Châu Âu khẩn trương tìm cách quản lý lĩnh vực AI
Dự kiến trong tuần này, các nghị sĩ châu Âu sẽ bỏ phiếu thông qua một văn bản đầy tham vọng về quản lý AI.
Liên minh châu Âu (EU) đang đặt mục tiêu đi tiên phong toàn cầu trong việc tạo ra một khung pháp lý toàn diện, có thể ngăn chặn các nguy cơ trên mạng trong khi vẫn bảo vệ sự đổi mới trong lĩnh vực AI.
Dự kiến ngày 11/5, các nghị sĩ của Nghị viện châu Âu (EP) sẽ nêu quan điểm trong cuộc bỏ phiếu ở cấp ủy ban, sau đó EP, ủy ban trên và các nước thành viên EU sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm đạt thỏa thuận về dự luật sửa đổi.
Phó Chủ tịch EC, bà Magrethe Vestager bày tỏ hy vọng EU có thể có cuộc thảo luận chính trị đầu tiên trước mùa Hè để có thể kết thúc đàm phán trong năm nay. Trong khi đó, nghị sĩ EP, ông Dragos Tudorache cho biết: “Đây sẽ là văn kiện phức tạp và EP đã bổ sung một cơ chế mới về AI tạo sinh”.
Các nghị sĩ sẽ tìm cách yêu cầu các công ty AI áp dụng chính sách bảo vệ chống lại các nội dung trái pháp luật, yêu cầu công bố các nội dung có bản quyền mà các hệ thống sẽ dùng để học. Dự thảo cũng kêu gọi thiết lập cơ chế quản lý các hệ thống AI tương tác với con người, báo cho người dùng rằng họ đang tương tác với máy, yêu cầu các ứng dụng sản xuất hình ảnh phải thông báo sản phẩm là do AI tạo ra.
Dự thảo được xây dựng dựa trên luật pháp EU hiện hành về an toàn sản phẩm, theo đó áp đặt các biện pháp kiểm soát và kiểm tra đối với nhà sản xuất. Bên cạnh đó, EP muốn bổ sung lệnh cấm AI nhận dạng cảm xúc, tránh việc cho phép nhận dạng đặc điểm sinh trắc học từ xa đối với người dân tại nơi công cộng.
Cơ quan này cũng dự định cấm việc thu thập lượng lớn hình ảnh trên Internet nhằm sử dụng cho các thuật toán giúp máy học, trừ phi những người liên quan cho phép.
Trước nguy cơ AI được sử dụng để tạo ra các nội dung nguy hiểm, thao túng dư luận, tiến hành giám sát hàng loạt và nhiều mối nguy tiềm ẩn khác, ngay cả các lãnh đạo công ty công nghệ như ông chủ Twitter, Elon Musk, cũng phải kêu gọi tạm ngừng phát triển AI. Tuy nhiên, tốc độ sử dụng AI của người dân và doanh nghiệp đang nhanh hơn hành động của EP.
Cách đây 2 năm, EU đã đề xuất dự thảo quản lý AI đầu tiên để giải quyết vấn đề này. Mãi đến cuối năm 2022 - thời điểm ChatGPT xuất hiện, các nước thành viên mới đưa ra quan điểm trong quá trình thảo luận văn bản pháp lý này./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành thị trường nghìn tỷ USD trong 5 năm tới
07:00' - 10/05/2023
Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang nổi lên như công nghệ thay đổi cuộc chơi với tiềm năng cách mạng hóa mọi ngành công nghiệp, vấn đề niềm tin vào các hệ thống liên quan trở nên quan trọng.
-
Ý kiến và Bình luận
Trí tuệ nhân tạo có thể thay thế 80% số việc làm trong vài năm tới
10:22' - 09/05/2023
Ben Goertzel, nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Brazil, một chuyên gia hàng đầu về trí tuệ nhân tạo (AI) dự báo AI có thể thay thế 80% số việc làm của con người trong những năm tới.
-
Công nghệ
Trí tuệ nhân tạo có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Malaysia
10:10' - 08/05/2023
Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng mở ra các cơ hội tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực, trong đó các AI như ChatGPT mang lại nhiều ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển trong tương lai của Malaysia.
-
Công nghệ
Khó tuyển dụng nhân lực trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam
20:18' - 07/05/2023
Chiều 7/5, tại Hà Nội, Tạp chí Tia sáng (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức tọa đàm với chủ đề “Đầu tư cho trí tuệ nhân tạo: Cơ hội nào cho Việt Nam”.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Nâng cấp Siri, "Táo khuyết" quyết đấu với ChatGPT
20:08' - 26/11/2024
Giới chuyên gia công nghệ kỳ vọng kế hoạch của Apple có thể sẽ trình làng một trợ lý ảo Siri thông minh hơn, mang đến những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
-
Công nghệ
Huawei ra mắt điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành tự phát triển
17:48' - 26/11/2024
Huawei đang tìm cách cạnh tranh với mẫu điện thoại mới nhất mang tên Mate 70, hoạt động trên hệ điều hành HarmonyOS Next do chính công ty phát triển.
-
Công nghệ
Trung Quốc triển khai kế hoạch ứng dụng toàn diện 5G vào cuối năm 2027
16:34' - 26/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin và 12 cơ quan chức năng khác của Trung Quốc đã ban hành phương án thúc đẩy ứng dụng 5G quy mô lớn.
-
Công nghệ
Google xây dựng hệ thống cáp ngầm lớn nhất thế giới
11:59' - 26/11/2024
Google sẽ hỗ trợ xây dựng hai tuyến cáp ngầm nối các thành phố của Australia với các trung tâm phát triển của thế giới thông qua đảo Giáng Sinh, vùng lãnh thổ ở Ấn Độ Dương của nước này.
-
Công nghệ
Thái Nguyên triển khai 5 mũi đột phá trong chuyển đổi số
08:50' - 26/11/2024
UBND Thái Nguyên vừa ban hành Đề án chuyển đổi số giai đoạn 2024 - 2025 với 5 mũi đột phá tạo lợi thế cạnh tranh mới cho tỉnh.
-
Công nghệ
Intel có khả năng bị cắt giảm trợ cấp
17:56' - 25/11/2024
Chính phủ Mỹ dự kiến giảm khoản trợ cấp theo đạo luật CHIPS và Khoa học trị giá 8,5 tỷ USD cho Intel, sau khi công ty trì hoãn các kế hoạch đầu tư và gặp khó khăn trong kinh doanh.
-
Công nghệ
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
11:04' - 25/11/2024
Thái Nguyên có nhiều tiềm lực để phát triển nhanh và mạnh hơn, đặc biệt là nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
-
Công nghệ
Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm chuyển đổi số
07:15' - 25/11/2024
Thời gian qua, chuyển đổi số tại tỉnh Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả: Các hệ thống thông tin trọng yếu, dùng chung được triển khai đồng bộ, kết nối liên thông 4 cấp.
-
Công nghệ
Công nghệ hạn chế khách chen lấn khi đi máy bay
22:38' - 24/11/2024
Hãng hàng không American Airlines (Mỹ) dự kiến sẽ áp dụng công nghệ mới tại hơn 100 sân bay trên toàn quốc để hạn chế tình trạng hành khách chen lấn khi lên máy bay.