cần phải xác định rõ nguyên nhân, mức độ thiệt hại để từ đó tiến hành xử lý hành chính hay phải chuyển cơ quan điều tra để xử lý hình sự…
Để tránh trường hợp chủ đầu tư nể nang, xử lý hình thức đối với nhà thầu vi phạm thì báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng cũng cần phải đưa vấn đề ra công luận, tạo sức ép để chủ đầu tư phát huy vai trò và trách nhiệm của mình trước khi mọi việc quá muộn - ông Sơn nhấn mạnh.
Còn theo Tiến sỹ Nguyễn Việt Hùng - nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nếu không phải lỗi từ khâu thiết kế mà để xảy ra sự cố trong quá trình thi công, trách nhiệm đầu tiên thuộc về nhà thầu. Sau nhà thầu là trách nhiệm của tư vấn giám sát.
Nếu giám sát tốt thì đã không có chuyện nhà thầu làm sai thiết kế, thi công gian dối.
Cho dù có lựa chọn được một nhà thầu tốt, nhưng nếu không kiểm tra, giám sát chặt chẽ thì nhà thầu cũng khó mà tự giác thi công đảm bảo chất lượng, đó là chưa kể đến trường hợp nhà thầu thông đồng với tư vấn giám sát để thi công ẩu, “rút ruột công trình”.
Theo ông Nguyễn Tiến Lương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng - Sở Xây dựng Phú Thọ, hiện lực lượng quản lý xây dựng nói chung và quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng ở địa phương còn mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu. Cùng với đó còn có sự chồng chéo và thiếu sự phối hợp trong thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Nhiều nơi, năng lực của chủ đầu tư chưa đáp ứng nhưng vẫn được giao làm chủ đầu tư công trình xây dựng nên dẫn đến quản lý dự án, chất lượng không đảm bảo.
Thậm chí, dự án đầu tư xây dựng thực hiện chậm tiến độ, chất lượng không đạt, hiệu quả kém và bỏ lỡ cơ hội đầu tư.
Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm xây dựng vẫn còn xảy ra trong khi chế tài chưa đủ mạnh, chưa mang tính răn đe, phòng ngừa cao nên chưa đảm bảo tính khả thi trong việc tuân thủ và đưa các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng vào nền nếp.
Một trong những lý do dẫn đến tồn tại này là vai trò quản lý nhà nước ở nhiều nơi chưa được coi trọng đúng mức.
Việc quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước, đặc biệt là dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thường “buông lỏng” hơn so với công trình dùng “vốn tư”.
Một trong những yếu tố khác quyết định đến chất lượng công trình đó là khâu tư vấn, khảo sát thiết kế.
Nếu “yếu” ngay từ gốc thì sẽ hỏng cả cái cây - nhiều chuyên gia trong ngành ví von. Giải pháp đưa ra lúc này là tất cả các cấp, các ngành phải nêu cao trách nhiệm trong việc thực hiện Luật Xây dựng năm 2014, tuân thủ đúng các quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý vốn.
Có như vậy mới giải quyết tốt bài toán về nâng cao chất lượng công trình xây dựng, đáp ứng yêu cầu hiện nay.
Theo các chuyên gia về xây dựng, để xảy ra các sự cố công trình, chất lượng công trình yếu kém thì các bên liên quan đều phải chịu trách nhiệm, vấn đề là phải xác định được chính xác nguyên nhân kỹ thuật của “lỗi” ở khâu nào vì hệ thống pháp luật hiện nay đã quy định rất đầy đủ trách nhiệm của các bên liên quan.
Mặt khác, trách nhiệm của các bên liên quan đối với chất lượng công trình xây dựng phải đi theo hết cả vòng đời dự án, chứ không chỉ là trong giai đoạn bảo hành dự án.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông
06:19' - 14/09/2016
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông Vận tải vừa ký Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo này.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng
15:35' - 13/09/2016
Cơ quan chức năng đã cắt giảm khoảng 1,6% giá trị so với tổng giá trị trước thẩm định, tương đương khoảng chục tỷ đồng.
-
DN cần biết
Gắn trách nhiệm đơn vị thi công với chất lượng công trình
19:14' - 28/07/2016
Bộ Giao thông Vận tải định hướng siết chặt trách nhiệm của các đơn vị bằng việc ban hành các chế tài như nâng cao thời hạn bảo hành công trình; công khai năng lực của các chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu…
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
22:07'
Ông Lê Quang Mạnh, Bí thư Thành ủy Thành phố Cần Thơ, Trưởng ban Chỉ đạo 743 cho biết, đến thời điểm hiện tại, số giải ngân cho các dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố là rất thấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Cam kết tạo khuôn khổ pháp lý minh bạch, thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài
21:06'
Việt Nam cam kết tạo khuôn khổ pháp lý ổn định, minh bạch để các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục hoạt động, mở rộng quy mô và phát triển lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh: Tình trạng vắng khách tại chợ, trung tâm thương mại là do đâu?
20:55'
Tình trạng vắng khách bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân; trong đó, có tác động từ việc kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ký kết phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước và Liên đoàn Luật sư Việt Nam
20:50'
Ngày 23/3, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức ký kết quy chế phối hợp với Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng phát triển
19:25'
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã tiếp và làm việc với Đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN với đại diện của nhiều tập đoàn hàng đầu Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải trao Kỷ niệm chương cho Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam
18:48'
Bộ Giao thông Vận tải tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Giao thông Vận tải Việt Nam cho ông Shimizu Akira, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao: Nhật Bản mời Việt Nam dự Hội nghị cấp cao G7 mở rộng
18:18'
Bộ Ngoại giao cho biết, Chính phủ Nhật Bản đã công bố việc mời lãnh đạo Việt Nam dự Hội nghị cấp cao G7 mở rộng tại Hiroshima, dự kiến diễn ra từ ngày 20-21/5/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào tạm ngừng nhập khẩu thịt lợn: Thị trường tiêu thụ của Việt Nam ảnh hưởng ra sao?
18:13'
Theo Cục Thú y, do Việt Nam chưa xuất khẩu chính ngạch thịt lợn sang Lào nên việc Lào dừng nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam không có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ thịt lợn trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là mục tiêu chung của mọi quốc gia
18:03'
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định: Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là mục tiêu chung của mọi quốc gia và các nước có trách nhiệm đóng góp vào mục tiêu chung này.