Chật vật nước sinh hoạt ở vùng cao Lai Châu
Nhiều xã ở vùng cao của tỉnh Lai Châu luôn trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt nhiều ngày qua, làm ảnh hưởng đến đời sống và việc sản xuất của người dân; trong đó, có việc học tập và sinh hoạt của học sinh.
Tại huyện Sìn Hồ, thiếu nước sinh hoạt xảy ra ở các xã Tả Phìn, Phìn Hồ, Hồng Thu, Phăng Sô Lin. Điển hình là xã Hồng Thu, việc thiếu nước sinh hoạt và sản xuất ở đây chưa năm nào người dân hết lo, riêng nước sản xuất thì hầu như chỉ trông chờ vào nước mưa tự nhiên.Bản Làng Sảng là một trong những bản của xã Hồng Thu bị thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Toàn bản có hơn 100 hộ dân với trên 600 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống.
Anh Liều A Khua, người dân trong bản bộc bạch: "Từ đầu năm trên địa bàn không có mưa nên gia đình tôi bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Hàng ngày hai vợ chồng phải đi lấy nước và mang quần áo đi giặt ở tận đầu thị trấn Sìn Hồ, cách nhà gần 5 km. Tôi chỉ mong sao sớm có nước sinh hoạt để bà con không vất vả như này nữa!".
Thiếu nước sinh hoạt không chỉ ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân mà còn ảnh hưởng tới việc học tập, sinh hoạt của các cháu học sinh trên địa bàn xã Hồng Thu.Cô giáo Trần Thị Bích Thùy, giáo viên tại Điểm trường mầm non Làng Sảng chia sẻ, điểm trường là điểm bản vùng cao với hơn 70 cháu học sinh từ 2-5 tuổi. Do bản nằm ở cao không có nguồn nước nên chủ yếu sử dụng bằng nước mưa, rất thiếu thốn. Để khắc phục tình trạng này, hàng ngày giáo viên cùng với phụ huynh mang nước từ nhà đến trường để cho các cháu uống.
Còn với nước đun nấu, các giáo viên phải sử dụng rất tiết kiệm rồi tận dụng để tưới rau. Mong muốn của các giáo viên điểm trường là được các cấp chính quyền địa phương sớm quan tâm đầu tư dự án nước sạch hoặc giếng khoan để khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt.
Chủ tịch UBND xã Hồng Thu Thào A Sênh cho biết: Tình trạng thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn xã diễn ra quanh năm. Xã có 11 bản, nhưng 9 bản bị thiếu nước sinh hoạt, chủ yếu trông chờ vào nước mưa. Địa phương kiến nghị các cấp ngành của tỉnh quan tâm, sớm đầu tư công trình nước sinh hoạt để bà con có nước uống, nước sản xuất và yên tâm phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Trước tình trạng thiếu nước sinh hoạt, hàng năm huyện Sìn Hồ đã dành nguồn lực nhất định để đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân. Đến nay, huyện có 110 công trình cấp nước sinh hoạt hoạt động tốt. Ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ cho hay, do vị trí địa lý của huyện ở vùng khá cao nên bước vào mùa khô hàng năm, một số bản trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn về nước sinh hoạt cũng như nước sản xuất. Trước khó khăn này, huyện chỉ đạo các thôn, bản được giao quản lý công trình cấp nước cần kiểm tra, rà soát để tu sửa. Đồng thời, tuyên truyền bà con sử dụng tiết kiệm nước, đầu tư vật dụng tích trữ nước để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt tối thiểu cho gia đình trong mùa khô hạn kéo dài. Thời gian tới, huyện tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng các công trình cấp nước trên cơ sở nguồn lực của huyện và xã hội hóa. Huyện cũng đã kiến nghị cấp trên quan tâm, bố trí nguồn vốn cho huyện để đầu tư hệ thống nước sinh hoạt cho người dân.Tương tự, tại bản Nà Dân (xã Mường Kim, huyện Than Uyên), những ngày qua, người dân địa phương cũng trong tình trạng khốn đốn vì thiếu nước sinh hoạt. Bà Hoàng Thị La, người dân trong bản chia sẻ: "Hàng ngày gia đình tôi phải đi 2km mới xin được nước về dùng. Nhiều lúc đi làm về mệt mà không có nước sinh hoạt, bà con khổ lắm!".
Còn tại xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tình trạng thiếu nước sinh hoạt trở nên nghiêm trọng mỗi khi mùa khô đến. Trong thời tiết nắng nóng hơn 30 độ C, người dân bản Cô Lô Hồ (xã Tà Tổng) phải ra đầu bản, nơi có nguồn nước chảy rất nhỏ để đợi lấy nước về sinh hoạt. Chị Vàng Thị Máy, bản Cô Lô Hồ bày tỏ, để có nước sinh hoạt, hàng ngày gia đình chị phải đi lấy nước sinh hoạt ở tận đầu bản, cách xa nhà nên rất vất vả. Chị mong muốn công trình nước sớm được đầu tư, đưa vào sử dụng để người dân không phải vất vả mỗi lần đi lấy nước.Theo người dân bản Cô Lô Hồ, hàng năm chỉ có 3 tháng mùa mưa là người dân có nước dùng thoải mái. Còn lại những tháng khô hanh, các hộ dân phải đi chở từng can nước ở dưới khe về dùng. Nguyên nhân dẫn đến thiếu nước sinh hoạt thường xuyên do bà con sống ở khu vực trên cao so với nguồn nước, khiến việc dẫn nước từ vùng thấp lên vùng cao rất khó khăn. Điều mong mỏi, ước ao lớn nhất của người dân nơi đây là có đủ nước sinh hoạt hàng ngày để họ yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Trược tình trạng nắng nóng kéo dài và diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Công văn số 1189/UBND-KTN về việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh Lai Châu yêu cầu các cơ quan chức năng cần chủ động, kịp thời tổ chức theo dõi, dự báo chuyên ngành về nguồn nước; phối hợp, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả, giảm thiệt hại do hạn hán, thiếu nước; đẩy nhanh tiến độ đối với công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn đang xây dựng để sớm đưa vào khai thác, vận hành, phát huy hiệu quả.Cùng với đó, các địa phương trong tỉnh cần đưa ra các biện pháp cấp nước sinh hoạt cho nhân dân; trong đó, cần ưu tiên cấp nước cho các vùng khó khăn về nước sinh hoạt; các cánh đồng tập trung. Đồng thời, theo dõi, điều chỉnh lịch thời vụ gieo trồng vụ Xuân Hè cho phù hợp, đảm bảo năng suất, chất lượng cây trồng tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình; phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, tổng hợp tình hình hạn hán, thiếu nước (nếu có) trên địa bàn tỉnh, đề xuất nhu cầu hỗ trợ phòng, chống hạn hán tại các huyện, thành phố theo quy định.
Những năm qua, các xã trên địa bàn tỉnh bị tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã nhận được hỗ trợ từ chương trình, chính sách của Nhà nước về cấp téc nước, xây dựng các công trình cấp nước. Mặc dù vậy, với tình trạng mưa ít, mùa khô diễn ra dài nên người dân ở nhiều nơi vẫn không đủ nước để sinh hoạt hàng ngày. Nguyện vọng của người dân là sớm được các cấp ngành quan tâm đầu tư thêm các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt để ổn định đời sống và phục vụ sản xuất.- Từ khóa :
- Lai châu
- thiếu nước sinh hoạt
- thủy lợi
- nước sạch
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Quỹ Toyota bàn giao công trình nước sạch cho trường Tiểu học Thị Trấn
16:29' - 17/04/2024
Quỹ Toyota Việt Nam vừa phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giao công trình nước sạch cho trường Tiểu học Thị Trấn tại tỉnh Điện Biên.
-
Kinh tế Việt Nam
Góp ý Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi): Đề nghị áp thuế 0% với nước sạch phục vụ sinh hoạt
20:28' - 16/04/2024
Chiều 16/4, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo góp ý Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Tham gia sự kiện diễu binh, người dân cần lưu ý gì?
18:44' - 29/04/2025
Chỉ còn vài giờ đồng hồ nữa là đến thời điểm chính thức diễn ra Lễ diễu binh, diễu hành nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025) tại trung tâm TPHCM.
-
Đời sống
Xem pháo hoa 30/4 ở TP. Hồ Chí Minh: Những điểm bắn không thể bỏ lỡ
16:26' - 29/04/2025
Bnews. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bắn pháo hoa tại 30 điểm trong đêm 30/4. Thời gian bắn pháo hoa từ 21h00 phút đến 21h15 phút ngày 30/4/2025.
-
Đời sống
Bến Tre nêu giải pháp phát triển đảng cho đội ngũ chi hội trưởng phụ nữ
14:02' - 29/04/2025
Sáng 29/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bến Tre tổ chức tọa đàm với chủ đề "Giải pháp về công tác phát triển đảng viên nữ - Xây dựng tổ chức hội vững mạnh giai đoạn mới".
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 29/4
05:00' - 29/04/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 29/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 29/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Người cao tuổi nhất Nhật Bản qua đời ở tuổi 115
16:06' - 28/04/2025
Theo thông báo ngày 28/4 của Bộ Y tế Nhật Bản, cụ bà Okagi Hayashi - người cao tuổi nhất ở nước này - đã qua đời vì suy tim vào sáng 26/4, hưởng thọ 115 tuổi.
-
Đời sống
Lịch trình chi tiết các chương trình nghệ thuật chào mừng 30/4 tại các địa phương
16:04' - 28/04/2025
Tổng hợp lịch trình sự kiện văn hóa nghệ thuật dịp 30/4 tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và nhiều địa phương: biểu diễn ánh sáng, nhạc hội, chương trình thực cảnh.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 28/4
05:00' - 28/04/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 28/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 28/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền thiêng liêng giữa Biển Đông
07:00' - 27/04/2025
Hòn Hải thuộc huyện đảo Phú Quý và nằm cách đảo Phú Quý 38 hải lý về Đông Nam. Đảo có chiều dài khoảng 900 m, bề ngang chỗ rộng nhất khoảng 60 m, điểm cao nhất khoảng 115 m tính từ mặt biển.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 27/4
05:00' - 27/04/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 27/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 27/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.