Châu Âu “cảnh giác” trước dòng vốn đầu tư ồ ạt từ Trung Quốc (Phần 2)
Italy cũng đã mở rộng hệ thống kiểm soát đầu tư nước ngoài đối với các ngành công nghiệp quốc phòng và an ninh để chính phủ có thể kiểm soát các loại công nghệ cao nói chung. Hiện Chính phủ Italy có thể phủ quyết những giao dịch trong các ngành công nghiệp này hay đưa ra điều kiện cho tất cả các bên tham gia đầu tư.
Đầu năm 2018, Rome đã sử dụng những quyền mới của mình để đặt điều kiện đối với công ty vũ trụ Piaggio trong thương vụ bán động cơ phản lực P180 cho công ty đầu tư PAC - công ty được Chính phủ Trung Quốc bảo trợ, đồng thời ngăn chặn bất cứ sự chuyển giao công nghệ quân sự nào.Vương quốc Anh cũng tiến hành các biện pháp tương tự. Mùa Hè năm nay, Chính phủ Anh đã đệ trình Quốc hội đề xuất cải cách trong lĩnh vực an ninh quốc gia và đầu tư. Đề xuất này bao gồm cơ chế kiểm soát đầu tư phát sinh từ những thông báo về các giao dịch có vấn đề.Khi đi vào hoạt động, chương trình này sẽ có khả năng tiếp nhận khoảng 200 thông báo mỗi năm và một nửa trong số đó có thể cần phải được đánh giá dưới góc độ an ninh quốc gia. Kế hoạch này cũng tạo ra một công cụ cho phép áp đặt điều kiện để giảm thiểu rủi ro, trong đó có các biện pháp trừng phạt.Biện pháp này của Chính phủ Anh sẽ tạo ra một hệ thống sàng lọc đầu tư chặt chẽ tập trung vào lĩnh vực an ninh quốc gia chứ không phải tập trung vào các lĩnh vực chiến lược, trong đó liệt kê ba mối đe dọa để tiến hành đánh giá dưới góc độ an ninh: các hoạt động tình báo, khả năng phá hủy cơ sở hạ tầng trọng yếu, hậu quả của những hoạt động này.Những động thái phòng vệ diễn ra ở Pháp, Đức, Italy và Anh tạo thành một phần của sự thay đổi trong chính sách của các nước phương Tây đối với Trung Quốc. Các diễn biến tương tự cũng đang diễn ra ở Australia, Canada, Nhật Bản và Mỹ. Nhìn xa hơn, một câu hỏi chính được đặt ra là mức độ lan tỏa của biện pháp phòng vệ này sang phần còn lại của châu Âu như thế nào.Hội đồng châu Âu cần thông qua đề xuất kiểm soát đầu tư của Ủy ban châu Âu (EC) trong năm nay. Khi đề xuất này có hiệu lực, nó vẫn vấp phải sự hoài nghi nhất định trong việc triển khai do thực tế nó không mang tính ràng buộc. Chính vì vậy, EU vẫn sẽ thiếu những quyền lực thực thi để ngăn chặn những thương vụ thâu tóm khi cần thiết.Sẽ không còn sự hoài nghi về việc thực hiện các biện pháp phòng vệ này khi xem xét cuộc chơi năng động giữa EU và các nước thành viên. Biện pháp sàng lọc đầu tư ở cấp độ EU sẽ thúc đẩy tất cả các nước thành viên xem xét các hoạt động thâu tóm của nước ngoài từ góc độ an ninh.Cuộc thảo luận trong phạm vi toàn châu Âu do EC khởi xướng sẽ giúp nâng cao nhận thức ở tất cả các nước trong châu lục này, kể cả những nước có tư tưởng phản đối chính sách kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động thương mại.
Hệ thống này sẽ đảm bảo tính minh bạch thông qua việc tăng cường hoạt động giám sát của truyền thông đối với mối quan hệ giữa đầu tư, an ninh, chuyển giao công nghệ và việc các nước thành viên cũng như EC sẽ theo dõi những gì các nước thành viên khác đang làm ở khu vực này.
Trong một hệ thống không mang tính ràng buộc, các nước thành viên sẵn sàng từ bỏ những tài sản chiến lược để đổi lấy việc được nhận hỗ trợ về tài chính, nhưng họ sẽ khó tránh khỏi những sức ép về mặt chính trị.Rốt cuộc, người đưa ra quyết định chính vẫn sẽ là quốc gia có chủ quyền, song EU đóng vai trò quan trọng trong việc hài hòa cách ứng xử ở châu Âu để tất cả các nước thành viên nhận thức được tầm quan trọng của cải cách luật pháp quốc gia và xây dựng cơ chế thực thi có hiệu quả.
Đến nay, phản ứng của Chính phủ Trung Quốc vẫn ở mức khiêm tốn, mặc dù giới truyền thông và giới nghiên cứu của nước này đã có những bình luận nhất định. Giới quan sát cũng nhận thấy rằng Trung Quốc đang trong trạng thái thích nghi với châu Âu vì cuộc chiến tranh thương mại do Mỹ phát động đang lấn át tất cả các vấn đề khác và Trung Quốc đang tìm kiếm những người bạn.Bên cạnh đó, trong nội bộ Bắc Kinh vẫn tồn tại những mâu thuẫn. Chiến lược Chủ tịch Tập Cận Bình nêu ra tại Đại hội Đảng lần thứ 19 cho cả thế giới thấy rõ mục tiêu của Trung Quốc là trở thành nhà lãnh đạo thế giới vào năm 2050 có thể là quá sớm. Đây một phần là nguyên nhân khiến hiện nay Trung Quốc phải đối mặt với những phản ứng của phương Tây.Ý tưởng về một hình ảnh “ít thể hiện hơn thì tốt hơn” đối với lợi ích của Trung Quốc cũng nên được áp dụng cho chiến lược “Sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2025” (Made in China 2025). Chính quyền ở các nước phương Tây hiện nay đều giải thích việc họ đưa ra các biện pháp phòng vệ là nhằm chống lại chiến lược của Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc nên giải quyết những khó khăn mới mà nước này đang phải đối mặt tại khu vực Tây Âu một cách thực tế.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
"Đại gia" viễn thông Trung Quốc Huawei lên kế hoạch đầu tư vào Thụy Sỹ
09:15' - 13/08/2018
Huawei, "ông lớn" trong lĩnh vực viễn thông của Trung Quốc, có kế hoạch đầu tư lớn vào hai thành phố của Thụy Sỹ là Lausanne và Zurich.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ chưa tác động nhiều tới xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng Bảy
20:16' - 06/08/2018
Hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc dự kiến sẽ duy trì tăng vững trong tháng 7/2018 bất chấp những biện pháp thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thâm nhập thị trường EU từ Đông Âu
06:30' - 06/08/2018
Hãng tin RIA Novosti vừa nhận định Tổng thống Mỹ đề xuất Liên minh châu Âu (EU) bãi bỏ hoàn toàn các loại thuế, trợ giá và rào cản thương mại bởi Trung Quốc đang quyết thâm nhập thị trường châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vỡ mộng liên kết đồng minh chống Mỹ
05:30' - 03/08/2018
Trong khi không có quốc gia châu Âu nào đứng ra ủng hộ Trung Quốc và chỉ trích chính sách “Nước Mỹ trước tiên”, lại có thông tin nói rằng EU, Nhật Bản và Mỹ có thể sẽ đệ đơn kiện Trung Quốc lên WTO.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46' - 12/07/2025
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10' - 12/07/2025
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.