Trung Quốc vỡ mộng liên kết đồng minh chống Mỹ
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bùng nổ, theo báo Kinh tế, Trung Quốc tích cực tranh thủ bắt tay với các nước thuộc EU để bảo vệ tự do thương mại. Trong chuyến thăm Đức mới đây của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, phía Trung Quốc đã ký với phía Đức nhiều hiệp định hợp tác thương mại lớn với tổng trị giá lên tới 30 tỷ USD.
Việc này được nhìn nhận là nhằm củng cố quan hệ giữa Trung Quốc và EU, ứng phó với chiến lược “Nước Mỹ trước tiên” của Donald Trump. Nhưng cái mà Trung Quốc nhận được có thể khiến nước này thất vọng.
Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) ngày 16/7 dẫn thông tin đăng tải trên tờ Süddeutsche Zeitung (nhật báo có lượng phát hành lớn nhất nước Đức) cho biết Trung Quốc mong muốn bắt tay với EU chống Mỹ.
Tại Đức, cũng có chính trị gia như Jo Leinen thuộc đảng Xã hội dân chủ Đức, đồng thời là thành viên Nghị viện châu Âu kêu gọi EU và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận có trách nhiệm, trở thành nhân tố chung bảo đảm ổn định cho trật tự thế giới mới, bao gồm việc tẩy chay ông Donald Trump.
Tuy nhiên, báo trên cho rằng dù chính sách thuế của Donald Trump ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều doanh nghiệp Đức đang sản xuất và kinh doanh tại Trung Quốc, nhưng nước Đức trước sau đều không có ý muốn bắt tay với Trung Quốc chống lại Mỹ.
Đồng thời, các nước châu Âu ngoài EU cũng có thái độ hoài nghi với Trung Quốc. Đại sứ Thụy Sỹ tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Didier Chambovey mới đây đã hối thúc Trung Quốc gánh vác trách nhiệm mới tương xứng với địa vị mới của một nước lớn thương mại.
Về phía doanh nghiệp, Tổng giám đốc Hội liên hiệp công nghiệp Đức Joachim Lang chỉ rõ xung đột Mỹ-Trung ngày một nghiêm trọng khiến mọi người cảm thấy bất an, đồng thời kêu gọi Mỹ và Trung Quốc tìm cách làm lắng dịu xung đột và trở lại với cách làm lý trí.
Joachim Lang cho rằng Trung Quốc cần phải hoàn thành toàn diện các cam kết của mình đối với WTO, tăng cường phát triển kinh tế thị trường và nền pháp trị. Đây dường như cũng là yêu cầu chung của phương Tây đối với Trung Quốc.
Phát biểu tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 7 của WTO tại
Theo báo Kinh tế, phản ứng nêu trên của các nước châu Âu có thể chính là lo ngại của phía Trung Quốc. Gặp gỡ quan chức Áo mới đây, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lên tiếng cảnh báo Trung Quốc không muốn bị “bắn sau lưng”.
Phát biểu của Vương Nghị được nhìn nhận như việc Trung Quốc ám chỉ nước này không muốn bị châu Âu “đá bồi” trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Trên thực tế, từ đầu năm tới nay, Trung Quốc liên tục tìm cách tranh thủ châu Âu.
Khi Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc dự Diễn đàn Davos tại Thụy Sỹ vào tháng 1, EU đã nắm rõ ý đồ của Bắc Kinh. Tiếp đó, trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 5, Thủ tướng Đức Angela Merkel càng rõ thêm kỳ vọng của Trung Quốc vào EU.
Tuy nhiên, việc EU tới nay không chịu lên tiếng ủng hộ Trung Quốc (trong cuộc chiến thương mại với Mỹ) cho thấy ý đồ liên kết với EU chống lại Mỹ của Trung Quốc khó có thể đạt được cái kết lạc quan. Kỳ thực đây là việc có thể dự liệu bởi EU lệ thuộc rất lớn vào Mỹ về mặt quân sự, nhất là đối với trang thiết bị vũ khí tiên tiến.
Bên cạnh đó, Mỹ và EU có nhiều điểm tương đồng về lợi ích mà quan hệ giữa Trung Quốc và EU không thể nào sánh được. Trong cục diện đó, việc Trung Quốc kỳ vọng EU thay đổi, quay sang hợp tác với mình chống lại Mỹ là không thực tế.
“Mộng kết đồng minh chống Mỹ” của Trung Quốc càng trở nên bi quan khi gần đây có tin EU cùng một số nước khác như Nhật Bản chuẩn bị bắt tay với Mỹ chỉ trích Trung Quốc đi ngược các nguyên tắc của kinh tế thị trường, không nỗ lực trên phương diện bảo vệ bản quyền tri thức và sẽ kiện lên WTO./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: “Lượt chơi” dạo đầu? (Phần 2)
07:03' - 02/08/2018
Trên thực tế, Trung Quốc là nước có ảnh hưởng kinh tế toàn cầu và ban lãnh đạo đầy tham vọng, vốn coi tính hợp pháp của họ phụ thuộc vào việc khôi phục sức mạnh của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: “Lượt chơi” dạo đầu? (Phần 1)
05:30' - 02/08/2018
Mỹ và Trung Quốc đã bước vào “lượt chơi” dạo đầu của cuộc chiến thương mại. Câu hỏi “Ai là người thắng, kẻ thua” trong cuộc “so găng” này đang được giới chuyên gia đưa ra thảo luận.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ đón tín hiệu tích cực
18:32' - 01/08/2018
Chi tiêu tiêu dùng Mỹ tăng ổn định trong tháng Sáu, giữa bối cảnh các hộ gia đình tăng chi tiêu cho các nhà hàng và nhà ở.
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến thương mại trong tảng băng cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung
06:56' - 01/08/2018
Điểm nổi bật của mối quan hệ Mỹ-Trung trong 40 năm qua là hợp tác, quan hệ song phương luôn ở trạng thái không thù địch, không thân thiện và “mơ hồ về chiến lược”.
-
Kinh tế Thế giới
Các "đại gia" ô tô bàn thảo biện pháp đáp trả thuế quan của Mỹ
12:35' - 30/07/2018
Đại diện thương mại Canada, EU, Nhật Bản, Mexico và Hàn Quốc sẽ nhóm họp để thảo luận cách thức đối phó với những đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế đối với ô tô và linh kiện ô tô nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao
11:34' - 30/07/2018
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin lạc quan cho rằng nền kinh tế nước này tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao như mức được ghi nhận hồi quý II/2018.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ khẳng định định tính độc lập của FED
10:59' - 30/07/2018
Trước thềm cuộc họp chính sách trong hai ngày tới đây, ngày 29/7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin khẳng định tính độc lập của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29'
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42'
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng cà phê năm nay của Colombia sẽ cao kỷ lục trong hơn 30 năm
09:39'
Ngày 22/5, Giám đốc Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, Germán Bahamón, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của nước này sẽ đạt khoảng 15 triệu bao loại 60 kg, mức kỷ lục kể từ năm 1992.
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16' - 22/05/2025
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...