Cuộc chiến giành nhân tài về AI “nóng lên” tại châu Âu
Thành công vang dội của ChatGPT của OpenAI đã tiếp thêm sinh lực cho các nhà đầu tư, những người đang đổ tiền vào các công ty khởi nghiệp Tí tuệ nhân tạo (AI) đầy triển vọng, mong muốn khám phá thành công chỉ sau một đêm.
Một loạt công ty AI nước ngoài, trong đó có Cohere của Canada và Anthropic và OpenAI có trụ sở tại Mỹ, đã mở văn phòng tại châu Âu trong năm 2023, gây thêm áp lực lên các công ty công nghệ đang cố gắng thu hút và giữ chân nhân tài trong khu vực này.DeepMind, một công ty công nghệ có trụ sở tại London được thành lập vào năm 2010 và được Google mua lại vào năm 2014, đã tạo nên tên tuổi khi áp dụng AI vào mọi thứ, từ trò chơi với bàn cờ đến sinh học cấu trúc.
Hiện công ty này đang phải đối mặt với một loạt đối thủ được hậu thuẫn tài chính vững chắc, trong khi ngày càng nhiều nhân viên của công ty đã nghỉ việc để khởi động các dự án kinh doanh của riêng mình. Các cuộc “chia tay” nổi tiếng gần đây là nhà đồng sáng lập Mustafa Suleyman, người đã rời đi để thành lập Inflection AI có trụ sở tại California cùng với tỷ phú LinkedIn Reid Hoffman và nhà khoa học nghiên cứu Arthur Mensch, hiện là Giám đốc điều hành của Mistral AI. Cả hai công ty đều được định giá hàng tỷ USD trong thời gian ngắn hoạt động. Trong một nỗ lực nhằm ngăn cản nhân viên gia nhập công ty khác hoặc thành lập công ty riêng, DeepMind đã chia cho một số nhà nghiên cứu cấp cao lượng cổ phiếu trị giá hàng triệu USD hồi đầu năm nay. Theo công ty tìm kiếm điều hành Avery Fairbank, lương của các C-Suite (thuật ngữ được sử dụng để mô tả các vị trí lãnh đạo cấp cao nhất của công ty) tại các công ty AI ở Anh đã tăng theo cấp số nhân trong năm qua. Giám đốc điều hành Charlie Fairbank của Avery Fairbank cho biết sự tham gia của những “gã khổng lồ” AI nước ngoài như Anthropic và Cohere vào thị trường London sẽ làm tăng thêm sự cạnh tranh về nhân tài AI. Ông cho biết các giám đốc điều hành có mức lương cơ bản khoảng 350.000 bảng Anh (khoảng 450.000 USD) đã ghi nhận mức lương tăng thêm từ 50.000 đến 100.000 bảng Anh. OpenAI đã mở văn phòng quốc tế đầu tiên tại London trong năm 2023, sau đó nhanh chóng là văn phòng thứ hai tại Dublin. Một quan chức cấp cao của OpenAI, bà Diane Yoon nói rằng đó chỉ là những bước đầu tiên trong bối cảnh công ty này có kế hoạch tiếp tục mở rộng sang các quốc gia khác. Cuộc chiến nhân tài giúp người lao động ngày càng có nhiều cơ hội hơn để đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng tiềm năng.Công ty âm thanh AI ElevenLabs có trụ sở tại London đang cung cấp các lựa chọn cổ phiếu cho nhân viên mới, mức lương hậu hĩnh và làm việc hoàn toàn từ xa, mặc dù hầu hết các vị trí được quảng cáo đều quy định rằng nhân viên ở khu vực châu Âu.
Gần đây ElevenLabs đã huy động được 80 triệu USD tài trợ từ các công ty đầu tư mạo hiểm như a16z và Sequoia. ElevenLabs cho biết sẽ sớm tăng gấp đôi tổng số nhân viên lên 100 người. Công ty khởi nghiệp Bioptimus có trụ sở tại Paris (Pháp), cũng do cựu nhân viên DeepMind thành lập, đã huy động được 35 triệu USD trong tháng 2/2024. Trước đó, công ty thương mại điện tử Alibaba đã dẫn đầu vòng gọi vốn mới trị giá 1 tỷ USD vào công ty khởi nghiệp (startup) Moonshot AI, đẩy giá trị của công ty mới một năm tuổi này tăng gấp tám lần lên khoảng 2,5 tỷ USD. Đây là đợt tài trợ lớn nhất mà một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực AI tại Trung Quốc huy động được. Được thành lập vào tháng 3/2023, Moonshot AI là một trong những startup nổi tiếng nhất phát triển công nghệ AI tạo sinh tại Trung Quốc, với kỳ vọng có thể sánh vai với những tên tuổi như OpenAI và Google. Hồi tháng 11/2023, startup này đã ra mắt chatbot Kimi Chat, và sau đó đã trình làng một nền tảng để các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng AI dựa trên mô hình của mình. Ở thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu, giá trị của Moonshot AI chỉ là 300 triệu USD. Thương vụ đầu tư này của Alibaba diễn ra trong bối cảnh các công ty đầu tư mạo hiểm và các “ông lớn” công nghệ đang đổ hàng tỷ USD cho việc đào tạo và phát triển các dịch vụ AI, tương tự như ở Thung lũng Silicon và châu Âu. Trong khi đó, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ Microsoft Brad Smith cuối tháng 2/2024 đã công bố một bộ nguyên tắc nhằm thúc đẩy sự đổi mới và cạnh tranh trong lĩnh vực AI. Đây được coi là để ghi nhận vai trò dẫn đầu thị trường của công nghệ AI, đồng thời có thể trấn an những quan ngại về sự thống trị của công nghệ này. Động thái của Microsoft diễn ra trong bối cảnh các đối thủ và cơ quan quản lý chống độc quyền lo ngại về sức mạnh thị trường của Microsoft, gần đây được thúc đẩy nhờ sự hợp tác với OpenAI, chủ sở hữu của ChatGPT. Trong năm qua, Microsoft đã đưa chatbot (công nghệ trò chuyện trực tuyến sử dụng các công cụ trả lời tự động) vào các sản phẩm cốt lõi của mình như phần mềm Office và công cụ tìm kiếm Bing, thu hút các khách hàng doanh nghiệp mong muốn trải nghiệm những đột phá tiếp theo của công nghệ AI.Tin liên quan
-
Công nghệ
Microsoft hợp tác với Mistral AI phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo
09:24' - 05/03/2024
Tập đoàn công nghệ Microsoft của Mỹ đã công bối mối quan hệ hợp tác với công ty khởi nghiệp Mistral AI của Pháp, vốn được xem là đối thủ tiềm năng của Open AI - công ty phát triển ứng dụng ChatGPT.
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc - điểm đến của các "ông lớn" công nghệ trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo?
06:30' - 05/03/2024
Trong tuần qua, sự chú ý của ngành công nghệ Hàn Quốc tập trung vào sự kiện người sáng lập và CEO của Facebook (nay là Meta), Mark Zuckerberg, đã đến thăm Hàn Quốc lần đầu tiên sau 10 năm.
-
Công nghệ
Các công ty Mỹ và Nhật Bản hợp tác sản xuất chip trí tuệ nhân tạo
08:58' - 28/02/2024
Ngày 27/2, công ty Rapidus của Nhật Bản và công ty khởi nghiệp Tenstorrent của Mỹ thông báo sẽ cùng sản xuất chip trí tuệ nhân tạo (AI) thế hệ tiếp theo.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Pony.ai và Tencent sẽ cung cấp dịch vụ taxi robot trên WeChat
07:30'
Theo thỏa thuận này, Pony.ai và Tencent tích hợp dịch vụ gọi taxi robot của Pony.ai vào WeChat cùng với những ứng dụng khác như Tencent Maps.
-
Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh: Gần 400.000 hồ sơ sức khỏe điện tử được tích hợp trên ứng dụng Công dân số
16:11' - 25/04/2025
Tính đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo được 400.000 hồ sơ sức khỏe điện tử của người cao tuổi và kết nối đồng bộ trên nền tảng ứng dụng Công dân số Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Công nghệ
Xây dựng kinh tế số địa phương trên nền tảng chuỗi cung ứng công nghệ cao
13:30' - 24/04/2025
Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) Vũ Quốc Huy cho biết, Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và lực lượng lao động năng động,
-
Công nghệ
Thúc đẩy sáng tạo và lan tỏa tri thức số đến toàn dân
08:23' - 24/04/2025
Chiều 23/4, tỉnh Lạng Sơn khai trương cổng thông tin điện tử phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tỉnh tại địa chỉ: https://nq57.langson.gov.vn.
-
Công nghệ
Robot hình người của Tesla gặp trở ngại do chính sách xuất khẩu của Trung Quốc
13:40' - 23/04/2025
Tham vọng chinh phục thế giới robot hình người của hãng xe điện Tesla (Mỹ) đang gặp trở ngại lớn do chính sách xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc.
-
Công nghệ
Giúp trẻ em vùng biên tiếp cập chuyển đổi số
13:30' - 23/04/2025
Đồn Biên phòng Ninh Phước, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa đã hỗ trợ học bổng “Nâng bước em đến trường” hằng tháng cho học sinh.
-
Công nghệ
Truyền cảm hứng nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đời sống
07:30' - 23/04/2025
Trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão, trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là xu hướng mà đã trở thành một phần hiện hữu trong mọi lĩnh vực đời sống.
-
Công nghệ
Magnificent Seven mất 4.200 tỷ USD sau 3 tháng ông D.Trump trở lại Nhà Trắng
17:41' - 22/04/2025
4,2 nghìn tỷ USD vốn hóa thị trường của nhóm “Magnificent Seven” (biệt danh được giới tài chính đặt cho 7 hãng công nghệ hàng đầu nước Mỹ) đã bốc hơi chỉ sau 3 tháng ông D.Trump trở lại Nhà Trắng.
-
Công nghệ
Vĩnh Phúc: Số hóa di sản để bảo tồn, phát huy giá trị bền vững
07:30' - 22/04/2025
Du khách có thể sử dụng thiết bị thông minh truy cập vào ứng dụng, hoặc quét mã QR tại chỗ để nghe thuyết minh tự động giới thiệu về Văn Miếu tỉnh bằng 4 thứ tiếng.