Châu Âu lo lắng về một cuộc “khủng hoảng năng lực cạnh tranh” mới
Theo tờ The Financial Times, việc Mỹ tiếp tục mở rộng khoảng cách năng suất với Liên minh châu Âu (EU) đang khiến các nhà lãnh đạo khối này lo ngại về một cuộc “khủng hoảng năng lực cạnh tranh”. Để phòng tránh rủi ro, các nhà hoạch định chính sách châu Âu nỗ lực kêu gọi tăng đầu tư công và đầu tư tư nhân, nhằm thúc đẩy khả năng sản xuất.
* Khoảng cách năng suất lao động giữa Mỹ và EUDữ liệu công bố ngày 8/3 cho thấy năng suất lao động của Khu vực đồng euro (Eurozone) trong quý IV/2023 đã giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Cùng thời điểm, năng suất lao động tại Mỹ tăng 2,6%. Trong suốt hai thập kỷ gần đây, tăng trưởng năng suất lao động của Mỹ luôn cao hơn so với Eurozone và Vương quốc Anh, nhưng đây là lần đầu tiên con số này tăng gấp đôi.Chuyên gia Bart van Ark, Giám đốc điều hành của Viện Năng suất có trụ sở tại Anh, cho biết: “Trong dài hạn, tăng trưởng năng suất ở Mỹ được dự đoán vẫn cao hơn châu Âu”. Ông lý giải sự năng động tích cực tương tự Mỹ không được quan sát thấy ở châu Âu. Điều đó làm gia tăng khoảng cách tăng trưởng năng suất giữa hai thị trường.Một số nhà kinh tế học lập luận rằng năng suất của Mỹ đang tăng trưởng nhanh hơn Eurozone một phần là nhờ lợi thế dân số trẻ hơn, tăng nhanh hơn và làm việc nhiều giờ hơn. Nhưng cốt lõi của khoảng cách về sản lượng quốc gia là do người dân ở Mỹ đã sản xuất được nhiều hơn trong mỗi giờ làm việc so với người châu Âu.Các nhà hoạch định chính sách EU coi xu hướng này là một thách thức đáng lo ngại. Nó phản ánh sự thất bại kéo dài của châu Âu trong nỗ lực theo đuổi mức độ đầu tư vào khu vực công và tư của Mỹ.Dữ liệu chính thức cho thấy kể từ năm 2019, sản lượng mỗi giờ làm việc, thước đo tiêu chuẩn về năng suất lao động, đã tăng hơn 6% trong khu vực kinh doanh phi nông nghiệp của Mỹ. Con số này vượt xa so với Eurozone và Anh, vốn có mức tăng trưởng năng suất trung bình vào khoảng 1% trong cùng kỳ.* Thúc đẩy đầu tư hỗ trợ tăng năng suấtSự tăng vọt về năng suất của Mỹ trong giai đoạn gần đây diễn ra sau một đợt kích thích tài chính lớn, tập trung vào ngành công nghiệp xanh. Sự hỗ trợ tài chính kịp thời của Mỹ đã tạo ra quá trình tuyển dụng lao động “rầm rộ” và giúp gia tăng số lượng doanh nghiệp mới được hình thành từ việc định vị lại các cơ sở sản xuất quay về quê hương.Ngược lại, tại Eurozone, các doanh nghiệp nhận được khoản hỗ trợ tài chính từ chính phủ ít hơn, trong khi phải gánh chịu áp lực giá năng lượng cao, do ảnh hưởng từ xung đột tại Ukraine. Sự phân mảnh của thị trường tài chính, các chính sách tài khoá và quy định chặt chẽ của châu Âu cũng khiến khu vực này dễ bị ảnh hưởng bởi các áp lực bên ngoài hơn Mỹ.Chuyên gia Yannis Stournaras, Thống đốc Ngân hàng trung ương Hy Lạp, cho biết: “Khi châu Âu gặp phải một cú sốc, khu vực này sẽ bị phân mảnh. Do đó, EU sẽ không thể phản ứng mạch lạc như Mỹ”.Trong khi các yếu tố ngắn hạn chắc chắn đã thúc đẩy sự phục hồi ở Mỹ, một số nhà kinh tế cho rằng vẫn còn một số yếu tố tiềm ẩn khác cần xem xét đến. Chuyên gia Gilles Moëc, nhà kinh tế trưởng tại công ty bảo hiểm Axa, thừa nhận năng suất lao động của Eurozone đã bị sụt giảm. Ông nói: “Vì xu hướng tăng năng suất đã kéo dài quá lâu, giờ đây chúng ta cần xem xét khả năng có điều gì đó mang tính cấu trúc đang xảy ra”.
Chuyên gia Moëc lưu ý nếu năng suất của Eurozone tiếp tục tụt hậu so với Mỹ ở mức độ tương tự hiện nay, thì Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khối này sẽ thấp đi một điểm phần trăm mỗi năm.Bà Isabel Schnabel, thành viên Ủy ban điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cho biết vào tháng trước rằng việc các nhà lãnh đạo Eurozone cần phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách năng suất với Mỹ là “điều cấp bách hơn bao giờ hết”. Bà nhấn mạnh cần có giải pháp để xử lý “khủng hoảng năng lực cạnh tranh”, khi các nhà sản xuất EU đối mặt với giá năng lượng cao hơn và thách thức về lực lượng lao động lớn hơn so với các đối tác Mỹ hoặc Trung Quốc.ECB cũng lo lắng rằng việc giảm năng suất lao động sẽ làm tăng nguy cơ lạm phát, bằng cách đẩy chi phí lao động của các công ty trong khu vực lên cao hơn, khi ECB tiến hành cắt giảm lãi suất đang ở mức kỷ lục.* Yếu tố công nghệChuyên gia Schnabel cho biết một nguyên nhân sâu xa khác dẫn đến sự yếu kém về năng suất của Eurozone, đó là khu vực này đã không tận dụng được hiệu quả thu được từ công nghệ kỹ thuật số như Mỹ đã thực hiện trong giai đoạn trước. Theo bà Schnabel, thúc đẩy cạnh tranh là một phần của câu trả lời, nhưng cần phải đẩy nhanh hơn, cũng như tăng hiệu quả thực thi chương trình Thế hệ tiếp theo của EU về đầu tư công.Chuyên gia Mario Draghi, cựu Chủ tịch ECB, sẽ đệ trình một bản báo cáo độc lập với Chủ tịch EU vào cuối năm nay, về những đề xuất nhiều tham vọng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của EU. Một số nguồn tin cho biết, ông Draghi đã báo cáo với các bộ trưởng tài chính châu Âu rằng họ sẽ cần tìm “một lượng tiền khổng lồ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn” – trong cả khu vực công và tư – để có thể nâng đầu tư lên ngang mức với Mỹ.Xu hướng thị trường lao động đã làm nổi bật sự khác biệt về năng suất. Chuyên gia Ariane Curtis tại công ty tư vấn Capital Economics nói các nhà tuyển dụng Mỹ có xu hướng tự động hóa nhanh hơn khi nguồn lao động trở nên khan hiếm, trong khi các nhà tuyển dụng châu Âu lại tập trung vào “thuê thêm công nhân để lấp đầy khoảng trống thiếu hụt lao động, thậm chí ngay cả khi không có sự phù hợp về kỹ năng”.Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà kinh tế học đều tin rằng sức mạnh gần đây của Mỹ là bằng chứng của sự thay đổi cơ cấu. Ông Erik Neilsen, nhà kinh tế trưởng tại UniCredit, nhận định điểm yếu hiện tại của khu vực đồng euro là “một hiện tượng thống kê”, khi các nhà tuyển dụng gặp khó khăn trong việc tuyển dụng sau thời kỳ bùng phát đại dịch COVID-19 hiện đang tích trữ lao động trong thời kỳ suy thoái. Năng suất có thể phục hồi đã khiến lực lượng công nhân hiện có của các doanh nghiệp trở nên dư thừa và dẫn đến tình trạng dư thừa lao động.Bà Catherine Mann, thành viên bên ngoài của Ủy ban Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Anh (BoE), cho rằng mặc dù con số năng suất lao động “rất hấp dẫn” ở Mỹ nhưng chúng bị thúc đẩy bởi các yếu tố nhu cầu, đặc biệt là do thâm hụt ngân sách cao hơn 6%. Ngược lại, nhu cầu suy giảm nhiều hơn ở cả Eurozone và Vương quốc Anh, nơi nền kinh tế rơi vào suy thoái kỹ thuật trong quý IV/2023.Nhưng chuyên gia Claus Vistesen tại Trung tâm nghiên cứu kinh tế vĩ mô Pantheon tin rằng vẫn có lý do để lạc quan về năng suất lao động của châu Âu. Ông nói “Thật quá bi quan khi cho rằng, nếu chúng ta thực sự đang trên đà bùng nổ năng suất dựa trên công nghệ mới, tập trung vào trí tuệ nhân tạo (AI) và các dịch vụ liên quan, thì điều này sẽ hoàn toàn vượt qua khả năng của khu vực đồng euro”.Tin liên quan
-
Công nghệ
Cuộc chiến giành nhân tài về AI “nóng lên” tại châu Âu
07:30' - 12/03/2024
Làn sóng khởi nghiệp về AI đang làm nóng cuộc chiến giành nhân tài kỹ thuật ở châu Âu, khiến nhiều công ty như Google DeepMind phải lựa chọn giữa việc trả nhiều tiền hoặc để mất những người tài giỏi.
-
Ý kiến và Bình luận
Châu Âu cần hành động khẩn cấp trước những rủi ro khí hậu
08:59' - 11/03/2024
Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết “lục địa Già” có thể phải gánh chịu hậu quả thảm khốc do biến đổi khí hậu nếu không thực hiện hành động khẩn cấp và quyết đoán để thích ứng với những rủi ro.
-
Hàng hoá
Dự trữ khí đốt của châu Âu cao kỷ lục
07:00' - 09/03/2024
Châu Âu đang chuẩn bị kết thúc mùa Đông với lượng dự trữ khí đốt cao kỷ lục.
-
Ngân hàng
ECB có khả năng sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6/2024
18:31' - 08/03/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau vừa cho biết, có khả năng sẽ có đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào mùa Xuân..
-
Tài chính & Ngân hàng
Sứ mệnh chống lạm phát của ECB vẫn chưa kết thúc
21:15' - 04/03/2024
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được cho là sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong tuần này.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.