Châu Âu và những vấn đề liên quan tới Quỹ Quốc phòng chung
Theo Romania, nước Chủ tịch luân phiên hiện tại của Liên minh châu Âu, sau cuộc họp ba bên (Nghị viện châu Âu, Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu) và một loạt cuộc họp kỹ thuật, Nghị viện và Hội đồng Liên minh châu Âu đã đạt được một thỏa thuận về Quỹ Quốc phòng châu Âu.
Sau khi đạt được thỏa thuận, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jyrki Katainen đã tuyên bố: “Đây là một bước tiến lớn để cụ thể hóa hợp tác châu Âu về quốc phòng. Quỹ sẽ cho phép các quốc gia thành viên thúc đẩy một nền công nghiệp quốc phòng mới, hùng mạnh và sáng tạo, đồng thời phát triển quyền tự chủ và lãnh đạo của châu Âu”.
Ý tưởng về một quỹ quốc phòng ban đầu đã được Ủy ban châu Âu đưa ra hồi tháng 11/2016 và được đưa vào “Sáng kiến hội nhập về an ninh và quốc phòng”.
Quỹ Quốc phòng châu Âu được chủ trương nhằm tài trợ các dự án nghiên cứu, phát triển, và hỗ trợ công nghiệp quốc phòng châu Âu. Theo kế hoạch, quỹ này sẽ nhận được khoảng 13 tỷ euro trong ngân sách dài hạn sắp tới của EU và tài trợ cho các dự án hợp tác nghiên cứu.
Nguồn ngân sách này sẽ dành 4,1 tỷ euro cho nghiên cứu và 8,9 tỷ euro để hỗ trợ các quốc gia thành viên phát triển các mô hình trang bị quân sự (20%) và đáp ứng về các yêu cầu thử nghiệm và nghiệm thu (80%).
Ngân sách cũng có thể bao gồm việc phát triển các hệ thống vũ khí mới, gồm máy bay không người lái của châu Âu, máy bay tiêm kích thế hệ mới và một xe tăng do Pháp và Đức sản xuất. Tuy nhiên, thỏa thuận chính trị sơ bộ này chưa bao gồm khoản ngân sách cuối cùng, vì kỳ ngân sách dài hạn tiếp theo của EU cần được Nghị viện châu Âu khóa mới phê chuẩn vào mùa Thu năm 2019.
Quỹ Quốc phòng châu Âu cũng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhiều quốc gia tham gia. Cao ủy châu Âu về công nghiệp và thị trường nội địa, Elżbieta Bieńkowska, cho biết: “Quỹ sẽ khuyến khích sự sáng tạo về công nghệ và hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng để châu Âu được hưởng một nền tảng công nghệ cao, có khả năng phối hợp chung và trang bị trong các lĩnh vực như trí tuệ nhận tạo, phần mềm mã hóa, máy bay không người lái hay liên lạc vệ tinh”.
Các vấn đề đạo đức, đặc biệt liên quan tới nghiên cứu các vũ khí tự động và xuất khẩu vũ khí, đã dẫn tới tranh luận tại các cuộc thảo luận gần đây. Nhóm đảng Xanh và Liên minh Tự do châu Âu đã nhấn mạnh việc Quỹ Quốc phòng châu Âu không được tài trợ cho các hệ thống vũ khí giết người tự động (SALA), vốn được biết đến dưới cái tên “Robot giết người”.
Trong khi Liên hợp quốc đã không đạt được một sự nhất trí nào trong hơn 2 năm qua về vấn đề này, thì các quốc gia EU đã thống nhất về một định nghĩa chung.
Tuy nhiên, một số nghị sĩcủa Nghị viện châu Âu đã lấy làm tiếc vì không có một cuộc bỏ phiếu của Nghị viện về Quỹ Quốc phòng châu Âu. Reinhard Bütikofer, phát ngôn viên của Nhóm đảng Xanh và Liên minh Tự do châu Âu, cho biết :“Tại Nghị viện châu Âu, nhóm đa số của những người cánh hữu đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ với Hội đồng châu Âu về việc Quỹ Quốc phòng châu Âu sẽ cấp hàng tỷ euro cho công nghiệp quốc phòng và Nghị viện không được quyền can dự. Nhiều quan điểm của các nghị sĩ, vốn chiếm đa số trong Ủy ban công nghiệp, đã không được đếm xỉa tới”.
Một nguồn tin thân cận với các cuộc thương lượng về Quỹ Quốc phòng châu Âu tiết lộ với mạng tin Euractiv rằng Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu đã thảo luận về khả năng dùng Quỹ Quốc phòng châu Âu để trực tiếp chi trả cho các hoạt động vận động hành lang, song đã không thống nhất được về vấn đề này.
Việc thiếu minh bạch trong các hoạt động như vậy đã bị nhiều tổ chức phi chính phủ chỉ trích. Sau khi Mạng lưới châu Âu chống buôn bán vũ khí khiếu nại lên Thanh tra châu Âu, Ủy ban châu Âu sẽ công khai biên bản các cuộc tranh luận của nhóm tư vấn về nghiên cứu quân sự, vốn là nền tảng của Quỹ quốc phòng châu Âu.
Một loạt cuộc đàm phán vào tháng 1/2019 đã cho thấy những điểm bất đồng giữa Nghị viện châu Âu và các quốc gia thành viên về các mục tiêu của Quỹ quốc phòng, vấn đề đạo đức, vấn đề giám sát, cũng như sự quản lý trực tiếp hay gián tiếp đối với Quỹ. Trong khi đó, Nghị viện và Hội đồng châu Âu đã đạt được một thỏa thuận về phần lớn các điểm này.
Căn cứ vào thỏa thuận sơ bộ, một số điểm đã được bổ sung để làm rõ các tiêu chí của Quỹ Quốc phòng châu Âu. Thỏa thuận hiện đề ra điều kiện nghiêm ngặt đối với các dự án nghiên cứu chung, theo đó ít nhất có ba đơn vị tham gia từ ít nhất ba quốc gia thành viên.
Theo thỏa thuận hiện nay, các doanh nghiệp có trụ sở tại EU và không thuộc nước thứ ba được coi là hội đủ điều kiện tham gia dự án của Quỹ Quốc phòng châu Âu, trong khi đó các doanh nghiệp châu Âu có trụ sở ở nước thứ ba sẽ phải đứng ngoài dự án. Các doanh nghiệp đặt trụ sở ngoài châu Âu sẽ không được hưởng nguồn tài trợ nhưng có thể tham gia vào các dự án nghiên cứu chung.
Trước mắt, không rõ những tiêu chí này có được áp dụng với Vương quốc Anh, vốn là cường quốc quân sự lớn nhất châu Âu, nhưng sẽ rời khỏi EU trong thời gian tới, hay không. Thỏa thuận sơ bộ hiện sẽ phải được các nghị sĩchâu Âu và Hội đồng châu Âu phê chuẩn, và một cuộc bỏ phiếu thông qua thỏa thuận này có thể sẽ diễn ra tại phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu vào tuần thứ 2 của tháng 4/2019.
Tuy nhiên, một nguồn tin thân cận tại Nghị viện châu Âu đã nhấn mạnh: “Vấn đề là hiệp định vẫn chưa được xây dựng đầy đủ và EU cần phải chỉnh sửa văn bản ngay khi ngân sách dài hạn được phê chuẩn”./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Châu Âu “rục rịch” kế hoạch đánh thuế doanh nghiệp công nghệ
13:16' - 07/03/2019
Chính phủ Pháp ngày 6/3 đã nhất trí đề xuất dự luật đánh thuế 3% thu nhập tại Pháp của các "gã khổng lồ" về công nghệ như Google, Amazon và Facebook.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú George Soros kêu gọi châu Âu “thức tỉnh”
05:30' - 05/03/2019
Tờ La libre của Bỉ đăng bài phân tích của tỷ phú George Soros, chủ tịch Quỹ quản lý Soros và các Quỹ xã hội mở, nhận định về tình hình của Liên minh châu Âu (EU) hiện tại.
-
Kinh tế Việt Nam
Giới thiệu các sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu tới doanh nghiệp châu Âu
22:11' - 04/03/2019
Tối 4/3, tại Hà Nội đã diễn ra chương trình "Gặp gỡ đối tác châu Âu năm 2019".
-
Kinh tế Thế giới
Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 tạo ra 30.000 việc làm mới tại châu Âu
08:07' - 22/02/2019
Ngày 21/2, Phòng Thương mại Đức-Nga cho biết việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 đã tạo ra 30.000 việc làm ở châu Âu.
-
Chuyển động DN
Nhiều vụ tấn công mạng nhằm vào các tổ chức tại châu Âu
19:53' - 20/02/2019
Ngày 20/2, tập đoàn Microsoft của Mỹ thông báo hãng này đã phát hiện nhiều vụ tấn công mạng nhằm vào các cơ quan chính trị, tổ chức phi chính phủ tại các nước châu Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.